Thuốc giãn mạch là tên gọi chung của các hoạt chất có khả năng làm thư giãn mạch máu, giúp tim bơm máu được dễ dàng hơn, thúc đẩy lưu thông tuần hoàn. Đây là nhóm thuốc không thể thiếu trong điều trị nhiều bệnh lý tim mạch. Nếu bạn đang sử dụng thuốc giãn mạch, hãy nắm vững những lưu ý trong bài viết sau để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Mục lục
Thuốc giãn mạch có thể hoạt động theo nhiều cơ chế khác nhau, tác động trực tiếp lên cơ trơn thành mạch hoặc trung tâm vận mạch tại não để chỉ huy mạch máu giãn ra. Dưới đây là một số nhóm thuốc được dùng phổ biến nhất:
– Thuốc ức chế men chuyển angiotensin: Các thuốc nhóm này ức chế enzym chuyển đổi angiotensin I thành angiotensin II là một chất có tác dụng co mạch, kết quả là mạch máu sẽ giãn ra và làm hạ huyết áp. Một số hoạt chất tiêu biểu trong nhóm là captopril, enalapril, perindopril…
– Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II: Thuốc ngăn chặn angiotensin II gắn lên tế bào cơ trơn mạch máu để gây ra tác dụng co mạch. Các đại diện tiêu biểu trong nhóm là lorsartan, valsartan, telmisartan…
– Thuốc chẹn kênh canxi: Thuốc ngăn cản ion canxi xâm nhập vào trong tế bào cơ trơn để kích hoạt phản ứng co mạch, nhờ đó mạch máu sẽ luôn được thư giãn. Một số thuốc chẹn kênh canxi thường dùng là verapamil, nifedipine, diltiazem…
– Thuốc giãn mạch nitrat: Khi vào cơ thể, các thuốc này sẽ giải phóng oxid nitric gây giãn cả động mạch và tĩnh mạch. Thuốc thường dùng nhất là nitroglycerin, isosorbid dinitrat…
– Thuốc giãn mạch trực tiếp: hydrallazine hydrochloride, minoxidil… có khả năng tác động trực tiếp lên cơ trơn mạch máu để làm giãn động mạch, hạ huyết áp nhanh chóng.
– Thuốc giãn mạch tác động trên hệ thần kinh trung ương: Các thuốc trong nhóm ngăn chặn não bộ gửi tín hiệu gây co mạch, đại diện điển hình là clonidine.
Mỗi nhóm thuốc giãn mạch tây y sẽ hoạt động theo cơ chế khác nhau
Một số vị thảo dược đông y đã được nghiên cứu chứng minh là có tác dụng giãn mạch. Trong đó, đáng chú ý là 3 loại thảo dược:
– Bồ hoàng: Nghiên cứu của Viện nghiên cứu Trung Y Dược Hồ Nam (Trung Quốc) cho thấy, Bồ hoàng giúp hạ huyết áp ở 54% trong số 66 người bệnh tim mạch tham gia nghiên cứu. Ngoài ra, Bồ hoàng còn được biết đến với nhiều công dụng khác như chống viêm, hạ mỡ máu, ức chế xơ vữa động mạch…
– Đỏ ngọn: Theo các bác sỹ Quân y thuộc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Sinh – y – dược học (Học viện Quân y), các flavonoid trong Đỏ ngọn có tác dụng giãn mạch, hạ áp hiệu quả. Ngoài ra, Đỏ ngọn còn có khả năng chống đông máu tự nhiên, phòng ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim, đột quỵ cho người bệnh tim mạch.
– Hoàng bá: Tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp của Hoàng bá là nhờ berberin – hoạt chất chính có trong thảo dược này. Nghiên cứu của Đại học Yaounde I cũng cho thấy, Hoàng bá làm giảm huyết áp tâm thu 6% và huyết áp tâm trương 13,1% sau 8 tuần điều trị.
Ngoài tác dụng hạ huyết áp tự nhiên, các loại thảo dược này còn mang lại nhiều tác dụng khác trên tim mạch, phòng ngừa biến chứng suy tim, xơ vữa động mạch… do tăng huyết áp gây ra.
Thuốc giãn mạch dù là đông hay tây y thì cũng cần được sử dụng đúng cách, đúng liều lượng và đủ thời gian theo hướng dẫn. Và nếu bạn muốn được tư vấn về thêm về liệu pháp hạ huyết áp từ các vị thuốc giãn mạch Đông y, đảm bảo an toàn hơn khi dùng kết hợp với tây y, vui lòng liên hệ tổng đài (024).3775.9051 – 0972.032.029 để được tư vấn trực tiếp.
