Đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng

Viêm mí mắt – Hướng dẫn nhận biết và chữa bệnh hiệu quả

Ngày đăng: 29 Tháng Mười, 2021
Rate this post

Theo thống kê, trên 40% người đến khám tại các chuyên gia nhãn khoa đều có biểu hiện viêm mí mắt. Đáng lo ngại là căn bệnh này nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm tổn hại thị lực nghiêm trọng. Các thông tin sau đây chính là cẩm nang giúp bạn nhận biết sớm bệnh lý này để bảo vệ được đôi mắt sáng khỏe mỗi ngày.

Viêm mí mắt – bệnh nhiễm trùng không thể coi thường

Mí mắt chính là các nếp gấp da có chứa hàng lông mi giúp che chắn và bảo vệ mắt khỏi gió bụi, dị vật bên ngoài môi trường. Tại gốc lông mi là các nang lông có chứa tuyến dầu. Khi các tuyến dầu bị nhiễm trùng hay tắc nghẽn sẽ gây viêm mí mắt (viêm bờ mi).

Tùy vào vị trí bệnh mà viêm mí mắt được chia thành 2 dạng là viêm mí mắt trước (viêm vùng rìa mí mắt ngoài, nơi có chứa hàng lông mi) và viêm mí mắt sau (viêm vùng mép mí mắt trong, nơi tiếp xúc với khối mắt).

Nhận biết viêm mí mắt qua các dấu hiệu điển hình

Viêm mí mắt thường gây cảm giác khó chịu và người bệnh có thể dễ dàng phát hiện sớm thông qua các dấu hiệu sau đây:

– Cộm và ngứa mí mắt

– Sưng đỏ và nhức mí mắt

– Nhìn thấy các mảnh vụn nhỏ trắng hay ngà vàng ở vùng chân của lông mi

– Nóng rát mắt, chảy nước mắt kèm nhèm

– Nặng mí mắt, khó mở mắt

– Rụng lông mi

– Khô mắt, dễ chói mắt

– Nhìn mờ, giảm thị lực

Viêm mí mắt thường gây sưng đỏ, cộm ngứa mắt và chảy nước mắt

Viêm mí mắt thường gây sưng đỏ, cộm ngứa mắt và chảy nước mắt

Nguyên nhân gây viêm mí mắt

Viêm mí mắt có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, phổ biến hơn cả là:

– Tuyến dầu ở mí mắt bị tắc nghẽn

– Ký sinh trùng điển hình nhất là ve Demodex tấn công

– Nhiễm vi khuẩn, nấm hay virut

– Bị dị ứng do tiếp xúc với phấn hoa, lông thú nuôi, mạt bụi, hóa chất…

– Biến chứng từ bệnh viêm da tiết bã, chàm, hồng ban, vảy nến, gàu…

Ngoài ra, viêm mí mắt thường kết hợp cùng khô mắt, do vậy theo một số nhà nghiên cứu, khô mắt mạn tính cũng có thể là nguyên nhân gây viêm mí mắt hoặc ngược lại.

Viêm mí mắt có nguy hiểm không?

Viêm mí mắt chỉ gây khó chịu và không ảnh hưởng nhiều đến tầm nhìn. Tuy nhiên nếu để lâu hoặc tái phát nhiều lần, viêm mí mắt có thể gây phát sinh các biến chứng nguy hiểm, làm tổn hại thị lực nặng như lẹo, chắp, lông quặm, viêm giác mạc, bờ mi và sụn mi biến dạng, khô mắt mạn tính, tăng nhãn áp…

Mặt khác, tỷ lệ người trẻ tuổi cao bị viêm mí mắt cao gấp nhiều lần so với người lớn tuổi mà những người trẻ thì thường chủ quan nên bệnh dễ trở nặng dẫn đến những biến chứng đáng tiếc.

Viêm mí mắt bao lâu thì khỏi?

Viêm mí mắt hoàn toàn có thể chữa khỏi nhưng thời gian là bao lâu thì còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, cách thức chữa trị và thói quen chăm sóc mắt của từng người bệnh, có thể là 1 tuần, 2 tuần hoặc vài tháng.

Viêm mí mắt có thể trị khỏi nếu áp dụng đúng cách trị

Viêm mí mắt có thể trị khỏi nếu áp dụng đúng cách trị

Điều trị đúng cách kết hợp bổ sung vi chất dinh dưỡng có thể giúp viêm mí mắt khỏi hẳn, không tái phát chỉ sau vài tuần. Gọi ngay đến tổng đài (024).3775.9051 – 0972.032.029 để được chuyên gia nhãn khoa tư vấn chi tiết giải pháp.

