Chị Mai ở Lâm Đồng có hỏi: “Con tôi năm nay 2 tuổi, cháu đã bị sốt cao co giật đến 3 lần nhưng kết quả khám cháu vẫn bình thường. Liệu bệnh này có nguy hiểm không, biến chứng của sốt cao co giật là gì? Có cách nào để phòng ngừa không?”
Câu hỏi của chị Mai cũng là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh có con không may bị sốt cao co giật. Vậy chị Mai cùng các bạn độc giả hãy lắng nghe lời giải đáp từ các chuyên gia trong bài viết sau.
Trong những năm tháng đầu đời, trẻ nhỏ bị sốt là điều hết sức bình thường. Bởi đây là cách để cơ thể chống lại tác nhân từ bên ngoài như virus, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lại sơ suất để trẻ sốt quá cao dẫn đến cơn co giật, thậm chí không có biện pháp phòng ngừa, khiến cơn co giật tái diễn thường xuyên và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như:
Tổn thương não bộ trẻ
Giai đoạn từ 6 tháng – 5 tuổi là thời điểm não bộ chưa phát triển toàn diện, nên rất nhạy cảm với sự thay đổi thân nhiệt. Nhiệt độ cao hoặc tốc độ thay đổi nhiệt quá nhanh đều có thể kích thích hệ thần kinh quá mức dẫn đến cơn co giật. Cơn co giật tái diễn nhiều lần có thể gây tổn thương não bộ, ảnh hưởng đến khả năng tư duy, kiểm soát cảm xúc, lời nói và có thể gây suy giảm trí nhớ của trẻ. Tổn thương não là một trong những biến chứng của sốt cao co giật ở trẻ nhỏ.
Tổn thương não bộ là một trong những biến chứng của sốt cao co giật
Di chứng động kinh
Đa phần trẻ sốt cao co giật nếu mới xảy ra một vài lần thì được đánh giá là lành tính. Tuy nhiên tình trạng này có thể tái phát, trẻ cứ bị sốt là co giật, thậm chí không sốt cũng co giật, lâu dài có thể tiến triển thành động kinh.
Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy rằng, tỉ lệ trẻ sốt cao co giật gặp di chứng động kinh chiếm khoảng 1 – 2% và nguy cơ này tăng lên 2.5 lần nếu:
– Trẻ có cơn co giật trước 12 tháng tuổi.
– Cơn co giật tái diễn nhiều lần trong thời gian dài.
– Trẻ đã có những bất thường trong cấu trúc não bộ từ trước.
Tăng động giảm chú ý
Tăng động giảm chú ý là một rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ từ 3 – 17 tuổi, điển hình với các triệu chứng nghịch ngợm, hiếu động quá mức, thiếu tập trung, chú ý và khó kiểm soát cảm xúc, hành vi. Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia tại Đại học Y khoa Arak, Iran cho thấy, “nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ có tiền sử sốt cao co giật cao gấp 2.5 lần so với trẻ bình thường”.
Hội chứng rối loạn tic
Một nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện Đại học Quốc gia Cheng Kung, Đài Loan trên hơn 1.500 trẻ cho thấy, sốt cao co giật làm tăng nguy cơ mắc hội chứng tic ở trẻ lên 17 lần. Đây cũng là một trong những rối loạn thần kinh phổ biến ở trẻ nhỏ, điển hình với các triệu chứng như: nháy mắt, chun mũi, nhún vãi, ho hắng giọng… nặng hơn có thể là co giật chân tay, nói tục, chửi bậy.
Để giúp trẻ ngăn chặn những biến chứng của sốt cao co giật, cha mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ thật tốt, nhất là khi trẻ ốm sốt:
Xử lý khi trẻ bị sốt
– Cha mẹ nên thường xuyên đo nhiệt độ và cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt dạng viên đạn nhét hậu môn, miếng dán hoặc viên uống ngay khi trẻ chớm sốt (>37.5 – 38.2 độc C).
– Cởi bớt quần áo, cho trẻ mặc đồ mỏng, rộng và dùng khăn ấm lau khắp các vùng trán, nách, bẹn, lưng… nhằm giúp cơ thể nhanh thoát nhiệt.
– Thuốc hạ sốt nên dùng paracetamol đơn chất với liều 10 – 15mg/kg cân nặng cho một lần sử dụng. Mỗi lần nên cách nhau khoảng 4 – 6 tiếng và không quá 6 liều/ngày.
– Bổ sung nước và điện giải cho trẻ bằng Oresol.
– Nếu trẻ sốt trên 39 độ C và sau khi sử dụng thuốc mà trẻ vẫn không hạ nhiệt thì cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế gần nhất.
– Sau khi trẻ hết sốt, cha mẹ cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để trẻ nhanh hồi phục, ưu tiên lựa chọn thực phẩm dạng lỏng, dễ tiêu và dành thời gian để trẻ được nghỉ ngơi, thư giãn.
Dùng khăn ấm chườm trán để trẻ nhanh hạ nhiệt
Xử lý khi trẻ bị sốt cao co giật
Trong trường hợp trẻ bị co giật, cha mẹ cần hết sức bình tĩnh và thực hiện các bước sau nhằm hạn chế các biến chứng của sốt cao co giật có thể xảy ra:
– Đặt trẻ nằm nghiêng sang một bên để tránh đờm, dãi… chảy ngược vào thực quản gây ngạt đường thở.
– Nới bớt áo để trẻ dễ thở hơn.
– Không đặt bất cứ vật cứng nào vào miệng trẻ hoặc dùng lực kìm kẹp cơ thể bởi điều này có thể khiến trẻ gặp chấn thương.
Sau cơn co giật, trẻ hay mệt mỏi và khó chịu trong người, do vậy, cha mẹ nên cho con nằm nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ để nhanh lấy lại sức. Bên cạnh đó các nhà khoa học thường khuyên rằng, trẻ sốt cao co giật nên được sử dụng các sản phẩm từ thảo dược Câu đằng, An tức hương có tác dụng an thần, ổn định dẫn truyền thần kinh, nhờ đó phòng ngừa cơn co giật tái phát, hạn chế di chứng động kinh và xoa dịu những thương tổn não bộ do cơn co giật cũ để lại.
Có thể bạn quan tâm:
Sản phẩm từ thảo dược Câu đằng, An tức hương giúp ngăn ngừa sốt cao co giật hiệu quả
Các bước sơ cứu khi trẻ bị sốt cao co giật
Hi vọng qua bài viết trên các bậc phụ huynh đã hiểu hơn về các biến chứng của sốt cao co giật, đồng thời nắm rõ các phương pháp phòng ngừa và điều trị sốt co giật ở trẻ hiệu quả. Đừng quên liên hệ tới số 024.3775.9051 – 0972.032.029 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Ds. Mai Hoa
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Tin liên quan
Viết bình luận