Chỉ có ai đã làm cha, làm mẹ mới thực sự thấu hiểu được việc chăm con ốm sốt khó khăn, vất vả đến thế nào. Càng lo lắng hơn khi tình trạng sốt cao có thể dẫn đến các cơn co giật tái phát nhiều lần. Vậy thực chất trẻ sốt bao nhiêu độ thì co giật và điều này có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu ngay tại bài viết sau.
Mục lục
Sốt cao co giật là tình trạng thường gặp ở trẻ từ 6 tháng – 5 tuổi, nguyên nhân là do não bộ trẻ chưa thực sự phát triển nên rất nhạy cảm với sự thay đổi thân nhiệt. Tốc độ thay đổi thân nhiệt quá nhanh hoặc trẻ sốt ở mức độ cao trên mức 39 độ C đều có nguy cơ bị co giật. Tuy nhiên, với những trẻ đã có tiền sử sốt cao co giật thì những lần sau, cơn co giật có thể xuất hiện khi trẻ mới chớm sốt (≥ 38.5 độ C), thậm chí trẻ không sốt cũng có thể bị co giật.
Trong cơn, trẻ thường mất cảm giác, giật cả chân tay và toàn bộ cơ thể. Trường hợp ít phổ biến hơn, trẻ xuất hiện cơn co cứng hoặc co giật ở một phần cơ thể (tay, chân,…). Hầu hết các cơn co giật do sốt thường kéo dài từ vài giây đến dưới 5 phút, nhưng cũng có những trường hợp kéo dài trên 15 phút.
Trẻ sốt trên 39 độ C có nguy cơ bị co giật
Trẻ có nguy cơ cao bị co giật do sốt nếu thuộc các trường hợp sau:
– Trẻ sốt cao liên tục và kéo dài do nhiễm virus cúm, cảm lạnh hoặc nhiễm trùng tai, sau tiêm phòng vaccin,…
– Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi có nguy cơ cao bị sốt co giật và phổ biến nhất là trẻ trên 1 tuổi.
– Gia đình có người thân từng bị sốt cao co giật hoặc động kinh.
– Mắc các bệnh lý như viêm não, viêm màng não, bại não, chậm phát triển,…
Sốt co giật nguy hiểm như thế nào?
Sốt cao co giật nếu mới xảy ra một vài lần có thể đánh giá là lành tính, không để lại hậu quả lâu dài cho trẻ. Tuy nhiên, nếu để cơn co giật tái phát nhiều lần, trẻ có nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm sau:
– Tổn thương não bộ: Cơn co giật có thể gây tổn hại đến các tế bào não gây ảnh hưởng đến khả năng vận động, kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ và khả năng ghi nhớ của trẻ.
– Di chứng động kinh: Có khoảng 2 – 2.5% trẻ sốt cao co giật tiến triển thành di chứng động kinh. Tuy nhiên, tỉ lệ này có thể tăng gấp đôi nếu cơn co giật đầu tiên xuất hiện trước 18 tháng tuổi, hoặc trẻ có bất thường trong hệ thần kinh, bị bại não, chậm phát triển hay tiền sử gia đình có người từng mắc bệnh.
– Tai nạn, chấn thương: Cơn co giật không được sơ cứu kịp thời có thể dẫn đến các tai nạn nguy hiểm như té ngã, gãy chân tay, tổn thương não bộ,…
– Mắc các bệnh lý rối loạn hệ thần kinh: Trẻ có tiền sử sốt cao co giật có nguy cơ cao mắc kèm các rối loạn thần kinh khác như tăng động giảm chú ý, rối loạn tic,…
Trẻ sốt cao co giật nhiều lần có nguy cơ tiến triển thành di chứng động kinh
Mỗi khi trẻ ốm sốt, cha mẹ cần chăm sóc trẻ thật tốt bằng cách:
– Thường xuyên đo thân nhiệt của trẻ (2 – 4 tiếng đo 1 lần) và cho con sử dụng thuốc hạ sốt ngay nếu thấy trẻ chớm sốt (37.7 – 38.5 độ C).
– Lưu ý sử dụng thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng, cân nặng, mỗi liều cách nhau 4 – 6 giờ và không được dùng quá 6 liều/ngày. Nếu trẻ buồn nôn, hoặc ngủ li bì, bạn nên sử dụng viên đạn nhét hậu môn để hạ sốt cho trẻ.
– Cân bằng điện giải cho trẻ với Osesol pha theo đúng hướng dẫn.
– Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bằng các loại thực phẩm dễ tiêu, dạng lỏng như cháo, súp cá, gà, bò… cùng các loại rau, củ, quả nhiều vitamin, chất xơ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
– Cho trẻ uống nhiều nước, bú nhiều hơn nếu chưa cai sữa, đồng thời tăng cường bổ sung vitamin C bằng các loại nước ép, sinh tố cam, bưởi, kiwi… giúp tăng cường sức đề kháng.
Việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ mỗi khi ốm sốt là rất cần thiết để giúp con mau chóng hồi phục, tuy nhiên quan trọng hơn cả là cha mẹ cần tìm cách để phòng ngừa cơn co giật tái phát và hạn chế di chứng động kinh. Bởi vậy, chuyên gia khuyến khích phụ huynh tham khảo kết hợp cùng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược tự nhiên như Câu đằng, An tức hương. Bởi những thảo dược này không chỉ có tác dụng trấn kinh an thần mà còn hỗ trợ gia tăng nồng độ chất ức chế GABA nội sinh, ổn định hoạt động điện não, nhờ đó giúp giảm tần số, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật hiệu quả.
Trẻ sốt cao co giật nên kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược
Xem thêm:
Giải pháp thảo dược hàng đầu cho trẻ sốt cao co giật
Hướng dẫn cách sơ cứu khi trẻ bị sốt cao co giật
Chắc hẳn qua bài viết trên các bậc phụ huynh đã có thể tự tìm lời giải đáp chính xác cho câu hỏi “trẻ sốt bao nhiêu độ thì co giật?”, từ đó lựa chọn được giải pháp giúp con yêu ngăn chặn cơn sốt cao co giật và hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Và nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng gọi điện thoại đến số 024.3775.9051 – 0972.032.029 các chuyên gia sẽ tư vấn cho bạn.
Dược sĩ Mai Hoa
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Tin liên quan
Viết bình luận