Đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng

Viêm giác mạc cấp: Chớ nên chủ quan kẻo hối hận cả đời!

Ngày đăng: 2 Tháng Ba, 2021
5/5 - (2 bình chọn)

Giác mạc là một mảnh mô mỏng trong suốt có hình vòm nằm phía trước nhãn cầu, cho phép ánh sáng đi vào trong mắt, đóng vai trò ngăn chặn bụi bẩn, vi sinh vật cũng như các mầm bệnh khác tấn công mắt. Cũng chính vì vậy, bộ phận này rất dễ bị tổn thương, nhiễm khuẩn, dẫn đến tình trạng viêm giác mạc cấp.

Dấu hiệu nhận biết viêm giác mạc cấp

Viêm giác mạc cấp thường bắt đầu ở lớp ngoài cùng của giác mạc và lan dần vào bên trong mắt. Nếu không được can thiệp điều trị kịp thời thì viêm có thể lan sâu vào trong mắt, gây giảm thị lực, thậm chí là mù lòa. Người bệnh có thể nhận biết sớm tình trạng viêm giác mạc cấp qua các biểu hiện sau:

– Đau nhức mắt: Mắt đau nhức nhối âm ỉ, từng lúc dội lên, bất cứ một tác động nào cũng làm tăng cảm giác đau (ánh sáng, va chạm).

Mắt đỏ: Đặc biệt đỏ nhiều quanh tròng đen. Đôi khi sẽ thấy một ngấn mủ màu trắng ở trước tròng đen.

– Chảy nước mắt: Khi người bệnh tự mở mắt, hoặc vành mi mắt, nước mắt sẽ chảy giàn giụa.

– Chói, sợ ánh sáng: Người bệnh luôn nhắm nghiền mắt, mi mắt nhắm chặt lại. Trẻ nhỏ thì luôn chúi đầu vào lòng mẹ, không dám mở mắt.

– Mắt nhìn mờ: Thị lực giảm tuỳ theo mức độ của bệnh.

– Xuất hiện đốm trắng to hay nhỏ: ở trên giác mạc, nhưng thường ở trung tâm giác mạc.

Khó mở mí mắt: Vì cảm thấy đau hoặc bị kích ứng

Cảm giác có gì đó trong mắt: Người bệnh cảm thấy mắt cộm cộm, khó chịu như có vật gì đó trong mắt.

Viêm giác mạc cấp thường gây đau nhức mắt, đỏ mắt, hay chảy nước mắt

Nguyên nhân gây viêm giác mạc cấp là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm giác mạc cấp, cụ thể bao gồm:

– Nhiễm trùng: Sự xâm nhập của các vi khuẩn (Pseudomonas aeruginosa và Staphylococcus aureus), virus (Herpes simplex, Adenovirus), nấm (Aspergillus, Candida hoặc Fusarium) hoặc ký sinh trùng (Acanthamoeba) vào giác mạc sẽ khiến cơ thể tự sản sinh các kháng thể, tế bào miễn dịch để tấn công mầm bệnh và kích thích phản ứng gây viêm. Trong đó, viêm giác mạc cấp do virus là phổ biến nhất, viêm do vi khuẩn chiếm tỉ lệ ít hơn và nguyên nhân do ký sinh trùng hay nấm là rất hiếm gặp.

– Chấn thương: Bất kỳ vật gì làm trầy xước hoặc tổn thương bề mặt giác mạc đều gây viêm giác mạc cấp, điều này có thể không gây nhiễm trùng. Nhưng khi bề mặt giác mạc bị tổn thương, sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn hoặc nấm thâm nhập và gây viêm giác mạc thể nhiễm trùng.

– Đeo kính áp tròng: Những người đeo kính áp tròng trong thời gian dài hoặc không vệ sinh sạch sẽ trong quá trình sử dụng có nguy cơ cao gặp tình trạng viêm giác mạc cấp do nhiễm vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng cư trú trên bề mặt của kính áp tròng hay hộp đựng kính.

Một số yếu tố nguy cơ khác: Viêm giác mạc cấp có thể là hậu quả của một số bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp và hội chứng Sjogren gây ra. Lúc này các kháng thể và tế bào miễn dịch trong cơ thể tự tấn công giác mạc gây viêm.

Ngoài ra, tình trạng khô mắt, thiếu hụt vitamin A, dị ứng với mỹ phẩm, không khí ô nhiễm,… tiếp xúc với ánh nắng gay gắt hay nước bẩn chứa vi khuẩn, hoặc do giảm khả năng miễn dịch, sử dụng thuốc nhỏ mắt chứa corticoid trong thời gian dài… cũng là yếu tố gây tăng nguy mắc bệnh viêm giác mạc cấp.

Viêm giác mạc cấp có lây nhiễm từ người này sang người khác không?

