Bệnh mạch vành

Tăng huyết áp ở người trẻ và những hậu quả bạn cần biết

Ngày đăng: 1 Tháng Chín, 2020
5/5 - (13 bình chọn)

Tăng huyết áp ở người trẻ (dưới 35 tuổi) nếu không được điều trị có thể gây ra xơ cứng động mạch, làm tăng nguy cơ đột quỵ, tổn thương thận và não. Chính tâm lý chủ quan ở người trẻ đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc về sau.   

Nguyên nhân gây tăng huyết áp ở người trẻ

Tăng huyết áp ở người trẻ được xác định là có liên quan đến một số yếu tố sau:

– Các bệnh nội tiết: như đái tháo đường, u tủy thượng thận, hội chứng Cohn, hội chứng Cushing, bệnh tuyến giáp, bệnh tuyến yên…

– Bệnh thận: như hẹp động mạch thận, suy thận mạn, viêm cầu thận, thận ứ nước…

– Yếu tố tâm lý: áp lực công việc và các vấn đề xã hội khiến người trẻ thường xuyên lo lắng, căng thẳng kéo dài, gây ra tăng huyết áp.

– Di truyền: Gia đình có người bị tăng huyết áp thì bạn cũng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.

– Chế độ ăn thiếu khoa học: Người trẻ thường có xu hướng lựa chọn thức ăn nhanh, chứa nhiều đường, chất béo có hại cho tim mạch; thói quen hút thuốc lá, sử dụng rượu bia nhiều cũng là yếu tố gây tăng huyết áp.

– Lười vận động: Do tính chất công việc phải ngồi một chỗ và chưa ý thức được vai trò của luyện tập thể dục thể thao nên người trẻ thường ít vận động, điều này rất dễ gây ra thừa cân, béo phì; từ đó làm gia tăng nguy cơ mắc cao huyết áp.  

Không thể chủ quan với bệnh tăng huyết áp ở người trẻ

Tăng huyết áp ở người trẻ có biểu hiện gì?

Tăng huyết áp gần như không gây ra bất kỳ triệu chứng nào nên đa số người trẻ phát hiện bệnh một cách tình cờ qua những đợt khám sức khỏe định kỳ hoặc đi khám vì bệnh lý khác. Khi huyết áp tăng cao kịch phát (180/120mmHg), người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

– Đau đầu dữ dội.

– Bốc hỏa.

– Hoa mắt, chóng mặt, ù tai, nhìn thấy ruồi bay trước mắt.

– Tiểu ra máu, chảy máu cam.

– Nhìn thấy mạch máu nổi rõ trong máu.

– Tim đập nhanh.

– Buồn nôn

– Đau ngực, tức ngực, khó thở.

Bên cạnh đó, người trẻ bị tăng huyết áp cũng thường mất khả năng kiềm chế cảm xúc, dễ nóng giận, giảm khả năng tập trung trong công việc…

Hậu quả của tăng huyết áp ở người trẻ

Huyết áp tăng cao lâu ngày ở người trẻ nếu không được điều trị sẽ dẫn đến những biến chứng sau:

– Suy tim: Tăng độ dày và khối lượng thành thất trái được phát hiện ở người trẻ tuổi trên siêu âm tim định kỳ. Thành cơ tim dày làm giảm khả năng co bóp của tim, dẫn đến suy tim.

– Xơ vữa động mạch: Tăng huyết áp khiến cho thành mạch trở nên xơ cứng, giảm độ đàn hồi, có thể tạo ra những vết rách trong thành mạch. Đây là yếu tố khởi phát hình thành mảng xơ vữa động mạch – căn nguyên của các biến chứng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ não…

– Phình tách động mạch: Huyết áp tăng cao khiến thành động mạch suy yếu và tạo nên những túi phình động mạch. Khi phình mạch vỡ ra sẽ gây xuất huyết trong đe dọa tính mạng.

