Huyết áp thấp và thiếu máu não

Thuốc trị huyết áp thấp Midodrine – Công dụng và những tác dụng phụ phổ biến

Ngày đăng: 24 Tháng Tám, 2020
4.5/5 - (2 bình chọn)

Midodrine thuộc danh sách những thuốc được sử dụng khá phổ biến trong điều trị huyết áp thấp, đặc biệt là những trường hợp hạ huyết áp tư thế. Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn dùng thuốc an toàn và hiệu quả hơn.

Cơ chế tác dụng của Midodrine

Midodrine là thuốc có tác dụng co mạch và làm tăng huyết áp. Do vậy, đã được FDA (Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ) phê duyệt trong điều trị hạ huyết áp tư thế. Tình trạng tụt huyết áp với các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, xay xẩm mặt mày… xuất hiện khi thay đổi tư thế đột ngột từ đang nằm hoặc ngồi sau đó đứng lên. Tuy nhiên, thuốc chỉ được kê đơn sử dụng trong đợt điều trị ngắn ngày ở những người bị tụt huyết áp thường xuyên khiến sức khỏe và cuộc sống bị ảnh hưởng nhiều.

Một số tên biệt dược chứa Midodrine phổ biến trên thị trường hiện nay là Gutron, ProAmatine, Orvaten, Amatine…

Midodrine là thuốc điều trị hạ huyết áp tư thế

Tác dụng phụ của Midodrine

– Ớn lạnh, nổi da gà, cảm giác tê ngứa, khó chịu trên da, nhất là ở vùng đầu.

– Tiểu nhiều lần nhưng khó tiểu, cảm giác đau khi tiểu.

– Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi.

– Buồn nôn, khô miệng, đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu, đau bụng…

Đặc biệt nếu có các biểu hiện bất thường sau, cần ngừng dùng thuốc và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời:

– Dị ứng thuốc: Nổi mề đay, phát ban toàn thân, khó thở, sưng họng, mặt, môi, lưỡi.

– Tăng huyết áp nguy hiểm: Nhức đầu dữ dội, ù tai, mặt đỏ bừng, mờ mắt, khó thở, đau ngực, tim đập loạn nhịp…

– Nhịp tim chậm quá mức: Mạch đập chậm và yếu, hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu…

Điều trị huyết áp thấp, tụt huyết áp bằng thuốc tây tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tác dụng bất lợi cho cơ thể. Nếu bạn quan tâm đến giải pháp an toàn hơn từ thảo dược tự nhiên, hãy gọi ngay đến số điện thoại/zalo 0972.032.029 để được tư vấn chi tiết.

Những ai không nên sử dụng Midodrine?

Tuyệt đối không tự ý sử dụng Midodrine nếu có tiền sử dị ứng với thuốc, mắc bệnh tim nặng, bệnh thận, huyết áp cao, cường giáp, u tủy thượng thận, không thể tiểu tiện…

Người bị tăng nhãn áp, tiểu đường, tiền sử bệnh mắt, bệnh gan, người cao tuổi, trẻ em cũng cần thận trọng khi sử dụng Midodrine. Hiện nay vẫn chưa có dữ liệu đánh giá chính xác về tính an toàn của thuốc trên phụ nữ mang thai và cho con bú, do đó, tốt nhất không nên sử dụng Midodrine ở hai đối tượng này.   

Midodrine có thể tương tác với thuốc nào?

Khi dùng đồng thời Midodrine cùng một số thuốc sau đây có thể làm tăng nguy cơ gây tăng huyết áp quá mức, do vậy cần hết sức lưu ý:

– Thuốc gây co mạch

– Thuốc hen suyễn

– Thuốc trị bệnh tim, tăng huyết áp

– Thuốc trị đau nửa đầu

– Thuốc chống trầm cảm

– Thuốc trị bệnh tuyến giáp levothyroid, synthroid…

– Thuốc chống trầm cảm

– Thuốc trị rối loạn tuyến tiền liệt

Midodrine có thể tương tác bất lợi với nhiều loại thuốc khác

Liều lượng sử dụng của Midodrine

Liều điều trị của Midodrine cho người lớn là 10mg/lần, uống 3 lần/ngày sau khi ăn, mỗi lần cách nhau tối thiểu 3 tiếng. Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ. Lưu ý đây là liều lượng tham khảo, tùy tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh mà thực tế sẽ có sự điều chỉnh phù hợp. 

Hướng dẫn sử dụng Midodrine đúng cách

– Midodrine có thể gây tăng huyết áp trong khi nằm hoặc ngủ khiến bạn bị đau đầu, mất ngủ. Do đó, không dùng thuốc sau bữa tối. Tốt nhất hãy uống thuốc vào ban ngày (sáng, trưa, xế chiều), khi tỉnh táo, đi lại hoạt động và cách giờ đi ngủ ít nhất 4 tiếng. Gối đầu lên gối cao cũng giúp hạn chế tình trạng này.

– Nên uống thuốc ở tư thế ngồi hoặc đứng thẳng; đi lại vận động nhẹ nhàng thay vì nằm nghỉ khi vừa uống thuốc để tránh bị tăng huyết áp quá mức.

– Nếu quên một lần uống thuốc, nên bổ sung ngay khi nhớ ra. Nhưng nếu đã gần kề với thời gian liều tiếp theo thì hãy bỏ qua. Tuyệt đối không uống gấp đôi liều vì có thể gây quá liều.

– Báo ngay cho bác sỹ nếu có triệu chứng quá liều Midodrine như nổi da gà, tăng huyết áp (đỏ mặt, nhìn mờ, đau đầu dữ dội, đau ngực…), khó tiểu tiện…

– Midodrine có thể gây chóng mặt, buồn ngủ, do vậy cần hạn chế lái xe, vận hành máy móc, làm việc trên cao hoặc uống rượu bia trong thời gian dùng thuốc.

– Đo huyết áp, nhịp tim hằng ngày và kiểm tra chức năng gan thận định kỳ trong suốt thời gian dùng Midodrine.

– Tránh sử dụng Midodrine đồng thời với thuốc hen suyễn, thuốc trị đau nửa đầu, thuốc trợ tim… Hãy thông báo cho bác sỹ về tất cả thuốc đang dùng trước khi bắt đầu điều trị với Midodrine.

Cũng như hầu hết các loại thuốc tây điều trị huyết áp thấp khác, Midodrine chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng, cải thiện chỉ số huyết áp tạm thời nhưng không thể trị dứt điểm bệnh. Khi dùng dài ngày sẽ làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ bất lợi. Do vậy, để hạn chế sử dụng nhiều thuốc, bạn nên dùng thêm những sản phẩm hỗ trợ trị huyết áp thấp giúp bổ máu, tăng cường tuần hoàn và nâng huyết áp từ thảo dược Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân, kết hợp cùng lối sống khoa học. Đây chính là giải pháp điều trị đầu tay được khuyến khích áp dụng lâu dài cho mọi trường hợp huyết áp thấp.

Xem thêm:

Sản phẩm hỗ trợ trị huyết áp thấp từ thảo dược tự nhiên

Điều trị huyết áp thấp bằng đông y và những lợi ích vượt trội 

 

Dược sỹ Hà Thư 

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.drugs.com/mtm/midodrine.html

https://www.webmd.com/drugs/2/drug-14042/midodrine-oral/details

Viết bình luận