Bệnh tăng động

Biểu hiện trẻ bị tăng động: Đừng để trẻ phải chịu đựng một mình!

Ngày đăng: 11 Tháng Bảy, 2018
5/5 - (34 bình chọn)

Có thể bạn chưa biết, Michael Phelps tuy là một vận động viên bơi lội nổi tiếng, một tượng đài của làng thể thao vĩ đại nhất nước Mỹ với 66 huy chương vàng, nhưng anh cũng từng phải thừa nhận rằng “tôi đã mắc bệnh tăng động giảm chú ý từ lúc 9 tuổi và điều đã giúp tôi vượt qua tất cả để đi đến với thành công, đó là do tôi có thể trò chuyện và tìm sự giúp đỡ từ người thân”

Phelps đã tìm được sự giúp đỡ và vượt qua bệnh nhờ sự hiểu biết của người thân và gia đình. Tuy nhiên biểu hiện trẻ bị tăng động thường khác nhau và khó nhận ra, do đó các bậc cha mẹ thường ít chú tâm đến, điều này dẫn đến tình trạng bệnh của trẻ có thể trở nên nặng nề hơn khi trưởng thành.

Hội chứng tăng động (ADHD) gây ra những rắc rối gì cho trẻ?

ADHD gây ra cho bé rất nhiều rắc rối trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày:

– Ở nhà: không hoàn thành công việc hoặc bài tập về nhà, hay bị rơi mất đồ như bút sách vở,…

– Ở trường: tăng động làm trẻ kém tập trung dẫn đến kết quả học tập giảm sút, bị thầy cô la mắng, bị bạn bè xa lánh bỏ rơi, có một số trường hợp chậm nói và gặp các vấn đề với chữ viết…

– Mối quan hệ xã hội: chứng tăng động ảnh hưởng đến tính cách của trẻ nên khi trưởng thành dễ mắc các chứng lo âu trầm cảm, suy nghĩ tiêu cực về bản thân, gia đình và những mối quan hệ xung quanh, tính cách có xu hướng hung hăng bạo lực và dễ sa đà vào các chất gây nghiện như thuốc lá, rượu bia…

Hội chứng tăng động giảm chú ý làm trẻ khó tập trung

Hội chứng tăng động giảm chú ý gồm những loại nào?

Biểu hiện trẻ bị tăng động có thể rất khác nhau, tuy nhiên thường gặp nhất là 3 dạng chính dưới đây:

Biểu hiện trẻ bị tăng động loại hoạt động bốc đồng quá mức

– Trẻ thường hiếu động, luôn chuyển động, nghịch ngợm không ngừng nghỉ, tuy nhiên trẻ vẫn tập trung chú ý vào mỗi công việc hay hoạt động nào đó.

– Nói rất nhiều, nói liên tục kể cả trong trường hợp cần yên lặng như học bài.

– Gặp khó khăn trong việc ngồi yên hay chờ đợi.

– Hành động không quan tâm đến hậu quả như lao qua đường, leo trèo chạy nhảy ở những nơi nguy hiểm.

– Có xu hướng ngắt lời hoặc can thiệp vào người khác, ví dụ như trong các cuộc trò chuyện hay trò chơi hoặc các hoạt động khác.

Biểu hiện trẻ bị tăng động có thể đơn thuần là nghịch ngợm quá mức

Biểu hiện trẻ bị tăng động loại giảm chú ý, thiếu tập trung

Ở trường hợp này thường gặp ở bé gái và trẻ thường không chú tâm trong công việc, học tập, chỉ số tập trung chú ý gần như bằng 0, tuy nhiên những hoạt động vui chơi vẫn bình thường, hành vi không thái quá

– Trẻ có thể gặp các vấn đề chậm nói, khó đọc khó viết.

– Dễ bị phân tâm, khó tập trung vào việc giải quyết một vấn đề như làm bài tập, học bài, nghe giảng dẫn đến tình trạng học tập sa sút.

– Thường gặp các rắc rối trong việc di chuyển, tìm đường, lái xe…

– Né tránh hay không thích hoặc không muốn tham gia vào các nhiệm vụ hay trò chơi đồng đội đòi hỏi sự nỗ lực về tinh thần.

– Hay để quên, đánh mất đồ cá nhân như bút chì, thước kẻ, sách vở, đồ chơi…

– Trong giao tiếp thường không tập trung vào nội dung cuộc trò chuyện và không để ý khi được nhắc đến.

