Bệnh tăng động

Trẻ nghịch ngợm không nghe lời – 8 lời khuyên hữu ích cho cha mẹ

Ngày đăng: 7 Tháng Mười, 2024
Rate this post

Trẻ quá hiếu động, nghịch ngợm không nghe lời hoặc có hành vi chống đối cha mẹ là điều bất cứ cha mẹ nào cũng lo lắng. Lúc này cha mẹ nên có những biện pháp dạy dỗ, uốn nắn các con để tránh ảnh hưởng đến hành vi, tính cách của con sau này.

Trẻ nghịch ngợm không nghe lời, có cần đi khám không?

Theo các chuyên gia Tâm thần học, cha mẹ cần để ý các hành động của con để phân biệt trẻ nghịch ngợm, hiếu động với chứng tăng động giảm chú ý. Nếu trẻ có ít nhất 6 trong các triệu chứng dưới đây và các triệu chứng này kéo dài ít nhất 6 tháng trở lên thì cha mẹ nên đưa trẻ đến chuyên khoa Tâm thần để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị sớm:

– Trẻ cử động chân tay liên tục, thường xuyên ngọ nguậy vặn vẹo chân tay, quay trước ngó sau trong lớp học khoặc khi ngồi chơi

– Không chịu ngồi yên một chỗ, thường tự ý đi ra đi vào khi chưa được cho phép

– Trẻ thường xuyên chạy nhảy, leo trèo quá mức trong mọi tình huống, bất chấp nguy hiểm

– Luôn phát ra tiếng động, tiếng ồn, khó khăn trong việc giữ yên lặng dù ở bất cứ đâu

– Dễ nổi cáu, nổi nóng vô cớ, trẻ có hành vi gây hấn với bạn bè đồng trang lứa

– Hấp tấp, vội vàng, thường nói leo hoặc ngắt lời người khác khi đang nói chuyện

– Cử động chân, tay liên tục không ngồi chịu ngồi yên

– Leo trèo quá mức trong mọi tình huống bất chấp nguy hiểm

– Khó khăn trong việc giữ yên lặng dù ở bất cứ đâu

– Rất dễ sao nhãnh bởi các yếu tố xung quanh, khó tập trung học tập, thường xuyên lãng quên các hoạt động hàng ngày.

Trẻ leo trèo bất chấp nguy hiểm có thể là 1 trong những dấu hiệu tăng động giảm chú ý

Trẻ leo trèo bất chấp nguy hiểm có thể là 1 trong những dấu hiệu tăng động giảm chú ý

8 lời khuyên hữu ích dành cho cha mẹ khi trẻ nghịch ngợm không nghe lời

Cần rõ ràng và nhất quán với con

Cha mẹ cần kiên nhẫn, đưa ra quy tắc rõ ràng, nghiêm túc với con. Nếu cha mẹ đưa ra hình phạt không cho xem phim hoạt hình nữa thì không nên vì trẻ mè nheo nên lại mềm lòng cho xem. Vì như vậy trẻ sẽ không còn sợ khi biết mình làm sai, khi bị phạt con mè nheo đòi hỏi thì vẫn được.

Nói không với đòn roi khi dạy trẻ

Khi trẻ nghịch ngợm không nghe lời, cha mẹ nên nhắc nhở, khuyên nhẹ nhàng để trẻ tự nhận ra lỗi lầm và tự sửa chữa tốt hơn. Đòn roi có thể sẽ ảnh hưởng đến tinh thần của trẻ, có thể khiến trẻ càng bốc đồng, phát sinh hành vi chống đối cha mẹ nhiều hơn.

Không nên dùng đòn roi dạy bảo trẻ khi trẻ nghịch ngợm

Không nên dùng đòn roi dạy bảo trẻ khi trẻ nghịch ngợm

Cha mẹ cần kiểm soát cảm xúc của chính mình

Cha mẹ không nên trút bỏ những cảm xúc tiêu cực, mệt mỏi, cáu gắt lên con khi trẻ mắc lỗi. Hãy bình tĩnh, kiên nhẫn xử lý tình huống, trẻ dễ ấn tượng với hành vi của bạn và trẻ sẽ học theo cách hành xử và thể hiện tương tự trong mọi tình huống.

