Bệnh mạch vành

[Thiểu năng vành] – Cập nhật những thông tin bệnh mới nhất năm 2019!

Ngày đăng: 20 Tháng Sáu, 2019
5/5 - (3 bình chọn)

Thiểu năng vành là tên gọi khác của bệnh mạch vành – nguyên nhân gây tử vong của hơn 20 triệu người trên thế giới mắc bệnh tim mạch mỗi năm. Hiểu rõ về bệnh cùng những lưu ý trong điều trị là biện pháp đối phó tốt nhất với bệnh tim nguy hiểm này!

Nguyên nhân gây thiểu năng vành

Thiểu năng vành chỉ tình trạng mạch vành bao quanh trái tim bị tắc nghẽn hoặc co thắt, làm giảm lưu lượng máu đến nuôi tim. Thủ phạm gây ra sự tắc nghẽn chính là mảng xơ vữa lắng đọng trong lòng mạch. Chúng được khởi phát từ những tổn thương tại lớp trong cùng của mạch máu, tại đó sẽ tích tụ cholesterol, canxi, các chất thải chuyển hóa lưu hành trong máu và tạo nên mảng bám làm cản trở dòng máu đến nuôi tim.

Mảng xơ vữa – nguyên nhân gây ra thiểu năng vành

Triệu chứng cảnh báo thiểu năng vành

Trong giai đoạn đầu khi mạch vành chỉ hẹp dưới 30%, người bệnh gần như không cảm thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Khi mạch vành hẹp nặng hơn (từ 50% trở lên), họ có thể gặp phải những triệu chứng như:

Đau thắt ngực: Đây là triệu chứng phổ biến và đặc trưng nhất, cơn đau được mô tả như có vật nặng đè lên ngực, đôi khi lại nhói như kim châm. Vị trí đau thường ở giữa ngực, hơi lệch về bên trái. Thời gian thường kéo dài từ vài phút đến vài chục phút.

– Đau ở các vị trí khác: Cơn đau ngực có thể lan ra các vị trí như cổ, hàm, vai, cánh tay trái.

– Khó thở, hụt hơi.

– Vã mồ hôi lạnh.

– Ợ nóng, buồn nôn, nôn mửa.

– Mệt mỏi cùng cực, chân tay vô lực.

– Đánh trống ngực do tim đập loạn nhịp.

Làm thế nào để chẩn đoán thiểu năng vành?

Để chẩn đoán bạn có bị thiểu năng vành hay không, bác sỹ sẽ dựa trên những triệu chứng bạn đang gặp phải kết hợp cùng với các kết quả xét nghiệm chẩn đoán sau:

– Chụp động mạch vành.

– Siêu âm tim.

– Thử nghiệm gắng sức tim.

– Chụp cắt lớp mạch vành.

– Điện tâm đồ.

Các phương pháp điều trị thiểu năng vành

Thuốc điều trị thiểu năng vành

Thuốc giúp giảm nhẹ các triệu chứng do thiểu năng vành gây ra và kiểm soát các yếu tố nguy cơ đi kèm. Có rất nhiều nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị thiểu năng vành, chẳng hạn như:

– Thuốc trị đau thắt ngực: phổ biến nhất là thuốc giãn mạch nhóm nitrat như nitroglycerin, isosorbid mononitrat, isosorbid dinitrat…

– Thuốc hạ mỡ máu: Statin là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất với các biệt dược như simvastatin, rosuvastatin, atorvastatin…

– Thuốc chống đông máu: như aspirin, coumarin, clopidogrel… giúp phòng ngừa cục máu đông gây đột quỵ não, nhồi máu cơ tim.

– Thuốc chống loạn nhịp tim: nhóm chẹn beta giao cảm như atenolol, propranolol, metoprolol…

– Thuốc hạ áp: có rất nhiều nhóm khác nhau như chẹn kênh canxi, ức chế men chuyển angiotensin…

Sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị thiểu năng vành

Thực tế có rất nhiều người bệnh thiểu năng vành dù sử dụng thuốc tây lâu ngày nhưng triệu chứng vẫn chậm cải thiện. Khi đó, việc kết hợp sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ có chứa thảo dược giúp giãn mạch, kìm hãm sự phát triển của mảng xơ vữa như Bồ hoàng, kết hợp cùng tác dụng chống đông máu của Natto chính là giải pháp trị thiểu năng vành hiệu quả mà người bệnh nên áp dụng sớm. Biện pháp này không chỉ giúp làm giảm nhanh triệu chứng đau thắt ngực, mệt mỏi, khó thở mà còn phòng ngừa biến chứng cục máu đông cho người bệnh thiểu năng vành.