Biểu hiện trẻ bị tăng động loại kết hợp

– Đây là chứng bệnh hay gặp nhất và thường gặp ở trẻ lên 7 tuổi với các biểu hiện là phối hợp các triệu chứng của 2 loại trên

– Bên cạnh đó trẻ có thể có 1 số dấu hiệu như lo lắng, căng thẳng, cáu gắt vô cớ, rối loạn giấc ngủ

Bệnh tăng động giảm chú ý nếu không được điều trị kịp thời có thể làm cho trẻ hình thành những tính cách và lối sống tiêu cực khi lớn lên, do đó hãy là những người cha mẹ có hiểu biết để điều trị kịp thời cho con. Liên hệ với chúng tôi qua số 0972.032.029 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết!

Vậy điều trị bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ như thế nào?

Phương pháp điều trị bằng thuốc

Một số nhóm thuốc điều trị bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ như:

– Nhóm thuốc kích thích (Stimulants): các thuốc thường được sử dụng phổ biến ở nhóm này như Methylphenidate (Ritalin, Concerta, Metadate, Methylin), Dexedrine, Dextrostat, Adderall

– Nhóm thuốc không kích thích (Nonstimulants): các thuốc ở nhóm này thường có tác dụng chậm hơn so với nhóm kích thích tuy nhiên nó lại có tác dụng kéo dài hơn. Thuốc atomoxetine và guanfacine là 2 lựa chọn chủ yếu của nhóm này

– Nhóm thuốc chống trầm cảm: Thường được sử dụng hiệu quả trong trường hợp trẻ đã bị các triệu chứng nặng nề như hình thành tính cách lối sống tiêu cực hung hăng thiếu kiểm soát

Tuy nhiên do tính chất bệnh và biểu hiện trẻ bị tăng động thường phức tạp nên trẻ bị tăng động giảm chú ý thường phải sử dụng thuốc lâu dài gây nên nhiều tác dụng phụ cho trẻ trên gan, thận, dạ dày…

Xem thêm: Các thuốc điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ phổ biến hiện nay

Phương pháp điều trị tăng động không sử dụng thuốc

Phương pháp giáo dục hành vi

Thường hiệu quả nhất trong giai đoạn đầu của trẻ bị tăng động giảm chú ý khi chưa hình thành tính cách lối sống và áp dụng theo nguyên tắc sau:

– Đưa ra cho trẻ nhiệm vụ hay công việc cụ thể và yêu cầu bé hoàn thành trong một thời gian ngắn nhất và có hình phạt, phần thưởng phù hợp cho bé.

– Đối với người thân thì luôn phải giữ bình tĩnh khi bé có hành vi không đúng mực và phải giáo dục bé không lặp lại những hành vi đó.

– Luôn khen ngợi, cổ vũ, giúp trẻ phát huy những thói quen cách hành xử đẹp.

– Các bậc cha mẹ cũng không nên quá chú ý vào các biểu hiện trẻ bi tăng động làm trẻ căng thẳng lo lắng.

Phương pháp sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược

Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, Câu Đằng và An Tức Hương là hai loại thảo dược quý có tác dụng an thần giúp điều hòa ổn định hoạt động của hệ thần kinh rất tốt, điều này sẽ giúp trẻ kiểm soát tốt hơn các chứng rối loạn cảm xúc cáu gắt quá mức hay những rối loạn về hành vi như nghịch ngợm, hung hăng, đặc biệt an toàn và hiệu quả với trẻ nhỏ. Cha mẹ có thể tham khảo sử dụng những sản phẩm hỗ trợ điều trị tăng động cho con khi có chứa đồng thời những hoạt chất thảo dược này.

Xem thêm:

Sản phẩm thảo dược tốt dành cho trẻ tăng động giảm chú ý

Top những địa chỉ khám bệnh tăng động giảm chú ý uy tín, đáng tin cậy

Qua bài viết hi vọng các bậc cha mẹ có cái nhìn tổng quan hơn về biểu hiện trẻ bị tăng động giảm chú ý để có thể phát hiện và điều trị kịp thời, tránh gây ra các hậu quả nặng nề về tính cách, hành vi, nhận thức và lối sống của trẻ trong tương lai

Ds. Đặng Văn Hùng

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

http://www.timberlineknolls.com/mood-personality/add-adhd/signs-effects/

http://www.pineyridge.net/adhd/causes-effects-symptoms

https://www.healthline.com/health/adhd/celebrities

Viết bình luận