Bệnh động kinh

Sơ cứu khi trẻ bị sốt co giật – Mách bạn 6 bước đơn giản nhất!

Ngày đăng: 19 Tháng Mười, 2018
5/5 - (13 bình chọn)

Sốt cao co giật là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi. Tuy nhiên mỗi khi nhìn thấy con sốt cao kèm theo những cơn co giật, ắt hẳn không ít phụ huynh cảm thấy hoang mang, lo lắng,…. không biết phải xử trí sao cho đúng. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về cách sơ cứu khi trẻ bị sốt co giật, từ đó có thể chăm sóc trẻ tốt nhất.

Cách sơ cứu khi trẻ bị sốt co giật

Bằng 7 bước đơn giản sau, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể thực hiện sơ cứu khi trẻ bị sốt co giật, nhờ đó giảm thiểu rủi ro, tai nạn cho trẻ.

– Để trẻ nằm ở những nơi bằng phẳng, thoáng khí, sau đó cho trẻ nằm nghiêng sang một bên nhằm tránh đờm, chất nôn chảy ngược lại gây tắc nghẽn đường thở.

– Loại bỏ những vật sắc nhọn gần nơi trẻ nằm.

– Nới lỏng quần áo, đặc biệt là vùng cổ để trẻ dễ thở hơn.

– Dùng khăn ấm lau khắp người trẻ, nhất là vùng lưng, bẹn, nách, cổ, trán,… giúp cơ thể trẻ nhanh hạ nhiệt. Lưu ý chườm ấm ở nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt trẻ khoảng 20 Không chườm đá lạnh vì làm co mạch ngoại vi, nhiệt không thoát ra ngoài được nên không hạ sốt.

– Hạ sốt cho trẻ bằng cách sử dụng viên đạn đặt hậu môn hoặc uống thuốc hạ sốt chứa paracetamol. Cha mẹ chỉ nên dùng thuốc khi sốt từ 38,50C trở lên, nhưng nếu trẻ có tiền sử sốt co giật thì có thể dụng thuốc ngay khi thân nhiệt trẻ từ 37.70 Mỗi lần dùng thuốc cách nhau tối thiểu là 4 – 6 giờ.

– Bổ sung thêm nước: tăng cường cho trẻ bú mẹ/ uống nước hoa quả/ uống thêm dung dịch Orezol để bù nước và điện giải

– Theo dõi thời gian diễn ra cơn co giật, các dấu hiệu về nhịp thở và màu sắc da của trẻ.

Trong sơ cứu khi trẻ bị sốt co giật bạn nên theo dõi nhịp thở, màu sắc da của trẻ

Nếu trẻ có những triệu chứng sau, bạn nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để được xử trí kịp thời:

– Sốt co giật kéo dài trên 5 phút.

– Trẻ bị khó thở, da tím tái.

– Xuất hiện hai cơn co giật trong vòng 24 giờ.

Những sai lầm trong sơ cứu khi trẻ bị sốt co giật

Trong sơ cứu khi trẻ bị sốt co giật, có một số điều bạn cần lưu ý tuyệt đối không nên làm để tránh gây tổn thương cho trẻ, đó là:

– Không nên kìm kẹp, giữ chặt cơ thể trẻ bởi điều này có thể khiến trẻ bị gẫy tay, chân,…

– Không đặt các vật cứng vào miệng trẻ, vì trẻ có thể cắn vỡ chúng gây tắc nghẽn đường thở. Trong trường hợp, cha mẹ lo sợ trẻ cắn vào lưỡi thì có thể mua miếng nệm cao su ở các hiệu thuốc để đặt vào miệng trẻ.

– Không di chuyển trẻ đang trong cơn co giật từ nơi này tới nơi khác, bởi nó có thể khiến cơn tiến triển nặng hơn.

– Không cho trẻ ăn, uống bất cứ thứ gì trong và ngay sau khi cơn co giật xảy ra vì trẻ sẽ rất dễ bị sặc.

Một sai lầm trong sơ cứu khi trẻ bị sốt co giật là cho trẻ uống sữa khi đang lên cơn

Sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không?

Sốt cao co giật ở trẻ nếu mới chỉ xảy ra đôi, ba lần thì có thể đánh giá là lành tính, quá trình điều trị sẽ chú trọng vào việc chăm sóc, sơ cứu khi trẻ bị sốt co giật. Tuy nhiên nếu cơn co giật đã tái diễn nhiều lần, hoặc kéo dài trên 5 phút, trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc di chứng động kinh. Lúc này, cha mẹ cần lưu ý hơn trong quá trình chăm sóc trẻ:

– Ngay khi có dấu hiệu chớm sốt nên cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt, oresol để bù điện giải và chườm khăn ấm.

– Sau cơn sốt cao co giật trẻ thường rất mệt mỏi và buồn ngủ, cha mẹ cần tạo một không gian yên tĩnh, thoáng mát để trẻ được nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe.

– Đến khi tỉnh dậy, bạn có thể cho trẻ bú, uống nước hoặc ăn nhẹ. Những ngày tiếp theo, chế độ ăn uống của trẻ cần được bổ sung các loại thực phẩm dễ tiêu hóa và đầy đủ dưỡng chất.

– Sử dụng sản phẩm chứa thảo dược Câu đằng, An tức hương nhằm hỗ trợ ngăn ngừa sốt co giật tái phát, phòng di chứng động kinh. Các bằng chứng y học hiện đại đã làm sáng tỏ, những hoạt chất sinh học này có thể giúp trấn kinh, an thần, giảm co giật rất hiệu quả. Đồng thời, thảo dược này còn có vai trò như một tiền chất dinh dưỡng, bảo vệ não bộ, giúp trẻ bớt mệt mỏi, nhanh hồi phục sức khỏe sau cơn bệnh.

Thực chất việc sơ cứu khi trẻ bị sốt co giật không hề khó, điều quan trọng là cha mẹ cần bình tĩnh để đưa ra các phương hướng xử trí kịp thời. Hi vọng qua bài viết trên, các bậc phụ huynh đã có thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc chăm sóc trẻ. Và đừng quên liên hệ tới số (024).3775.90510972.032.029 nếu bạn có bất cứ điều gì thắc mắc.

Ds. Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://kidshealth.org/en/parents/febrile-seizures-sheet.html

https://www.stayathomemum.com.au/my-lifestyle/first-aid-how-to-treat-febrile-convulsions/

Viết bình luận