Bệnh mạch vành

Triệu chứng thiếu máu cơ tim – Nhận biết sớm để trị hiệu quả

Ngày đăng: 24 Tháng Ba, 2021
5/5 - (4 bình chọn)

Triệu chứng thiếu cơ tim không chỉ đơn giản là cơn đau thắt ngực. Biểu hiện của căn bệnh này rất đa dạng và còn có thể gây nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách phát hiện chính xác căn bệnh này.

Đau thắt ngực – Triệu chứng thiếu máu cơ tim điển hình

Đau thắt ngực là triệu chứng phổ biến và đặc trưng nhất ở người bệnh thiếu máu cơ tim. Cơn đau được mô tả với cảm giác khó chịu ở ngực, căng tức, đau nhức như có vật nặng đè lên ngực hoặc bỏng rát, đau nhói như kim châm. Đau thắt ngực thường khởi phát từ vị trí giữa xương ức, hơi lệch về bên trái và lan sang vai trái, cánh tay, cổ, lưng hoặc hàm trái.

Đau thắt ngực được chia thành 3 dạng với những đặc điểm khác nhau như sau:

– Đau thắt ngực ổn định: là một dạng đau thắt ngực do sự mất cân bằng giữa nhu cầu máu của cơ tim và lượng máu có sẵn. Cụm từ “ổn định” ở đây có nghĩa là cơn đau có tính chất, mức độ và thời điểm xảy ra giống nhau nên có thể dự đoán trước; chẳng hạn như khi vận động gắng sức ở một mức độ nhất định, xúc động mạnh, gặp thời tiết lạnh thì sẽ xuất hiện cơn đau thắt ngực. Khi người bệnh dùng thuốc giãn mạch hoặc nghỉ ngơi thì cơn đau sẽ thuyên giảm.

– Đau thắt ngực không ổn định: có thể bắt đầu xuất hiện hoặc biến chuyển từ cơn đau thắt ngực ổn định. Cơn đau có thể xảy ra bất kì thời điểm nào, ngay cả khi nghỉ ngơi mà không thể dự đoán trước; thường không đáp ứng với thuốc giãn mạch hoặc nghỉ ngơi cũng không làm thuyên giảm cơn đau. Dạng đau thắt ngực này còn được coi là hội chứng mạch vành cấp tính.

– Đau thắt ngực biến thể: còn được gọi là đau thắt ngực Prinzmetal, có nguyên nhân là do động mạch vành bị co thắt làm gián đoạn lưu lượng máu đến nuôi cơ tim. Dạng đau thắt ngực này không phổ biến và hầu như luôn xảy ra khi người bệnh nghỉ ngơi. Nếu tình trạng co thắt mạch vành nghiêm trọng và diễn ra trong thời gian dài có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim.

Đau thắt ngực – Triệu chứng thiếu máu cơ tim điển hình

Một số triệu chứng thiếu máu cơ tim không điển hình khác

Trên thực tế, có những người bị thiếu máu cơ tim nhưng lại không hề trải qua cơn đau thắt ngực, tình trạng này thường gặp ở phụ nữ và những người mắc bệnh tiểu đường lâu năm. Thay vào đó, người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng thiếu máu cơ tim không điển hình khác như:

– Mệt mỏi: Người bệnh cảm thấy mệt mỏi cùng cực, những sinh hoạt đơn giản thường ngày cũng trở nên quá sức.

– Khó thở, hụt hơi: Tim trở nên yếu hơn và không còn đủ khả năng bơm/hút máu trở về như bình thường. Do đó, máu bị ứ lại trong phổi và giảm khả năng thông khí, dẫn đến khó thở. Mức độ khó thở sẽ tăng lên khi người bệnh lo lắng hoặc vận động mạnh.

– Chóng mặt, choáng váng, thậm chí là ngất xỉu: là biểu hiện của thiếu máu lên não do khả năng bơm máu của tim suy giảm khi tim không nhận được đủ máu nuôi dưỡng.

– Tim đập nhanh: cảm giác trống ngực, rung trong lồng ngực.

– Vã mồ hôi lạnh, buồn nôn và nôn mửa: là phản ứng của hệ thần kinh thực vật đối với chứng thiếu máu cục bộ ở cơ tim. Những biểu hiện này có thể xuất hiện cùng nhau hoặc riêng lẻ, dễ gây nhầm lẫn với chứng rối loạn tiêu hóa.

