Bệnh mạch vành

Hiểu rõ 11 yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành để phòng và trị bệnh hiệu quả

Ngày đăng: 29 Tháng Mười Hai, 2021
5/5 - (3 bình chọn)

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), mỗi năm có hơn 370.000 người chết vì bệnh mạch vành tại Mỹ. Có rất nhiều yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành góp phần vào sự phát triển của căn bệnh này, trong đó có những yếu tố mà bạn có thể kiểm soát được.

Hãy tìm hiểu ngay để lên kế hoạch phòng ngừa và điều trị bệnh đúng cách, đẩy lui mọi nguy cơ phát triển bệnh mạch vành.

Các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành không thể kiểm soát

Mặc dù không thể thay đổi các yếu tố nguy cơ này, nhưng bạn có thể theo dõi sự tác động của chúng đối với sự phát triển của bệnh mạch vành.

Nhiều yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành cần được kiểm soát tốt

Tuổi và giới tính

Nguy cơ mắc bệnh mạch vành ở phụ nữ tăng lên sau tuổi 55 và nam giới là sau tuổi 45. Những thay đổi diễn ra trong cơ thể khi bạn già đi sẽ khiến bệnh tim dễ phát triển. Chẳng hạn như, thành động mạch từ trơn nhẵn sẽ trở nên thô ráp, kém đàn hồi, dễ bị tổn thương và lắng đọng canxi, cholesterol… Kết quả là hình thành nên các mảng vôi hóa, xơ vữa trong lòng mạch.

Chủng tộc

Bệnh mạch vành có tỷ lệ mắc phải cao tại một số chủng tộc như người Ấn gốc Mỹ, người bản xứ Alaska, người Mỹ gốc Á, dân đảo Thái Bình Dương…

Sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh ở những chủng tộc này có liên quan đến việc tăng tỷ lệ huyết áp cao, béo phì và đái tháo đường. Đây đều là những yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành quan trọng góp phần vào sự phát triển của mảng xơ vữa động mạch.

Tiền sử gia đình

Theo Liên đoàn Tim mạch Thế giới, nguy cơ mắc bệnh mạch vành của bạn sẽ tăng lên nếu một thành viên thân thiết trong gia đình cũng mắc phải bệnh này. Cụ thể là nguy cơ sẽ tăng lên nếu cha hoặc anh trai được chẩn đoán bệnh trước tuổi 55, mẹ hoặc chị gái được chẩn đoán bệnh trước  tuổi 65.

Các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành có thể kiểm soát

Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), bạn hoàn toàn có thể thay đổi 8 yếu tố nguy cơ rủi ro chính sau đây:

Hút thuốc lá

Ngay cả khi bạn không có yếu tố nguy cơ nào khác thì việc hút thuốc lá cũng đủ để làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Nếu bạn có nhiều yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành cùng tồn tại thì hút thuốc có thể làm nguy cơ mắc bệnh theo cấp số nhân.

Việc hút thuốc đặc biệt nguy hiểm nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh tim hoặc bạn đang dùng thuốc tránh thai.

Khói thuốc chứa nhiều độc chất gây tổn thương mạch vành

Khói thuốc chứa nhiều độc chất gây tổn thương mạch vành

Rối loạn mỡ máu

Nồng độ LDL – Cholesterol tăng cao và HDL – Cholesterol giảm thấp sẽ làm tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa trong lòng động mạch. Mức độ rủi ro tăng lên nếu nồng độ chất béo trung tính triglycirecid cũng ở mức cao.

Huyết áp cao

Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành rất quan trọng. Áp lực của máu tác động trên thành mạch quá lớn có thể gây tổn thương mạch máu, chính là nơi khởi phát hình thành mảng xơ vữa gây tắc nghẽn động mạch.

Béo phì, thừa cân

Thừa cân hoặc béo phì thường được đánh giá dựa trên chỉ số khối cơ thể (BMI). Giá trị BMI lý tưởng nên nằm trong khoảng từ 18,5 đến 24,9. Những người có BMI từ 25 trở lên, đặc biệt nếu có vòng eo quá cỡ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh mạch vành.

Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) khuyến cáo, phụ nữ cần kiểm soát vòng eo dưới 89cm và nam giới là dưới 102cm.

Đái tháo đường

Đái tháo đường là tình trạng cơ thể không thể sử dụng insulin (hormon chuyển hóa đường) đúng cách hoặc không thể tạo đủ insulin, kết quả là sẽ có quá nhiều glucose trong máu. Các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành khác thường đi kèm với bệnh tiểu đường tuýp 2 là béo phì và cholesterol cao.

Lười vận động thể chất

Những người lười tập thể dục, đặc thù công việc thường phải ngồi 1 chỗ chẳng hạn như dân văn phòng, công nhân… có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề sức khỏe như huyết áp cao, mỡ máu cao, tiểu đường. Vì vậy, lười vận động cũng được coi là yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành.

Chế độ ăn thiếu khoa học

Ăn quá nhiều thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa như thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn, thịt trâu…), chất béo chuyển hóa có trong dầu mỡ tái sử dụng nhiều lần, muối và đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành.

Ăn uống thiếu khoa học là yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành có thể thay đổi

Ăn uống thiếu khoa học là yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành có thể thay đổi

Căng thẳng, lo âu

Căng thẳng, lo âu không được giải tỏa trong cuộc sống có thể làm gia tăng giải phóng các hormon gây áp lực cho tim, tổn thương các động mạch và làm trầm trọng thêm các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành khác.

Làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh mạch vành?

Một lối sống lành mạnh có thể giúp bạn loại bỏ các yếu tố nguy cơ bệnh mạch thay đổi được, giữ cho động mạch luôn khỏe mạnh và sạch mảng bám. Vì vậy, để ngăn ngừa bệnh mạch vành hiệu quả, bạn hãy thực hiện theo những lời khuyên hữu ích sau:

– Dùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Chuyên gia Tim mạch khuyên bạn nên lựa chọn sản phẩm có chứa thành phần thảo dược có tác dụng hạ áp, giảm mỡ máu, tăng tính bền thành mạch và chống xơ vữa như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá… để kiểm soát tốt hơn các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành như mỡ máu cao, tăng huyết áp…

– Bỏ hút thuốc, tránh xa môi trường có khói thuốc.

– Khám tim mạch định kì ít nhất mỗi năm 1 lần để tầm soát bệnh mạch vành tốt hơn.

– Duy trì hoạt động thể chất thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày.

– Thực hiện chế độ ăn ít chất béo, ít muối, nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt.

– Duy trì cân nặng hợp lý với chế độ ăn kiêng và luyện tập khoa học.

– Giảm căng thẳng bằng cách sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, tham gia các hoạt động giải trí như nghe nhạc, xem phim… hoặc trò chuyện cùng người thân.

Hiểu được các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành có thể kiểm soát sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc lên kế hoạch tự chăm sóc và phòng ngừa bệnh mạch vành hiệu quả. Nếu có bất kì băn khoăn về bệnh mạch vành cần được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ tổng đài (024).3775.90510972.032.029 để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm:

Bệnh mạch vành nên ăn gì, uống gì? – 15 thực phẩm tốt nhất cho bạn.

97% người bệnh mạch vành hài lòng về thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa Bồ hoàng, Đỏ ngọn.

Dược sĩ Mạnh Hùng

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo: healthline.com

Viết bình luận