Đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng

Viêm dây thần kinh thị giác – Cách nhận biết và điều trị

Ngày đăng: 20 Tháng Mười Hai, 2021
Rate this post

Trong mắt có hơn 1 triệu dây thần kinh thị giác và chúng rất dễ bị viêm, làm giảm thị lực nhanh chóng, thậm chí mù lòa chỉ sau vài tuần. Hiểu rõ sự nguy hiểm này, ngay sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các thông tin quan trọng về viêm dây thần kinh thị giác để giúp bạn chủ động nhận biết và phòng ngừa từ sớm.

Viêm dây thần kinh thị giác là gì?

Viêm dây thần kinh thị giác (viêm thị thần kinh) là bệnh mắt xảy ra khi dây thần kinh thị giác – bó sợi truyền thông tin thị giác từ mắt đến não bị sưng (viêm) và tổn thương lớp bảo vệ (myelin) bao ngoài chúng.

Viêm dây thần kinh thị giác có thể xảy ra ở một hoặc hai mắt, làm giảm thị lực với các mức độ nặng, nhẹ khác nhau.

Dấu hiệu cảnh báo viêm dây thần kinh thị giác

Các triệu chứng phổ biến của viêm dây thần kinh thị giác bao gồm:

– Cảm giác đau âm ỉ vùng hốc mắt, đau tăng lên khi chuyển động mắt.

– Một bên mắt không nhìn thấy gì trong vài tuần đến vài tháng hoặc thậm chí là vĩnh viễn.

Nhìn mờ vùng trung tâm hoặc ngoại vi của hình ảnh.

– Giảm khả năng nhận thức về màu sắc, thấy màu sắc kém sống động, rực rỡ như bình thường.

– Thấy ánh sáng nhấp nháy hoặc đốm lóe sáng khi mắt chuyển động.

Nguyên nhân gây viêm dây thần kinh thị giác

Bệnh thường xuất hiện do hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể tấn công “nhầm” và tiêu diệt màng bao myelin (lớp vỏ bảo vệ ngoài của dây thần kinh thị giác). Các tình trạng tự miễn dịch thường liên quan đến viêm dây thần kinh thị giác là đa xơ cứng, viêm tủy thị thần kinh, Rối loạn kháng thể MOG

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như giảm lưu lượng máu về mắt hoặc tiếp xúc vi khuẩn, hóa chất độc hại cũng có thể gây viêm dây thần kinh thị giác. Cụ thể như sau:

– Nhiễm trùng Toxoplasmosis

– Nhiễm virus herpes, quai bị, sởi…

– Viêm xoang

– Nhiễm hóa chất ethambutol, methanol

– Ngộ độc rượu, hút thuốc lá

– Thiếu chất dinh dưỡng thiết yếu cho mắt

Viêm dây thần kinh thị giác chủ yếu do phản ứng tự miễn của cơ thể

Viêm dây thần kinh thị giác chủ yếu do phản ứng tự miễn của cơ thể

Đối tượng dễ bị viêm dây thần kinh thị giác

Nếu có các yếu tố sau, bạn cần chú ý chăm sóc mắt thường xuyên vì có nguy cơ cao bị viêm dây thần kinh thị giác.

– Tuổi từ 20 đến 40

– Giới tính nữ

– Có màu da trắng

– Gia đình có người bị viêm dây thần kinh thị giác

Cách chẩn đoán viêm dây thần kinh thị giác

Việc chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng người bệnh gặp phải, kết hợp:

– Soi đáy mắt: Khi bị viêm dây thần kinh thị giác, soi đáy mắt sẽ thấy đĩa thị giác bị sưng phồng lên.

– Thử nghiệm phản xạ ánh sáng đồng tử: Viêm dây thần kinh thị giác sẽ khiến đồng tử không thể co lại nhiều như đồng tử ở mắt bình thường khi tiếp xúc với ánh sáng.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được chỉ định chụp cộng hưởng từ, xét nghiệm máu, chụp cắt lớp quang học, kiểm tra thị trường trực quan….

Cách chữa trị viêm dây thần kinh thị giác

Với sự phát triển của y học, viêm dây thần kinh thị giác đã có thể điều trị được theo các phương pháp sau:

– Tiêm thuốc steroid: Steroid thường được tiêm vào tĩnh mạch để làm giảm phản ứng viêm tại dây thần kinh thị giác. Phương pháp này giúp phục hồi thị lực nhanh, tuy nhiên có thể gây ra một số tác dụng phụ như đỏ bừng mặt, đau dạ dày, mất ngủ, loãng xương, thay đổi tâm trạng…

– Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp viêm dây thần kinh thị giác do nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh dùng theo đường uống hoặc tiêm để loại bỏ tác nhân gây bệnh. Kháng sinh cũng có thể gây một số ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe như phát ban, tổn thương gan, đau dại dày… nên cần cẩn trọng.

– Liệu pháp trao đổi huyết tương: Khi tiêm steroid mà tình trạng mất thị lực vẫn tiếp tục nặng hơn, người bệnh có thể được chỉ định liệu pháp trao đổi huyết tương.

Phương pháp này có thể giúp phục hồi thị lực cho một số trường hợp nhưng hiệu quả thì phục thuộc đáp ứng của từng người.

Đa số người bệnh viêm dây thần kinh thị giác có thể lấy lại tầm nhìn sau khoảng 6 – 12 tháng điều trị. Tuy nhiên căn bệnh này có tỷ lệ tái phát đến 20% và có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề như tổn thương thần kinh thị giác vĩnh viễn, teo gai thị…

Tiêm steroid là cách điều trị viêm dây thần kinh thị giác phổ biến nhất

Tiêm steroid là cách điều trị viêm dây thần kinh thị giác phổ biến nhất

Giải pháp phòng ngừa viêm dây thần kinh thị giác

Điều trị kịp thời và luôn chăm sóc mắt tốt để dự phòng tái phát chính là cách giúp bảo vệ thị lực, hạn chế tổn hại do viêm dây thần kinh thị giác gây ra. Cụ thể bạn cần lưu ý:

– Không hút thuốc lá

– Hạn chế uống rượu bia

– Hạn chế tiếp xúc môi trường nhiều vi khuẩn, gió bụi

– Cần đeo kính bảo hộ khi tiếp xúc hóa chất

– Ăn uống khoa học để cung cấp đủ dưỡng chất nuôi mắt, chú ý bổ sung rau quả màu đỏ, cam, xanh, vàng.

– Sử dụng viên uống bổ mắt phù hợp. Nên chú ý lựa chọn sản phẩm có chứa các dưỡng chất cần thiết cho mắt, cụ thể là vitamin B2, Kẽm, Alpha lipoic acid, Quercetin và đặc biệt là Palmatin – hoạt chất chống viêm kháng khuẩn tự nhiên từ thảo dược Hoàng đằng để giúp giảm nhanh cảm giác đau nhức, nhìn mờ và ngăn chặn viêm dây thần kinh thị giác tái phát.

Những tổn hại thị lực do viêm thần kinh thị giác là không thể phục hồi. Do vậy, cách duy nhất để gìn giữ ánh sáng cho đôi mắt là nhận biết sớm các triệu chứng và điều trị, chăm sóc mắt kịp thời. Nếu cần tư vấn chi tiết hơn, bạn hãy gọi đến tổng đài 0972032029 hoặc (024) 3775 9051 để được chuyên gia hỗ trợ trực tiếp.

Xem thêm:

Mẹo chăm sóc mắt đơn giản hiệu quả tại nhà

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Minh Nhãn Khang chứa thảo dược Hoàng đằng

DS. Diệp Chi

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Viết bình luận