Bệnh tăng động

Trẻ chỉ thiếu tập trung có phải tăng động giảm chú ý không?

Ngày đăng: 20 Tháng Chín, 2019
5/5 - (1 bình chọn)

Nhận thấy con thường xuyên mất tập trung, không chú ý trong học tập và dễ bị phân tâm, rất nhiều phụ huynh đã lo lắng rằng, không biết có phải con mắc chứng tăng động giảm chú ý hay không, mặc dù chúng không hề nghịch ngợm như những đứa trẻ khác. Và nếu bạn cũng đang rơi vào hoàn cảnh này, hãy đọc bài viết sau để tìm lời giải đáp chính xác nhất cho bản thân và giúp con sớm cải thiện tình trạng này.

Trẻ chỉ thiếu tập trung chưa chắc đã là do tăng động giảm chú ý

Tăng động giảm chú ý là một rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ nhỏ với các biểu hiện đặc trưng gồm sự nghịch ngợm, hiếu động, bốc đồng kèm khả năng tập trung, chú ý kém. Tuy nhiên, trên thực tế không phải mọi trường hợp thiếu tập trung đều là hội chứng rối loạn tăng động bởi trong một vài điều kiện nhất định trẻ có thể giảm tập trung do tác động từ nhiều yếu tố bên ngoài. Do vậy, khi thấy trẻ có những biểu hiện bất thường, cha mẹ cần theo dõi và sớm đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó có hướng can thiệp kịp thời.

Trẻ chỉ thiếu tập trung chưa hẳn là mắc chứng tăng động giảm chú ý

Biểu hiện thiếu tập trung như thế nào thì chẩn đoán là tăng động giảm chú ý?

Sự thiếu tập trung ở trẻ được kết luận là tăng động giảm chú ý khi biểu hiện này kéo dài trên 6 tháng, xuất hiện ít nhất ở 2 môi trường (ví dụ: ở nhà và ở trường), đồng thời gây ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển, học tập và sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

Bên cạnh đó, dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán DSM – IV của Hiệp hội thần kinh – tâm thần Hoa Kỳ thì nếu trẻ có từ 6 trong 9 biểu hiện sau, trẻ có thể được chẩn đoán là tăng động dạng trội về sự thiếu tập trung:

– Trẻ thường không tập trung vào chi tiết khi thực hiện các hoạt động, vui chơi, học tập,… hay phạm phải những lỗi lầm do bất cẩn.

– Trẻ thường không tập trung được lâu, dễ chán nản và bỏ cuộc giữa chừng khi thực hiện một công việc gì đó hoặc khi vui chơi.

– Trẻ thường không tập trung lắng nghe ngay cả khi bạn đang nói chuyện trực tiếp với trẻ.

– Trẻ thường không tuân theo những hướng dẫn của cha mẹ, người thân, thầy cô hoặc không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

– Trẻ gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động mang tính tổ chức, tập thể.

– Khi làm bài tập ở trường, ở nhà hoặc làm bất cứ việc gì đòi hỏi sự kiên trì, cố gắng trong thời gian dài, trẻ thường tỏ thái độ né tránh, không thích hoặc miễn cưỡng thực hiện.

– Trẻ hay để quên, làm mất đồ chơi, dụng cụ học tập như bút, thước, sách, vở,…

– Trẻ dễ bị phân tâm, mất tập trung bởi các kích thích từ bên ngoài khi đang học tập hay chơi các trò chơi.