Vã mồ lạnh có thể là triệu chứng thiếu máu cơ tim ở phụ nữ

Giải pháp kiểm soát triệu chứng thiếu máu cơ tim

Sử dụng thuốc

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giảm bớt các triệu chứng thiếu máu cơ tim cho bạn. Những loại thuốc thường được sử dụng là:

– Thuốc chẹn beta: giúp hạ huyết áp, nhịp tim, giảm triệu chứng trống ngực.

– Thuốc chẹn kênh canxi: giúp thư giãn động mạch, từ đó giúp cải thiện lưu lượng máu đến tim và hạ huyết áp.

– Thuốc lợi tiểu: giúp giảm huyết áp, loại bỏ chất lỏng dư thừa trong cơ thể để giảm bớt các triệu chứng như sưng phù chân và khó thở.

Để tăng hiệu quả điều trị của thuốc, người bệnh nên kết hợp sử dụng cùng những thảo dược có hoạt tính giãn mạch, hạ áp, thúc đẩy lưu thông tuần hoàn và chống xơ vữa như Bồ hoàng, Đan sâm, Hoàng bá… Những thảo dược này hiện đã có mặt trong những sản phẩm hỗ trợ dạng viên nén tiện dụng, người bệnh nên dùng duy trì trong thời gian tối thiểu 3 tháng để có kết quả tốt nhất.

Phẫu thuật

Nếu dùng thuốc không mang lại hiệu quả do mạch vành tắc hẹp nặng (từ 70% trở lên), người bệnh có thể cần phải áp dụng một số phương pháp phẫu thuật sau để giảm nhẹ triệu chứng thiếu máu cơ tim:

– Cấy máy tạo nhịp tim, máy khử rung tim: để ổn định nhịp tim, giảm trống ngực, hồi hộp.

– Nong mạch, đặt stent: để mở thông lòng mạch, cải thiện lưu lượng máu trong động mạch vành bị thu hẹp.

– Bắc cầu động mạch vành: Bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng một đoạn mạch máu khỏe mạnh từ bộ phận khác trên cơ thể bạn để tạo cầu nối dẫn máu đến vùng cơ tim bị thiếu máu, nhằm bỏ qua đoạn mạch bị tắc nghẽn.

Điều chỉnh lối sống

Giải pháp điều trị không dùng thuốc này không chỉ giúp bạn kiểm soát triệu chứng thiếu máu cơ tim mà còn ngăn chặn sự tiến triển của bệnh hiệu quả. Chuyên gia Tim mạch khuyên bạn nên:

– Theo dõi huyết áp và nồng độ cholesterol trong máu thường xuyên.

– Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh: ít chất béo bão hòa; giảm natri, đường và các loại tinh bột hấp thu nhanh như gạo trắng, bánh mì trắng… Thay vào đó nên tăng cường bổ sung những thực phẩm tốt cho tim mạch như rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên cám, các loại thịt trắng…

– Tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày, duy trì ít nhất 5 ngày/tuần để tăng cường lưu lượng tuần hoàn máu qua động mạch vành nhằm giảm nhẹ triệu chứng thiếu máu cơ tim.

– Duy trì cân nặng hợp lý bằng cách tập thể dục, ăn kiêng nếu bạn bị thừa cân, béo phì.

– Không hút thuốc lá hoặc lạm dụng ma túy.

Nhận diện sớm triệu chứng thiếu máu cơ tim để chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị kịp thời là điều quan trọng quyết định đến tiên lượng của người bệnh. Hãy lắng nghe cơ thể và báo ngay cho bác sĩ nếu bạn xuất hiện bất kì triệu chứng nào kể trên, đừng để quá muộn!

Xem thêm:

Bồ hoàng – Vị thảo dược đặc biệt ngăn thiếu máu cơ tim tiến triển

Thiếu máu cơ tim nên ăn gì, kiêng ăn gì để ngăn ngừa cơn đau thắt ngực?

Dược sĩ Mạnh Hùng

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.clinicbarcelona.org/en/assistance/diseases/ischemic-heart-disease/symptoms

https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/16821-coronary-artery-disease-symptoms

https://www.healthline.com/health/ischemic-cardiomyopathy#symptoms

Viết bình luận