Viêm giác mạc cấp có lây nhiễm hay không còn phụ thuộc căn nguyên gây bệnh. Nếu nguyên nhân chỉ là do khô mắt, thiếu vitamin A, dị ứng,… thì bệnh sẽ không lây cho những người xung quanh. Nhưng ngược lại, với trường hợp tác nhân đứng sau là các vi sinh vật thì bệnh có thể truyền nhiễm qua sự tiếp xúc với dịch tiết từ mắt người bệnh. Ngoài ra, đôi khi viêm giác mạc cấp cũng có thể là hệ lụy lây nhiễm của một số tình trạng nhiễm trùng đang diễn ra, chẳng hạn như mụn rộp sinh dục do herpes.

Viêm giác mạc cấp do nhiễm trùng có thể lây truyền từ người này sang người khác

Viêm giác mạc cấp nguy hiểm như thế nào?

Mặc dù, viêm giác mạc cấp hoàn toàn có thể chữa khỏi, nhưng nếu không được nhận biết sớm và điều trị kịp thời thì người bệnh có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như:

– Viêm giác mạc mạn tính.

– Sẹo giác mạc gây cản trở tầm nhìn.

– Nhiễm virus mạn tính hoặc tái phát trên giác mạc.

– Loét giác mạc.

– Giảm thị lực tạm thời hoặc vĩnh viễn

– Mù lòa vĩnh viễn.

Các phương pháp điều trị viêm giác mạc cấp

Điều trị viêm giác mạc cấp tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ biểu hiện bệnh. Nếu chỉ là chấn thương nhẹ như xước giác mạc, người bệnh có thể chỉ phải sử dụng nước mắt nhân tạo, kết hợp cùng kháng sinh mỡ tra mắt hoặc nhỏ trực tiếp vào mắt. Ngoài ra:

– Viêm giác mạc cấp do vi khuẩn: Nếu viêm ở mức độ nhẹ thì chỉ cần sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng khuẩn, còn nhiễm trùng từ mức độ trung bình đến nặng, bạn có thể cần dùng thêm thuốc kháng sinh đường uống để loại bỏ vi khuẩn.

– Viêm giác mạc cấp do nấm: Thường cần dùng các thuốc nhỏ mắt và các thuốc uống chống nấm.

– Viêm giác mạc cấp do virus: Người bệnh sẽ phải sử dụng thuốc nhỏ hoặc thuốc uống kháng virut.

– Viêm giác mạc cấp do ký sinh trùng: Là tình trạng khó điều trị nhất, mức độ nhẹ có thể cải thiện nhờ một số kháng sinh nhỏ mắt, nhưng nhiều bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng có khả năng kháng thuốc, những trường hợp này có thể phải ghép giác mạc.

Phòng ngừa viêm giác mạc cấp bằng liệu pháp tự nhiên

Viêm giác mạc cấp có thể được ngăn chặn ngay từ đầu nếu bạn chăm sóc tốt cho đôi mắt bằng cách:

– Đeo kính bảo hộ khi công việc của bạn có nguy cơ ảnh hưởng đến mắt (ví dụ: làm việc trong phòng thí nghiệm, xưởng gỗ…)

– Sử dụng kính mát khi đi ra ngoài, tránh để mắt tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời

– Hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như mỹ phẩm, không khí ô nhiễm,…

– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với thực phẩm giàu vitamin A như hải sản, dầu gan cá tuyết, cà rốt, khoai lang, bí, rau có màu xanh thẫm, ớt chuông, đu đủ,…

– Hạn chế đưa tay lên mắt và không tự ý dùng thuốc nhỏ mắt mà không có chỉ định của bác sĩ.

– Bảo quản, vệ sinh cũng như sử dụng kính áp tròng đúng cách:

+ Rửa tay với nước sạch cùng xà phòng và lau khô trước khi đưa tay lên mắt hoặc chạm vào kính áp tròng

+ Tuyệt đối không đeo kính áp tròng khi ngủ, tắm hoặc đi bơi

+ Ngoài dung dịch chuyên dụng, không rửa kính áp tròng với bất kỳ dung dịch nào khác, bao gồm cả nước máy

– Sử dụng những viên uống bổ mắt có chứa hoạt chất kháng sinh tự nhiên như Hoàng đằng, cùng các dưỡng chất thiết yếu cho mắt như Alpha lipoic acid, Lutein, Zeaxanthin,… nhằm bảo vệ giác mạc, ngăn chặn tình trạng viêm tái diễn, nhờ vậy rút ngắn thời gian điều trị, hạn chế nguy cơ tác dụng phụ do dùng thuốc tây dài ngày.

Kháng sinh tự nhiên từ thảo dược Hoàng đằng giúp ngăn chặn viêm giác mạc hiệu quả

Xem thêm:

Viên uống bổ mắt giúp ngăn chặn và cải thiện tình trạng viêm giác mạc cấp hiệu quả

Viêm giác mạc cấp mặc dù không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không sớm điều trị có thể gây nhiều biến chứng, bởi vậy cần sớm nhận biết và điều trị kịp thời. Và nếu còn điều gì thắc mắc, vui lòng gọi điện thoại đến số 024.3775.9051 0972.032.029 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp!

Dược sĩ Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.medicinenet.com/keratitis/article.htm

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/keratitis/symptoms-causes/syc-20374110

Viết bình luận