Khuyến khích những hành động đúng của trẻ

Cha mẹ nên có những lời khen, phần thưởng mà trẻ yêu thích khi trẻ có cách ứng xử đúng đắn, có hành vi tốt. Điều này sẽ giúp trẻ có thêm động lực cố gắng làm nhiều việc tốt hơn nữa. Bên cạnh đó, nếu trẻ có hành vi chưa đúng mực, cha mẹ nên dạy bảo nhẹ nhàng với con, hạn chế mắng/ dùng đòn roi với con.

Con cần hạn chế tiếp xúc với thiết bị điện tử

Việc con tiếp xúc thiết bị điện tử quá sớm rất dễ ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ, nếu trẻ xem nhiều những chương trình, trò chơi điện tử mang tính bạo lực. Do vậy, cha mẹ nên để ý và hạn chế con tiếp xúc với những trò chơi không phù hợp hoặc xem những chương trình ảnh hưởng xấu tới trẻ.

Hãy cho trẻ biết hậu quả nên trẻ nghịch ngợm không nghe lời

Ba mẹ nên cho trẻ biết khi trẻ không nghe lời, quá nghịch ngợm sẽ để lại hậu quả gì, để trẻ biết được hậu quả và có trách nhiệm hơn với hành động của mình. Tuy nhiên khi trẻ quá nghịch ngợm gây ra sự cố, cha mẹ không nên quát con mà nên giữ bình tĩnh, hãy để con đối mặt với hậu quả và tự sắp xếp mọi thứ.

Cha mẹ nên tâm sự nhiều với con hơn, trở thành người bạn của con

Đây có lẽ là yếu tố quan trọng nhất, ba mẹ hãy trở thành người bạn tâm sự, trò chuyện với trẻ, từ đó có thể hiểu rõ tính cách, tâm lý và những khó khăn trẻ đang gặp phải: tâm sự hỏi han chuyện học hành có khó khăn không, hỏi về mối quan hệ bạn bè của trẻ… Từ đó có thể thấu hiểu và đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp con đối mặt với tình huống trong cuộc sống.

Cha mẹ trở thành người bạn tâm sự cũng giúp trẻ bớt hiếu động

Cha mẹ trở thành người bạn tâm sự cũng giúp trẻ bớt hiếu động

Sử dụng kết hợp sản phẩm thảo dược

Bên cạnh việc đi khám và sử dụng thuốc bác sĩ kê đơn, những biện pháp dạy bảo tại nhà thì cha mẹ nên kết hợp sử dụng thêm Thực phẩm chức năng Egaruta có chứa An tức hương, Câu đằng, cùng các dưỡng chất bổ não GABA, Taurine, Magie.

Những thảo dược này đã được chứng minh có tác dụng trấn kinh, an thần, ổn định hoạt động điện não, giúp trẻ giảm bớt sự hiếu động, nghịch ngợm, ngoan ngoãn hơn và nghe lời cha mẹ hơn.

Trẻ nghịch ngợm không nghe lời có lẽ là nỗi lo chung của các bậc cha mẹ, tuy nhiên ba mẹ nên sát sao với con yêu hơn, dành nhiều thời gian chia sẻ, tâm sự, làm bạn để hiểu rõ tâm tư tình cảm các con hơn. Nếu còn bất cứ thắc mắc, băn khoăn nào hãy liên hệ tới số 024.3775.90510972.032.029 để được các chuyên gia hỗ trợ trực tiếp.

Tham khảo thêm:

Giải pháp từ thảo dược Câu đằng, An tức hương giúp cải thiện chứng tăng động giảm chú ý hiệu quả

Chế độ ăn cho bé tăng động giảm chú ý

Viết bình luận