Bệnh tăng động

Tăng động giảm chú ý kèm rối loạn ngôn ngữ: Hiểu rõ để trị đúng cách!

Ngày đăng: 27 Tháng Mười Một, 2019
5/5 - (6 bình chọn)

Rối loạn ngôn ngữ và tăng động giảm chú ý vốn là hai chứng bệnh hoàn toàn khác nhau, nhưng đôi khi lại xuất hiện cùng lúc khiến học tập, sinh hoạt hàng ngày của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về rối loạn ngôn ngữ ở trẻ tăng động và cách cải thiện hiệu quả.

Rối loạn ngôn ngữ là gì?

Rối loạn ngôn ngữ là tình trạng trẻ gặp khó khăn trong việc nói ra suy nghĩ của mình cũng như hiểu những gì người khác đang nói. Đây là một bệnh lý thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi và có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành nếu không được điều trị đúng cách.

Mối tương quan giữa tăng động giảm chú ý và rối loạn ngôn ngữ

Mặc dù là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau, nhưng tăng động giảm chú ý và rối loạn ngôn ngữ lại thường đi kèm với nhau. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trên 50% trẻ tăng động giảm chú ý gặp các vấn đề về ngôn ngữ như chậm nói, nói ngọng, nói lắp, rối loạn ngôn ngữ. Nguyên nhân là do, các bé quá nghịch ngợm, hiếu động, bốc đồng, thiếu tập trung, dẫn đến khả năng học hỏi từ xung quanh để tăng vốn từ, cách phát âm,… cũng kém đi, bởi vậy mà kĩ năng ngôn ngữ bị giảm sút.

50% trẻ tăng động giảm chú ý gặp chứng rối loạn ngôn ngữ

Ngược lại, những trẻ bị rối loạn ngôn ngữ lại thường gặp nhiều khó khăn trong việc bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình, điều này khiến trẻ ngày càng tự ti, lâu dần sinh ra tâm lý nóng nảy, hay cáu gắt vô cớ, từ đó làm trầm trọng biểu hiện tăng động giảm chú ý ở trẻ.

Dấu hiệu nhận biết rối loạn ngôn ngữ ở trẻ tăng động giảm chú ý

Ngoài các biểu hiện nghịch ngợm, hiếu động thái quá cùng sự bốc đồng và khả năng tập trung chú ý kém, cha mẹ có thể nhận định chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ thông qua một số biểu hiện sau:

Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt

– Gặp khó khăn trong việc nhớ từ vựng, ngữ pháp và chọn từ.

– Bỏ chữ khi nói, hoặc nói sai thứ tự các từ trong câu.

– Khả năng thành lập một câu bị hạn chế.

– Lặp lại câu hỏi khi đang suy nghĩ câu trả lời.

– Giảm khả năng xây dựng một cuộc đối thoại.

– Vốn từ vựng ít hơn các bạn đồng trang lứa.

– Giảm khả năng sử dụng từ ngữ và kết nối các câu để giải thích hoặc mô tả một sự vật, sự việc nào đó.

Rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận

– Không thể tiếp thu hay hiểu thông tin khi người khác nói, gây ảnh hưởng lớn đến việc học tập và sinh hoạt hằng ngày.

– Không làm theo hướng dẫn của người lớn.

– Khó học và ghi nhớ những từ vựng mới.

Trẻ tăng động giảm chú ý thường khó tiếp thu khi người khác nói

Cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý kèm rối loạn ngôn ngữ

Tích cực điều trị chứng tăng động giảm chú ý là cách tốt nhất để giúp trẻ kiểm soát hành vi, cảm xúc, sự tập trung, chú ý và ghi nhớ tốt hơn, từ đó cải thiện kỹ năng ngôn ngữ hiệu quả. Ngoài việc cho trẻ tham gia các lớp học trị liệu ngôn ngữ 1 – 2 buổi/tuần tại các trung tâm, bệnh viện, cha mẹ nên kết hợp giáo dục hành vi tại nhà cho trẻ, cụ thể như sau:

– Trò chuyện với trẻ nhiều hơn: Khi trẻ còn nhỏ hãy mở nhạc hoặc hát cho trẻ nghe, mô tả mọi sự vật, sự việc xảy ra xung quanh, đồng thời lắng nghe và tạo thật nhiều cơ hội để trẻ được giao tiếp.

– Đọc sách cho trẻ nghe: Bạn có thể dành thời gian trước khi đi ngủ để đọc sách, kể chuyện cho trẻ nghe. Hãy cùng trẻ thảo luận về nội dung của câu chuyện, hình ảnh trong sách và khuyến khích con tưởng tượng kết thúc của câu chuyện.

– Tạo cơ hội để trẻ được đặt câu hỏi: Hãy tích cực khuyến khích trẻ đặt câu hỏi, đồng thời trả lời câu hỏi đó thật ngắn gọn và dễ hiểu.

– Dành thời gian chơi cùng trẻ: Qua các trò chơi, trẻ sẽ rèn luyện được nhiều kĩ năng như giao tiếp, xử lí tình huống, kiên nhẫn,… do vậy, cha mẹ nên thường xuyên chơi cùng con, nhất là những trò chơi cần sự tương tác với nhau.

– Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động ngoại khóa: Việc làm này sẽ giúp trẻ có cơ hội giao tiếp với nhiều người, từ đó cải thiện kĩ năng ngôn ngữ hiệu quả.

– Tìm sự hỗ trợ từ giáo viên, nhà trường: Hãy cùng giáo viên xây dựng các phương pháp dạy học cho trẻ và khuyến khích trẻ thường xuyên phát biểu ý kiến trong giờ học.

Nhờ giáo viên trợ giúp để việc dạy trẻ tăng động trở nên dễ dàng hơn

Xem thêm:

Giải pháp thảo dược giúp cải thiện chứng tăng động giảm chú ý, rối loạn ngôn ngữ ở trẻ.

Lý giải nguyên nhân và cách điều trị chứng tăng động chậm nói hiệu quả

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ tăng động giảm chú ý nếu sớm được phát hiện và trị kịp thời, trẻ vẫn có thể phát triển kĩ năng ngôn ngữ và cải thiện hành vi của mình như mọi trẻ khác. Nếu bạn còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số 024.3775.9051 0972.032.029 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

DS.Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

 

 

Viết bình luận