Bệnh tăng động

Trẻ quá hiếu động: Cách nhận biết và phân biệt với chứng tăng động!

Ngày đăng: 14 Tháng Một, 2020
5/5 - (1 bình chọn)

Bạn lo lắng khi con quá hiếu động, nghịch ngợm? Bạn băn khoăn không biết con có mắc chứng tăng động giảm chú ý không và bằng cách nào có thể giúp con kiểm soát những biểu hiện này? Mọi thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp ngay sau đây.

Trẻ quá hiếu động chưa chắc đã là tăng động giảm chú ý

Chỉ với biểu hiện hiếu động quá mức, chúng ta chưa thể chẩn đoán trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý. Bởi lẽ, nghịch ngợm, hiếu động vốn là bản năng của trẻ, nhất là trong giai đoạn phát triển với nhu cầu được học hỏi, tìm hiểu mọi thứ xung quanh. Trẻ thích chạy nhảy, leo trèo, hoạt động không ngừng nghỉ, không biết mệt. Lúc này, cha mẹ cần theo dõi sát sao và uốn nắn ngay từ những bước đầu tránh để hành vi “xấu” trở thành một phần tính cách của trẻ.

Trẻ quá hiếu động chưa hẳn đã mắc chứng tăng động giảm chú ý

Phân biệt trẻ hiếu động đơn thuần và tăng động giảm chú ý

Điểm khác biệt cơ bản giữa hai nhóm trẻ này, đó là trẻ hiếu động đơn thuần chỉ nghịch ngợm ở những nơi thân quen nhưng khi tiếp xúc với người lạ thì khá dè dặt. Đồng thời trẻ hoàn toàn có thể kiểm soát hành vi, cảm xúc của mình khi được người lớn nhắc nhở. Trong khi đó, trẻ tăng động giảm chú ý thường nghịch ở mọi lúc mọi nơi, không thể kiểm soát hành vi hay nhận biết được mức độ nguy hiểm của những việc mình đang làm.

Ngoài ra, trẻ chỉ hiếu động đơn thuần vẫn có thể ngồi chơi, tự học tập khi chỉ có một mình, còn trẻ tăng động giảm chú ý rất khó ngồi yên tập trung quá 5 phút nếu không có người giám sát.

Khi nào cần đưa trẻ quá hiếu động đi thăm khám?

Nếu trẻ quá hiếu động, nghịch ngợm, kèm những biểu hiện dưới đây thì cần sớm được thăm khám, bởi nhiều khả năng trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý:

– Thiếu tập trung, chú ý vào tất cả mọi việc và khó có thể ngồi yên một chỗ trong thời gian dài để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

– Nói nhiều, nói liên tục, hay chen ngang khi người khác đang nói chuyện và không thể kiên nhẫn chờ đợi tới lượt mình trong các trò chơi hay khi xếp hàng.

– Khó kiểm soát cảm xúc, la hét, cáu gắt vô cớ, hung hăng, thậm chí làm tổn thương chính mình và người khác.

– Khó ngủ, trằn trọc, quấy khóc về đêm mà không rõ nguyên nhân.

– Thiếu kiên trì, hay bỏ dở giữa chừng.

Trẻ quá hiếu động kèm biểu hiện thiếu tập trung, khó kiểm soát cảm xúc nên sớm đi khám

Trẻ quá hiếu động phải làm sao?

Dù trẻ có mắc chứng tăng động giảm chú ý hay không thì thì việc giáo dục hành vi cho trẻ trong giai đoạn này cũng đều quan trọng. Bởi vậy, phụ huynh nên:

– Thay vì đánh mắng, trách phạt trẻ, cha mẹ nên khuyên bảo, nhắc nhở nhẹ nhàng để trẻ hiểu những hành động không đúng của bản thân, từ đó tự thay đổi tốt hơn.

– Thường xuyên động viên, khích lệ mỗi khi con làm được việc tốt, điều này sẽ là động lực giúp trẻ tiếp tục cố gắng để thực hiện nhiều việc đúng đắn hơn.

– Tạo những thói quen tốt cho trẻ bằng cách thiết lập và yêu cầu trẻ thực hiện theo một thời gian biểu rõ ràng, cụ thể.

– Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể dục, thể thao nhằm nâng cao sức khỏe và cải thiện tinh thần.

– Dành thời gian trò chuyện với trẻ nhiều hơn để có thể hiểu rõ những khó khăn, thách thức mà trẻ gặp phải, từ đó đưa ra lời khuyên giúp trẻ giải quyết mọi tình huống trong cuộc sống.

– Hạn chế trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử như điện thoại, ti vi, máy tính,… vì những thiết bị này có thể kích thích hệ thần kinh khiến trẻ hiếu động hơn.

Cha mẹ nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử

Bên cạnh đó, phụ huynh cũng có thể tham khảo kết hợp cùng các sản phẩm bổ trợ từ bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương có tác dụng trấn kinh an thần, ổn định hoạt động điện não nhờ đó giúp trẻ cải thiện hiệu quả chứng tăng động giảm chú ý.

Xem thêm:

Giải pháp từ thảo dược Câu đằng, An tức hương giúp hỗ trợ điều trị co giật, động kinh hiệu quả

Hướng dẫn cha mẹ cách giáo dục hành vi cho trẻ tăng động ngay tại nhà!

Trẻ quá hiếu động không có nghĩa là mắc chứng tăng động giảm chú ý, do vậy phụ huynh không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, bạn cần theo dõi sát sao mọi biểu hiện về hành vi, cảm xúc của trẻ để sớm có những biện pháp can thiệp kịp thời, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ.Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ số 024.3775.90510972.032.029 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp

DS:Mai Hoa

Viết bình luận