– Suy thận: Huyết áp cao làm tổn thương các mạch máu ở thận, dẫn tới giảm khả năng thải lọc máu của thận gây ra suy thận.

– Biến chứng trên mắt: Dưới áp lực cao, các mạch máu mỏng manh ở mắt rất dễ bị tổn thương, gây xuất huyết võng mạc làm giảm thị lực nhanh chóng.

– Rối loạn chức năng tình dục: tỷ lệ mắc phải ở người trẻ bị tăng huyết áp cao gấp 2,5 lần so với người không bị tăng huyết áp.

Cách điều trị tăng huyết áp ở người trẻ

Cũng như đối với người cao tuổi, việc điều trị tăng huyết áp ở người trẻ cũng cần sự kết hợp giữa thuốc điều trị và thay đổi lối sống khoa học. Cụ thể như sau:

Thay đổi chế độ ăn uống

– Ăn nhạt (không quá 3 gam muối/ngày), thực hiện chế độ ăn giảm chất béo, đường, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh.

– Tăng cường bổ sung chất xơ, vitamin từ rau quả tươi, ngũ cốc nguyên cám.

– Bổ sung đạm từ các loại hạt họ đậu, cá tươi… thay vì thịt đỏ.

– Hạn chế uống nhiều bia rượu, không hút thuốc lá.

Tăng cường vận động

Bạn cần rèn luyện thói quen luyện tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày, nhất là những người làm công việc văn phòng, công nhân… thường phải ngồi một chỗ. Các bài tập thích hợp cho người mới bắt đầu là đi bộ, đạp xe, yoga, bơi lội…

Người trẻ bị tăng huyết áp nên luyện tập yoga mỗi ngày

Giải tỏa căng thẳng

Bạn cần sắp xếp công việc khoa học để dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, không thức khuya, cần ngủ đủ giấc để đảm bảo cho một ngày làm việc hiệu quả tiếp theo. Để giảm bớt lo âu căng thẳng, bạn có thể nghe nhạc nhẹ, tập thể dục, xem các chương trình giải trí…

Sử dụng thuốc    

Nếu đã điều chỉnh lối sống nhưng huyết áp vẫn chưa được kiểm soát tốt, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn một số loại thuốc hạ áp như thuốc ức chế men chuyển angiotensin, thuốc chẹn thụ thể angiotensin 2, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chẹn beta giao cảm… Bên cạnh các thuốc hạ áp theo đơn, bạn nên sử dụng kết hợp cùng những thảo dược có tác dụng giãn mạch, hạ áp tốt như Bồ hoàng, Đan sâm, Hoàng bá, Sơn tra… Đây cũng là giải pháp đang được các chuyên gia Tim mạch khuyến cáo người bệnh áp dụng để phòng ngừa biến chứng của tăng huyết áp trên tim mạch.

Bạn muốn tìm hiểu thêm về giải pháp thảo dược hỗ trợ điều trị tăng huyết áp ở người trẻ, vui lòng liên hệ tổng đài 0972.032.029 để được tư vấn trong thời gian sớm nhất.   

Một trong những yếu tố cản trở đến việc điều trị tăng huyết áp ở người trẻ đó chính là tâm lý không chấp nhận mình mắc bệnh vì chưa gặp phải triệu chứng gì; nhiều người lại có tâm lý giấu bệnh vì sợ sẽ ảnh hưởng đến khả năng thăng tiến trong công việc. Ngay từ bây giờ, người trẻ cần sớm nhận thức được mối nguy hiểm của tăng huyết áp và kịp thời điều trị sớm để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm sau này.

Xem thêm:

Sản phẩm thảo dược cho người trẻ bị tăng huyết áp

Tăng huyết áp nên ăn gì? – Đừng bỏ qua 11 thực phẩm này

Ds. Mạnh Hùng

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:
https://www.healthline.com/health-news/high-blood-pressure-ignoreddffd
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26821528/fbd

Viết bình luận