Có rất nhiều nguyên nhân gây co giật ở trẻ nhưng thường gặp nhất là co giật do sốt và bệnh động kinh. Việc sử dụng thuốc chống co giật ở trẻ em như thế nào là tốt, cha mẹ cần nắm rõ công dụng, cách dùng cũng như tác dụng phụ của thuốc để có thể giúp con điều trị bệnh hiệu quả.
Mục lục
Thuốc chống co giật là nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị động kinh và dự phòng sốt cao co giật ở trẻ. Hiện nay, thuốc chống co giật cũng được sử dụng nhiều trong điều trị rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt,… nhờ khả năng ổn định hoạt động của hệ thần kinh.
Thuốc chống co giật ở trẻ được sử dụng trong điều trị động kinh và dự phòng sốt cao co giật
Nhóm thuốc này hoạt động theo nhiều cơ chế khác nhau để ngăn ngừa cơn co giật ở trẻ, ngoài khả năng tác động đến các kênh ion trên màng tế bào, thuốc chống co giật còn giúp cân bằng chất dẫn truyền thần kinh GABA – Glutamate tại các khớp thần kinh, nhờ đó giúp trẻ kiểm soát cơn co giật, động kinh hiệu quả.
Tùy vào dạng động kinh bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc chống co giật khác nhau cho trẻ, cụ thể như sau:
– Động kinh cục bộ; động kinh toàn thể: Carbamazepine, clobazam, lamotrigine, levetiracetam, oxcarbazepine, phenytoin, natri valproate, topiramate, lacosamide, zonisamide,…
– Động kinh vắng ý thức: Ethosuximide, lamotrigine, natri valproate.
– Động kinh thể rung giật cơ (myoclonic); động kinh cơn lớn (tonic – clonic): Prednisolone, vigabatrin, ACTH, nitrazepam.
– Cơn co thắt ở trẻ sơ sinh (Hội chứng west): Clobazam, clonazepam, lamotrigine, levetiracetam, natri valproate, topiramate.
– Co giật ở trẻ sơ sinh: Phenobarbitone, phenytoin, clonazepam, levetiracetam, topiramate.
Tất cả các thuốc chống co giật đều có thể gây ra một số tác dụng phụ cho trẻ, đặc biệt là giai đoạn mới bắt đầu dùng thuốc hoặc khi tăng liều, chẳng hạn như: rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn, nôn, chóng mặt, dị ứng, phát ban, buồn ngủ vào ban ngày, khó ngủ về đêm,… Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng gặp các tác dụng không mong muốn này và đa phần đều sẽ cải thiện tốt sau khi cơ thể quen dần với thuốc.
Ngoài ra, có một số tác dụng phụ nghiêm trọng khác chỉ xuất hiện ở một số trẻ như: giảm sự tập trung, ảnh hưởng đến thị lực, gây hiện tượng nhìn đôi, nhìn mờ, tâm lý lo lắng, bồn chồn quá mức, rối loạn cảm xúc (vui buồn thất thường), rối loạn hành vi hay suy giảm chức năng gan, thận,… Do vậy, cha mẹ cần theo dõi và trao đổi ngay với bác sĩ nếu thấy con có những biểu hiện bất thường sau khi dùng thuốc.
Thuốc chống co giật có thể gây buồn ngủ vào ban ngày, khó ngủ về đêm
Để việc sử dụng thuốc chống co giật ở trẻ em đạt hiệu quả tối ưu, các bậc phụ huynh cần lưu ý một số nguyên tắc sau:
– Bác sĩ sẽ bắt đầu với liều thấp và điều chỉnh liều thuốc từ từ cho đến khi đạt liều tối ưu, tuy nhiên cha mẹ không được tự ý tăng giảm, liều hoặc ngưng, bỏ thuốc.
– Không dừng thuốc đột ngột ngay cả khi thấy cơn co giật đã được kiểm soát bởi vì điều này có thể khiến cơn tái phát nhiều hơn.
– Với thuốc dạng viên có tác dụng giải phóng kéo dài thì nên nuốt cả viên, không nhai hoặc nghiền nát viên thuốc trong khi sử dụng.
– Nếu lỡ bỏ quên một liều thì nên cho trẻ sử dụng ngay khi nhớ ra, nhưng có thể bỏ qua nếu gần đến giờ uống liều tiếp theo để tránh làm tăng gấp đôi nồng độ thuốc lúc đó.
Mục tiêu điều trị ban đầu là làm giảm tần số, mức độ cơn co giật và cuối cùng là giúp trẻ có thể cắt cơn hoàn toàn. Do vậy, mặc dù có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn nhưng việc dùng thuốc chống co giật là cần thiết và nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả điều trị, các bậc phụ huynh có thể kết hợp với những sản phẩm bào chế từ bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương. Bởi lẽ những thảo dược này đã được nghiên cứu chứng minh không chỉ có tác dụng trấn kinh, an thần, ổn định hoạt động điện não bộ, mà còn hỗ trợ gia tăng nồng độ chất ức chế GABA, làm dịu những kích thích quá mức, nhờ đó giúp trẻ ngăn chặn các cơn co giật tái diễn nhiều hơn.
Cha mẹ nên kết hợp sản phẩm thảo dược khi điều trị co giật, động kinh cho trẻ
Có thể bạn quan tâm:
Giải pháp từ thảo dược Câu đằng, An tức hương giúp kiểm soát cơn co giật, động kinh hiệu quả
7 bước sơ cứu khi gặp người bị co giật – động kinh
Việc sử dụng thuốc chống co giật ở trẻ em cần được quan tâm nhiều hơn bởi chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh của trẻ. Hi vọng, bài viết trên đã giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về các loại thuốc chống co giật ở trẻ em cũng như cách sử dụng để đạt hiệu quả tối ưu. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số 024.3775.9051 – 0972.032.029 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn trực tiếp.
Ds Mai Hoa
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.rch.org.au/neurology/patient_information/antiepileptic_medications/
Tin liên quan
Viết bình luận