Các phương pháp điều trị viêm mí mắt

3 cách chữa viêm mí mắt ngay tại nhà

Rất nhiều trường hợp, viêm mí mắt có thể được trị khỏi chỉ bằng những biện pháp đơn giản sau đây:

– Vệ sinh, tẩy tế bào chết vùng mí mắt: Dùng khăn, gạc sạch thấm nước ấm và chườm lên mí mắt. Sau đó pha loãng dầu gội trẻ em hay dung dịch rửa chuyên dụng cho mí mắt bằng nước ấm, dùng khăn sạch hoặc tăm bông thấm dung dịch này và chà rửa mí mắt, lông mi nhẹ nhàng để loại bỏ da chết, bụi bẩn, ve Demodex, vi khuẩn…

– Bổ sung Omega-3, Palmatin (Hoàng đằng), Kẽm qua viên uống bổ mắt: Những dưỡng chất này có tác dụng ổn định hoạt động của các tuyến dầu, kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên, do vậy khi bổ sung đầy đủ sẽ giúp giảm bớt biểu hiện sưng đỏ, cộm rát mắt nhanh, đồng thời giảm nguy cơ tái phát bệnh.

Người bệnh có thể lựa chọn các sản phẩm bổ mắt chuyên biệt có chứa đủ loại dưỡng chất này và uống liên tục trong thời gian khoảng 3 tháng để bảo vệ mắt tốt nhất.

– Chớp mắt đều đặn: Chớp mắt sẽ kích thích tuyến dầu tại mí mắt tiết ra ổn định hơn, tránh tắc nghẽn và giảm nguy cơ viêm mí mắt trở nặng. Do vậy, người bệnh cần chú ý chớp mắt thường xuyên, đặc biệt khi đọc sách hay sử dụng thiết bị điện tử, đồng thời hãy luyện chớp mắt nhanh 20 – 30 cái liên tục mỗi ngày 4 lần để đạt hiệu quả tốt.

Cách chữa viêm mí mắt tại bệnh viện

Nếu viêm mí mắt đã nặng, không còn đáp ứng với các biện pháp tại nhà, người bệnh cần đến viện và điều trị theo một số phương pháp sau:

– Vệ sinh mí mắt bằng máy Blephex: loại bỏ vi khuẩn, ve Demodex, da chết khỏi mí mắt và khơi thông dòng chảy của tuyến dầu nếu tắc.

– Xung nhiệt Lipiflow: cung cấp nhiệt làm ấm và mát xa vùng mí mắt để làm tan các chất đang gây tắc nghẽn các nang tuyến dầu.

– Liệu pháp ánh sáng IPL: dùng năng lượng cao từ ánh sáng để làm thông các nang tuyến dầu trên mí mắt, đồng thời nối lại dòng chảy của dầu vào màng phim nước mắt.

– Dùng thuốc kháng sinh chống viêm tại chỗ: giúp loại bỏ vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng nếu viêm mí mắt là do nguyên nhân này gây ra.

Chữa viêm mí mắt bằng liệu pháp ánh sáng IPL nhanh nhưng khá tốn kém

Chữa viêm mí mắt bằng liệu pháp ánh sáng IPL nhanh nhưng khá tốn kém

Viêm mí mắt kiêng gì?

Để quá trình trị viêm mí mắt hiệu quả hơn, người bệnh cần lưu ý kiêng một số hành động sau:

– Trang điểm vùng mí mắt như chuốt mascara, kẻ mi, đánh phấn mắt, gắn mi giả, nối mi.

– Đeo kính áp tròng trong thời gian dài hoặc không vệ sinh kính sạch sẽ.

– Dụi mắt hay đưa tay lên gần mắt khi không vệ sinh sạch sẽ.

– Đi đến nơi ô nhiễm có nhiều rác thải, bụi và vi khuẩn.

– Dùng thực phẩm gây kích thích mắt như đồ ăn cay nóng, bia rượu, thuốc lá…

Viêm mí mắt nên làm gì?

Người bệnh viêm mí mắt nên thực hiện theo một số hướng dẫn sau:

– Vệ sinh mắt và mí mắt sạch sẽ 2 lần sáng tối và khi ra ngoài về

– Trị gàu da đầu và gội đầu thường xuyên để tránh gàu rơi vào mí mắt.

– Vệ sinh sạch sách báo, màn hình thiết bị điện tử thường xuyên trước khi sử dụng.

– Dọn dẹp nhà cửa, nơi làm việc thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn, ve bọ, hạn chế chúng xâm nhập gây viêm mí mắt.

– Đeo kính bảo vệ mắt khi đi ra ngoài.

– Giữ nhiệt độ, độ ẩm phòng phù hợp để hạn chế khô mắt hay tắc nghẽn nang tuyến dầu.

Viêm mí mắt rất khó chịu và dễ tái phát, tuy nhiên nếu áp dụng đúng cách trị và trị kịp thời, kết hợp bổ sung vi chất, người bệnh có thể loại bỏ triệt để căn bệnh này và gìn giữ được đôi mắt sáng rõ, khỏe mạnh.

Nếu cần tư vấn thêm về cách chăm sóc mắt hay cách trị viêm mí mắt, bạn hãy gọi điện đến tổng đài: (024).3775.9051 – 0972.032.029 để chuyên gia nhãn khoa hỗ trợ trực tiếp.

Xem thêm:

16 Cách chăm sóc mắt khỏe đơn giản tại nhà

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Minh Nhãn Khang chứa Palmatin từ thảo dược Hoàng đằng

DS: Diệp Chi

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/eye-health/blepharitis#1

https://www.allaboutvision.com/conditions/blepharitis.htm

Viết bình luận