Huyết áp thấp và thiếu máu não

Thuốc trị huyết áp thấp Heptamyl (heptaminol) và lưu ý khi sử dụng

Ngày đăng: 23 Tháng Sáu, 2020
5/5 - (4 bình chọn)

Heptamyl là thuốc khá thông dụng trong điều trị huyết áp thấp, đặc biệt là hạ huyết áp tư thế. Hãy cùng tìm hiểu tất cả mọi thông tin về lợi ích, rủi ro và những lưu ý khi sử dụng heptamyl trong bài viết sau để dùng thuốc an toàn, hiệu quả nhất.

Thuốc heptamyl có tác dụng gì?

Heptamyl chứa hoạt chất chính là heptaminol hydrochloride, thuốc có tác dụng co mạch máu, tăng sức co bóp của tim, từ đó làm tăng huyết áp tạm thời. Bởi vậy, thường được chỉ định để điều trị huyết áp thấp, đặc biệt là hạ huyết áp tư thế (tình trạng tụt huyết áp đột ngột xảy ra khi đứng lên) hoặc dùng trong hồi sức cấp cứu tim mạch, suy tuần hoàn.

Heptamyl được chỉ định để điều trị hạ huyết áp tư thế

Liều dùng của heptamyl

Heptamyl có 2 dạng bào chế là thuốc viên và thuốc tiêm, liều dùng cụ thể sẽ do bác sĩ chỉ định căn cứ vào độ tuổi, cân nặng và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Thông thường, người lớn sẽ uống ngày 1 – 2 viên/lần x 3 lần/ngày. 

Tác dụng phụ của heptamyl

Trong thời gian sử dụng heptamyl, người bệnh cần theo dõi kỹ các tác dụng phụ của thuốc và thông báo sớm cho bác sĩ nếu gặp phải:

– Tăng huyết áp quá mức gây đau đầu, ù tai, choáng váng, đỏ mặt, nhìn mờ…

– Nhịp tim nhanh, hồi hộp, trống ngực, tức ngực, khó thở

– Phát ban da, nổi mề đay

– Buồn nôn, nôn

– Viêm loét dạ dày – tá tràng

Đối tượng cần thận trọng khi sử dụng heptamyl

– Người thường xuyên phải lái xe, điều khiển máy móc hạng nặng, làm việc trên cao…

– Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang con bú vì chưa có nghiên cứu cụ thể về độ an toàn của heptamyl đến thai nhi và bài tiết sữa mẹ

– Vận động viên thể thao vì heptamyl có thể cho kết quả doping dương tính

– Người có cơ địa dị ứng, tiền sử dị ứng với thuốc, thức ăn, chất bảo quản…

– Người béo phì, thừa cân, tiền sử viêm loét dạ dày, chức năng gan, thận kém hoặc đang gặp phải bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác.

Người bị viêm loét dạ dày tá tràng cần thận trong khi dùng heptamyl

Những ai không sử dụng được heptamyl? 

Không nên dùng heptamyl cho:

– Người mắgười mên dùng mạn tính như tăng huyết áp, phù não, bệnh động kinh, cường giáp, suy mạch vành, suy gan.

– Người mên dùng mạn tính như tăng huyết áp, phù nã hoặc mẫn cảm với heptaminol và bất cứ thành phần nào của thuốc.

Tương tác thuốc đáng chú ý của heptamyl

Sử dụng đồng thời heptamyl cùng thuốc chống trầm cảm nhóm IMAO (phenelzine, isocarboxazid, tranylcypromine, toloxatone…) có thể gây tương tác nguy hiểm dẫn đến tăng huyết áp kịch phát. Ngoài ra, heptamyl có thể làm thay đổi hiệu lực điều trị hoặc tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ của một số thuốc khác. Do vậy, người bệnh cần cung cấp đầy đủ thông tin cho bác sĩ về các thuốc đang dùng trước khi bắt đầu điều trị với heptamyl.   

Lưu ý khi sử dụng heptamyl

Để giảm thiểu tối đa tác dụng phụ và tương tác thuốc bất lợi, trong thời gian sử dụng heptamyl người bệnh cần lưu ý:

– Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời điểm và thời gian uống.

– Nếu quên một liều có thể uống bù, tuy nhiên nếu gần với thời điểm của liều tiếp theo thì nên bỏ qua liều đã quên, tuyệt đối không uống gấp đôi liều quy định.

– Nếu dùng quá liều cần theo dõi chặt chỉ số huyết áp, nhịp tim và các phản ứng kèm theo, khi thấy bất thường cần khẩn trương đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

– Uống thuốc vào một thời điểm nhất định trong ngày để đảm bảo nồng độ hoạt chất ổn định trong máu và tránh trường hợp bị quên liều.

Nên uống nguyên viên cùng nước lọc, không nghiền, bẻ hoặc nhai nhỏ viên và uống trong bữa ăn để giảm kích ứng dạ dày.

– Không sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn trong thời gian sử dụng thuốc vì heptamyl có thể tương tác với rượu gây ra tương tác nghiêm trọng.

– Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng từ 25 – 35 độ C, tránh ẩm, tránh ánh sáng trực tiếp.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến thuốc trị huyết áp thấp heptamyl, hy vọng rằng sẽ giúp người bệnh biết sử dụng thuốc đúng cách để nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Nếu muốn tìm hiểu thêm về bệnh huyết áp thấp và phương pháp điều trị, bạn hãy liên hệ đến số điện thoại/zalo: 0972.032.029 để được giải đáp.

Xem thêm:

Sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị huyết áp thấp an toàn, hiệu quả

Điều trị huyết áp thấp bằng đông y – Bí quyết hay dễ áp dụng tại nhà

DS: Hà Thư

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo: https://hellodoktor.com/drug/heptamyl

 

Viết bình luận