Dưới tác động của thuốc giãn mạch, áp lực trong lòng động mạch sẽ giảm xuống (huyết áp hạ), nhờ đó hoạt động bơm máu của tim cũng được dễ dàng hơn. Đồng thời, hệ mạch vành được giãn rộng, trái tim cũng sẽ nhận được lượng máu giàu chất dinh dưỡng để đảm bảo chức năng co bóp. Đó là lý do mà thuốc giãn mạch được ứng dụng trong điều trị nhiều bệnh lý tim mạch để cải thiện triệu chứng đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi… và giảm bớt khối lượng công việc cho tim, chẳng hạn như:
– Suy tim
– Bệnh mạch vành (thiếu máu cơ tim)
– Hẹp/hở van tim
– Bệnh cơ tim
– Phòng ngừa suy tim sau nhồi máu cơ tim.
Trong quá trình sử dụng thuốc giãn mạch, người bệnh có thể gây ra một số tác dụng phụ đáng lưu ý sau:
– Tụt huyết áp do giãn mạch quá mức.
– Đau đầu, chóng mặt.
– Tim đập nhanh, không đều.
– Tê hoặc ngứa ran ở đầu chi.
– Rối loạn tiêu hóa: Kém ăn, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn…
– Suy gan, thận.
– Phù phổi
– Ho khan
Liên hệ ngay với bác sĩ nếu bạn gặp phải những phản ứng dị ứng thuốc nghiêm trọng như đỏ bừng mặt, cổ, nổi ban, mề đay; sưng họng, lưỡi, môi…
Tụt huyết áp tư thế đứng là tai biến có thể gặp phải khi dùng thuốc giãn mạch
Để đảm bảo an toàn trong quá trình dùng thuốc giãn mạch, bạn hãy thực hiện theo những lưu ý dưới đây:
– Thông báo với bác sỹ về bất kỳ bệnh lý hay các thuốc đang sử dụng trước khi bắt đầu dùng thuốc giãn mạch.
– Bác sĩ có thể yêu cầu bạn tuân theo chế độ ăn kiêng đặc biệt khi dùng thuốc giãn mạch, hãy thực hiện theo hướng dẫn.
– Chú ý dùng thuốc đúng giờ, đủ liều. Tốt nhất hãy uống thuốc vào những khoảng thời gian gắn liền với các sinh hoạt cố định như bữa ăn, sử dụng chuông báo thức hẹn giờ uống thuốc để tránh quên liều.
– Thuốc giãn mạch có thể gây chóng mặt, choáng váng. Do đó, bạn không nên lái xe hay vận hành máy móc cho đến khi biết chắc rằng mình không gặp phải những tác dụng phụ này.
– Trước khi thực hiện can thiệp phẫu thuật, kể cả thủ thuật nha khoa, bạn cũng cần thông báo với bác sĩ về những thuốc giãn mạch đang dùng.
– Khám sức khỏe tim mạch định kì để theo dõi đáp ứng của cơ thể với thuốc và phát hiện tác dụng phụ của thuốc (nếu có) để được điều chỉnh thuốc kịp thời.
– Rượu bia có thể ảnh hưởng đến tác dụng của các thuốc giãn mạch. Do đó, bạn không nên uống rượu khi dùng thuốc giãn mạch.
– Một số loại thuốc giãn mạch có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi hoặc tiết qua sữa mẹ. Vì vậy hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn đang mang thai, cho con bú hoặc có ý định mang thai.
Bất kỳ loại thuốc giãn mạch tây y nào cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ra tác dụng phụ, do đó bạn cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng. Hãy kết hợp dùng thuốc cùng những sản phẩm thảo dược hỗ trợ giãn mạch tự nhiên để tăng hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.
Xem thêm:
Hoàng bá và những ứng dụng trong điều trị bệnh tim mạch
Đỏ ngọn và những công dụng hữu ích cho người bệnh tim mạch
Ds. Lê Lương
Nguồn tham khảo:
https://www.everydayhealth.com/vasodilators/guide/
https://www.medicinenet.com/vasodilators_drug_class_side_effects_list_of_names/article.htm
https://www.drugs.com/drug-class/vasodilators.html
https://www.healthline.com/health/vasodilation#whats-happening
Tin liên quan
Viết bình luận