Bệnh mạch vành

Xơ vữa động mạch chân – Nguyên nhân gây tàn phế ít ai biết đến

Ngày đăng: 23 Tháng Mười Hai, 2020
5/5 - (1 bình chọn)

Nếu đột nhiên cảm thấy đau nhức chân, chuột rút thường xuyên và màu sắc da chân thay đổi bất thường thì hãy cẩn trọng vì rất có thể đó là dấu hiệu của xơ vữa động mạch chân – căn bệnh tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy dành ngay 3 phút để nắm rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp tối ưu để điều trị căn bệnh này ngay sau đây.  

Nguyên nhân gây xơ vữa động mạch chân

Xơ vữa động mạch chân là tình trạng xuất hiện các mảng xơ vữa tích tụ trong lòng mạch làm giảm lưu lượng máu giàu oxy đến chân. Mảng xơ vữa được cấu tạo từ cholesterol, canxi và các chất thải trong máu lắng đọng và “bồi đắp” dần theo thời gian. Khi mảng xơ vữa phát triển quá dày và nứt vỡ, cục máu đông sẽ hình thành làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch. Nếu không được xử trí sớm có thể dẫn đến hoại tử chân.      

Các yếu tố nguy cơ góp phần gây xơ vữa động mạch chân là:

– Bệnh tiểu đường

– Hút thuốc

– Béo phì

– Cao huyết áp

– Tuổi cao, đặc biệt là sau 50 tuổi.

– Mỡ máu cao

– Tiền sử gia đình có người bị xơ vữa động mạch chân, bệnh tim hoặc đột quỵ.

– Nồng độ cao protein phản ứng C hoặc homocysteine.

Xơ vữa động mạch chân làm giảm khả năng vận động của người bệnh

Triệu chứng cảnh báo xơ vữa động mạch chân

Có đến 50% trường hợp xơ vữa động mạch chân không biết họ đã mắc bệnh, nguyên nhân là do đa phần người bệnh không có triệu chứng hoặc bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo, chẳng hạn như:

– Đau chân: Đùi hoặc bắp chân đau nhức khi đi bộ hoặc leo cầu thang. Một số người lại bị đau ở hông.

– Khập khiễng cách hồi: là dấu hiệu rất đặc trưng ở người bệnh xơ vữa động mạch chân. Vì đau chân nên người bệnh chỉ đi được một quãng đường ngắn thì phải dừng lại nghỉ mới có thể đi tiếp nhưng cơn đau lại nhanh chóng xuất hiện trở lại. Những người bị xơ vữa động mạch chân nặng thường chỉ đi được dưới 200m.     

– Chân tê, yếu, hay bị chuột rút.

– Bàn chân hoặc cẳng chân lạnh.

– Rụng lông ở bàn chân và chân.

– Móng chân giòn, dễ gãy, mọc chậm.

– Xuất hiện các vết loét ở chân, bàn chân, mất nhiều thời gian để chữa lành vết thương.

– Da chân trở nên bóng hoặc chuyển sang màu tái xanh.

– Khó bắt mạch ở chân hoặc bàn chân.

Chẩn đoán xơ vữa động mạch chân

Nếu nghi ngờ bạn bị xơ vữa động mạch chân, bác sĩ sẽ tiến hành một số phương pháp sau để chẩn đoán bệnh chính xác: 

– Chỉ số cánh tay – mắt cá chân: Đây là phương pháp phổ biến nhất để chẩn đoán xơ vữa động mạch chân. Bác sĩ sẽ so sánh huyết áp ở mắt cá chân với huyết áp ở cánh tay, nếu hiệu số chênh lệch dưới 1 hoặc trên 1.3 thì có thể bạn đã mắc bệnh.

– Siêu âm Doppler: là phương pháp không xâm lấn cho phép bác sĩ quan sát hình ảnh bên trong động mạch chân và đo lưu lượng máu để phát hiện tình trạng tắc nghẽn động mạch.

– Chụp cắt lớp vi tính (CT): là một xét nghiệm không xâm lấn khác giúp quan sát hình ảnh các động mạch chân, đặc biệt hữu ích cho những người đã đặt máy tạo nhịp tim hoặc đặt stent.

– Chụp mạch cộng hưởng từ (MRA): cung cấp thông tin tương tự như hình ảnh chụp CT.

– Chụp mạch: Chất cản quang sẽ được tiêm vào động mạch và chụp X-quang để hiển thị lưu lượng máu và vị trí tắc nghẽn động mạch. Phương pháp này thường được thực hiện cùng với các can thiệp điều trị xơ vữa động mạch.   

– Siêu âm, chụp mạch máu và xét nghiệm máu: cũng có thể được thực hiện để kiểm tra nồng độ cholesterol, homocysteine ​​và protein phản ứng C trong máu.

Hậu quả của xơ vữa động mạch chân    

Xơ vữa động mạch chân không chỉ gây ra đau đớn, hạn chế khả năng vận động mà còn có thể gây hoại tử, để lại hậu quả nặng nề là phải cắt cụt chân, gây tàn phế vĩnh viễn. Ngoài ra, những người bị xơ vữa động mạch chân còn có nguy cơ cao xuất hiện các mảng xơ vữa tại tim, não… gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ.  

Điều trị xơ vữa động mạch chân    

Điều trị xơ vữa động mạch chân nhằm 2 mục tiêu chính là kiểm soát các triệu chứng để khôi phục khả năng vận động và ngăn chặn sự tiến triển của xơ vữa động mạch trên toàn cơ thể. Để đạt được mục tiêu này cần áp dụng những phương pháp điều trị sau:   

Sử dụng thuốc  

– Thuốc hạ cholesterol máu: Nhóm thuốc được dùng phổ biến nhất là statin. Nồng độ LDL – cholesterol mục tiêu là dưới 100 mg/dL (2.6 mmol/L) và có thể thấp hơn nếu bạn có thêm các yếu tố nguy cơ khác như tiểu đường, hút thuốc…       

– Thuốc hạ áp: Nếu bạn bị huyết áp cao, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giảm huyết áp. Chỉ số huyết áp mục tiêu cho người bệnh xơ vữa động mạch chân là dưới 130/80 mmHg.