– Trẻ hay quên thực hiện các công việc sinh hoạt hàng ngày như đánh răng, rửa mặt, đi ngủ,…

6 mẹo hay giúp trẻ cải thiện sự tập trung chú ý và học hành tốt hơn

Khuyến khích trẻ chơi các trò chơi đòi hỏi sự tập trung cao

Trẻ sẽ học được nhiều điều bổ ích hơn sau mỗi trò chơi thực tế, do vậy cha mẹ nên khuyến khích con chơi những trò chơi đòi hỏi sự tập trung, tư duy logic cao như giải câu đố, ghép hình, lego, rubik,…

Khuyến khích trẻ chơi các trò chơi đòi hỏi sự tập trung cao

Tạo lập kế hoạch công việc hàng ngày thật chi tiết

Cha mẹ nên tạo lập một thời gian biểu thật chi tiết, trong đó có các mốc thời gian cụ thể cho từng công việc hàng ngày từ thức dậy, ăn sáng, đi học, cho tới lúc đi ngủ, điều này sẽ giúp trẻ tập trung, chú ý tốt hơn.

Chia nhỏ các nhiệm vụ lớn

Vì khả năng tập trung kém nên trẻ thường gặp nhiều khó khăn để giải quyết một nhiệm vụ lớn trong thời gian dài. Do vậy, bạn nên chia nhỏ các công việc để trẻ dễ dàng thực hiện và thôi thúc con tiếp tục với những nhiệm vụ tiếp theo.

Cài đặt những khoảng thời gian ngắn cho từng nhiệm vụ

Thời gian trung bình để một người lớn tập trung cao độ là khoảng 45 phút, vì vậy khoảng thời gian tập trung ở trẻ sẽ ngắn hơn rất nhiều. Cha mẹ nên giới hạn thời gian để trẻ hoàn thành một nhiệm vụ trong khoảng 10 – 20 phút nhằm giúp trẻ tập trung tốt nhất.

Khen “đúng chỗ”, phạt “đúng lúc”

Khi thấy trẻ tập trung, chú ý hơn trong học tập hoặc khi thực hiện các nhiệm vụ được giao, cha mẹ nên khen ngợi, động viên trẻ bằng những món quà nhỏ để giúp trẻ có động lực tiếp tục cố gắng hơn nữa. Tuy nhiên, ngay khi thấy con phân tâm, không biết lắng nghe,… cha mẹ cũng nên đưa ra những hình phạt cụ thể để con hiểu rằng mình cần tập trung nhiều hơn nữa.

Kết hợp các thảo dược tự nhiên giúp tăng khả năng tập trung ở trẻ

Ngoài việc giáo dục hành vi, một số thảo dược tự nhiên như Câu đằng, An tức hương cũng được xem là giải pháp hữu ích khi trẻ thiếu tập trung, chú ý. Bởi lẽ, bộ đôi thảo dược này có tác dụng trấn tĩnh hệ thần kinh, làm dịu những kích thích quá mức trong não bộ, nhờ đó giúp trẻ cải thiện khả năng tập trung chú ý, ít bị phân tâm bởi những tác động từ bên ngoài, đồng thời giảm bớt sự nghịch ngợm, hiếu động ở trẻ.

Ngoài ra, những thảo dược này còn đóng vai trò như các tiền chất dinh dưỡng, giúp tăng cường chức năng não bộ, cải thiện tự duy, trí nhớ hiệu quả. Dưới đây là đánh giá của chuyên gia về lợi ích của thảo dược trong việc cải thiện chứng tăng động, thiếu tập trung chú ý ở trẻ:

Chuyên gia nhận định vai trò của thảo dược trong điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ

Xem thêm:

Giải pháp từ thảo dược Câu đằng, An tức hương giúp tăng khả năng tập trung và giảm bớt sự hiếu động ở trẻ

Biểu hiện nhận biết trẻ tăng động giảm chú

Trẻ chỉ thiếu tập trung thì chưa hẳn đã mắc chứng tăng động giảm chú ý, nhưng nếu để tình trạng này kéo dài, nó có thể ảnh hưởng đến việc học tập, sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Bởi vậy, ngay khi trẻ có những biểu hiện bất thường, cha mẹ nên sớm cho con đi khám để được chẩn đoán chính xác, đồng thời áp dụng các biện pháp can thiệp thích hợp giúp con nhanh chóng cải thiện sự tập trung, chú ý. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ tới số 024.3775.90510972.032.029 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

Ds Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Viết bình luận