Xem thêm: Thông tin về sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị thiểu năng vành chứa Bồ hoàng, Natto

Phẫu thuật

Nếu sử dụng thuốc vẫn chưa đủ để giải quyết các triệu chứng cho người bệnh, phẫu thuật có thể được cân nhắc tiến hành. Các phương pháp phẫu thuật đang được áp dụng hiện nay là:

Đặt stent mạch vành: Các bác sỹ sẽ luồn ống thông tim có bóng nong ở đầu đến vị trí tắc nghẽn và nong rộng lòng mạch, sau đó giữ cho mạch vành luôn mở rộng với 1 khung kim loại (stent) được để lại ngay tại vị trí tắc nghẽn.

Mổ bắc cầu động mạch vành: Nếu mạch vành bị tắc ở nhiều đoạn và không thể đặt nhiều stent cùng lúc, bác sỹ sẽ mổ phanh lồng ngực, cắt một đoạn mạch máu khỏe mạnh từ chân hoặc ngực để làm cầu nối dẫn máu thay cho đoạn mạch bị tắc đó.

– Phương pháp laser: Bác sỹ dùng năng lượng tia laser tạo những lỗ nhỏ trên tim để kích thích các mạch máu mới phát triển thay thế cho mạch đã bị tổn thương.

Phản xung động ngoại biên tăng cường

Phương pháp này thích hợp với người bệnh không thể can thiệp phẫu thuật và dùng thuốc không có hiệu quả. Người bệnh sẽ được đeo thiết bị đặc biệt tạo lực ép ở chân để đẩy máu về tim nhiều hơn, làm tăng cung cấp máu cho hệ mạch vành.

Lời khuyên về lối sống cho người bệnh thiểu năng vành

Việc áp dụng lối sống khoa học vừa giúp phòng ngừa thiểu năng vành cho những đối tượng có nguy cơ cao, vừa ngăn bệnh tiến triển nặng hơn với những người đã có bệnh. Chuyên gia Tim mạch khuyên bạn nên:

– Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào, hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước tăng lực…

– Trong chế độ ăn nên giảm bớt muối, đường, mỡ thêm vào các món ăn; hạn chế những đồ mặn như dưa muối, cá khô, thịt hộp; thực phẩm chứa nhiều chất béo có hại cho tim như lòng đỏ trứng, nội tạng động vật, mỡ động vật… Bổ sung thêm vào bữa ăn các thực phẩm có lợi cho tim như rau xanh, trái cây, cá tươi, ngũ cốc nguyên cám…

Những thực phẩm tốt cho người bệnh thiểu năng vành

– Rèn luyện thói quen luyện tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày, các bài tập như đi bộ nhẹ, đạp xe, yoga, thiền, thái cực quyền… luôn được khuyến khích tập luyện trong mọi giai đoạn bệnh.

– Điều chỉnh cân nặng về mức lý tưởng, luyện tập và ăn kiêng để tránh béo phì.

– Tránh suy nghĩ, lo lắng, bi quan về bệnh tật; hãy giải tỏa tâm lý bằng cách tham gia các câu lạc bộ yêu thích, nghe nhạc nhẹ, xem phim hài và trò chuyện cùng người thân.

Trên đây là toàn bộ những thông tin mới nhất về bệnh thiểu năng vành và các phương pháp điều trị được áp dụng hiện nay. Nếu đang gặp phải khó khăn trong điều trị căn bệnh này, bạn hãy chia sẻ với chúng tôi qua số điện thoại 0972 032 029 hoặc để lại bình luận ngay dưới bài viết này để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Ds. Mạnh Hùng

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16898-coronary-artery-disease

Viết bình luận