– Thuốc trị tiểu đường: giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

– Thuốc ngăn ngừa cục máu đông: Bác sĩ có thể kê đơn liệu pháp aspirin hoặc clopidogrel để ngăn ngừa cục máu đông hình thành gây tắc mạch.   

– Thuốc làm giảm triệu chứng: Thuốc cilostazol tăng lưu lượng máu đến các chi bằng cách giãn mạch và làm loãng máu, nhờ đó giúp cải thiện rõ các triệu chứng đau chân, tê nhức cho người bệnh xơ vữa động mạch chân. Pentoxifylline là một thuốc thay thế cho cilostazol, tác dụng phụ hiếm khi xảy ra với thuốc này nhưng pentoxifylline thường kém hiệu quả hơn cilostazol.         

Để điều trị xơ vữa động mạch chân có thể phải kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau

Sử dụng thảo dược

Để giảm nhanh triệu chứng và phòng ngừa xơ vữa động mạch xuất hiện tại những vị trí khác, người bệnh nên sử dụng những thảo dược có tác dụng ức chế mảng xơ vữa phát triển, tăng tính bền thành mạch và chống cục máu đông như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Natto… Hiện nay các thảo dược này đã có mặt trong những sản phẩm hỗ trợ dạng viên nén tiện dụng. Người bệnh có thể sử dụng kết hợp cùng thuốc tây để rút ngắn thời gian điều trị.  

Phẫu thuật    

Nong mạch

Trong thủ thuật này, một ống thông được luồn trong mạch máu đến đoạn mạch bị xơ vữa. Tại vị trí đó, một quả bóng nhỏ trên đầu ống thông được bơm căng để ép mảng xơ vữa lại. Sau đó, khung lưới bằng kim loại (stent) được đặt lại để giữ động mạch được mở thông.   

Phẫu thuật bắc cầu động mạch

Bác sĩ có thể sử dụng một đoạn mạch máu khỏe mạnh từ bộ phận khác trong cơ thể bạn hoặc mạch máu nhân tạo để làm cầu nối cho phép máu chảy theo một con đường khác, bỏ qua đoạn mạch bị tắc nghẽn. 

Liệu pháp thrombolytic  

Nếu cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch, bác sĩ có thể tiêm thuốc làm tan huyết khối vào động mạch tại điểm có cục máu đông để phá vỡ nó.   

Thay đổi lối sống

Hoạt động thể chất thường xuyên  

Đây là cách điều trị không dùng thuốc hiệu quả nhất. Bác sĩ sẽ đề nghị cho bạn một chương trình tập thể dục có giám sát. Người bệnh có thể bắt đầu bằng những bài tập đơn giản như đi bộ, tập thể dục trên máy chạy bộ 3 lần/tuần để làm giảm các triệu chứng chỉ trong 4-8 tuần. Khi đi bộ cần phải tính đến quãng đường đi thực tế có thể gây đau để xen kẽ những khoảng thời gian nghỉ ngơi cho hợp lý.   

Thay đổi và điều chỉnh chế độ ăn uống

Người bị xơ vữa động mạch chân cần thực hiện chế độ ăn ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol có trong các thực phẩm như thịt đỏ, nội tạng động vật, mỡ động vật… Đồng thời tăng cường bổ sung nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên cám để làm giảm nồng độ mỡ xấu trong máu.  

Ngừng hút thuốc   

Những người thường xuyên hút thuốc có nguy cơ phát triển xơ vữa động mạch chân cao gấp 4 lần so với những người không hút thuốc. Ngừng hút thuốc sẽ giúp làm chậm sự tiến triển của mảng xơ vữa và các biến chứng tim mạch khác.  

Hướng dẫn chăm sóc đôi chân bị xơ vữa động mạch

Lưu thông tuần hoàn máu đến chân bị ngưng trệ sẽ khiến cho những vết thương nhỏ ở chân rất dễ bị nhiễm trùng và chậm lành. Do đó, người bệnh cần chú ý chăm sóc đôi chân theo hướng dẫn sau:

– Rửa chân bằng ngày với xà phòng kháng khuẩn, lau khô và thoa kem dưỡng ẩm để phòng ngừa khô da, nứt nẻ.

– Đảm bảo bàn chân khô thoáng trước khi mang giày, dép để ngăn sự phát triển của vi khuẩn, vi nấm gây bệnh ngoài da.

– Lựa chọn giày tất khô thoáng, không mang giày dép quá chật.

– Kiểm tra bàn chân bằng ngày để phát hiện vết thương và điều trị kịp thời để tránh nhiễm trùng lan rộng.

– Cắt ngắn móng chân.

Hy vọng rằng, những thông tin hữu ích trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh xơ vữa động mạch chân và biết cách chăm sóc để bảo vệ đôi chân của mình. Mọi thắc mắc cần được tư vấn hỗ trợ thêm, bạn vui lòng để lại bình luận hoặc liên hệ đến tổng đài (024).3775.90510972.032.029 để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm:

Sản phẩm thảo dược dành cho người bệnh xơ vữa động mạch chứa Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Natto

 8 thực phẩm tốt nhất dành cho người xơ vữa động mạch

 

Dược sĩ Mạnh Hùng

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/peripheral-vascular-disease

https://www.medicalnewstoday.com/articles/188939

Viết bình luận