Bệnh mạch vành

Sơn tra và 8 công dụng hữu ích trong điều trị bệnh tim mạch

Ngày đăng: 5 Tháng Sáu, 2020
5/5 - (10 bình chọn)

Sơn tra là vị thuốc Đông y được sử dụng trong điều trị bệnh tim mạch từ hàng chục thế kỉ qua. Và ngày nay, loại thảo dược này đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu từ các nhà khoa học trên thế giới, hứa hẹn trở thành vị thuốc thiết yếu cho người bệnh tim mạch.   

Nhận diện 2 loại Sơn tra dùng để chữa bệnh tim mạch

Có 2 loại Sơn tra chính được dùng làm thuốc, mỗi loại sẽ có những đặc điểm thực vật khác nhau:

– Bắc Sơn tra (Crataegus pinnafidata): thuộc dạng cây thân thảo cao chừng 6m, cành nhỏ có gai. Lá có mép răng cưa chia thành 3 – 5 thùy. Hoa màu trắng họp thành tán. Quả khi chín có màu đỏ, đường kính 1 – 2 cm.

– Nam Sơn tra (Crataegus cuneate): thuộc dạng cây thân gỗ cao 15m, thân cây có gai. Lá có 3 – 7 thùy. Hoa hợp thành tán, có màu trắng. Quả khi chín có màu vàng hoặc đỏ.

Bộ phận dùng làm thuốc là quả Sơn tra đã chín, sau khi thu hoạch về sẽ được bổ đôi hoặc cắt thành lát mỏng rồi đem phơi hoặc sấy khô.

Quả Sơn tra và dược liệu sau khi đã chế biến khô

8 công dụng của Sơn tra trong điều trị bệnh tim mạch

Giảm mỡ máu

Các flavonoid trong Sơn tra có tác dụng ức chế enzym lipase đảm nhiệm vai trò hấp thu chất béo trong thức ăn, nhờ đó ngăn cản quá trình hấp thu chất béo tại ruột. Theo nghiên cứu của Đại học Y học cổ truyền Thiên Tân (Trung Quốc), chỉ sau 4 tuần điều trị với dịch chiết Sơn tra, các chỉ số cholesterol toàn phần, triglycerid và LDL – Cholesterol máu ở người bệnh đã giảm đi đáng kể. Không chỉ vậy, Sơn tra còn làm tăng nồng độ HDL – Cholesterol giúp vận chuyển cholesterol dư thừa về gan để thải ra ngoài.

Chống xơ vữa động mạch  

Không chỉ có tác dụng hạ mỡ máu, nghiên cứu của Đại học Y Chung Shan còn cho thấy các hoạt chất flavonoid, procyanidin trong Sơn tra có tác dụng chống viêm và ngăn cản quá trình oxy hóa LDL – cholesterol tại thành mạch, từ đó chống lại sự hình thành và phát triển của mảng xơ vữa động mạch.  

Chống huyết khối (cục máu đông)

Các hợp chất phenolic trong Sơn tra đã được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa cục máu đông xuất hiện, điển hình trong số đó phải kể đến hoạt chất Eriodectyol. Với nồng độ 100mcg/ml, Eriodectyol có khả năng kéo dài thời gian đông máu tương tự như Liquaemin – một loại thuốc chống đông máu tây y.

Cục máu đông là nguyên nhân gây ra các biến chứng nguy hiểm do tắc mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, thuyên tắc phổi… Do đó, người bệnh tim mạch cần hết sức cảnh giác với biến chứng do huyết khối gây ra.

Tăng lực co bóp cơ tim  

Theo nghiên cứu của Đại học Cologne (Đức), chiết xuất Sơn tra có tác dụng ức chế bơm natri và tăng vận chuyển canxi qua màng tế bào. Thông qua điều khiển các kênh ion này, Sơn tra giúp làm tăng lực co bóp cơ tim, cải thiện khả năng làm việc của tim trên người bệnh suy tim sung huyết.

Ngăn ngừa biến đổi cấu trúc tim

Theo nghiên cứu của Đại học Michigan (Hoa Kỳ), Sơn tra có tác dụng ngăn ngừa dày thành tâm thất (buồng tim phía dưới), chống lại những biến đổi trong cấu trúc tim; từ đó phòng tránh rối loạn chức năng cơ tim do phì đại tâm thất gây suy tim, đây là biến chứng thường gặp ở người bệnh huyết áp cao lâu năm.

Hạ huyết áp

Chiết xuất Sơn tra giúp làm giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương sau 10 tuần sử dụng. Điều này đã được chứng minh qua nghiên cứu của Đại học Reading (Anh) trên người bệnh cao huyết áp. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với người bệnh tim mạch vì huyết áp cao là yếu tố nguy cơ góp phần thúc đẩy nhiều bệnh lý như bệnh mạch vành, suy tim, hở van tim…

Quả Sơn tra dùng điều trị huyết áp cao

Chống loạn nhịp tim

Theo kết quả nghiên cứu của Đại học Y khoa Tabriz (Iran), nhờ khả năng ức chế vận chuyển ion kali qua màng tế bào tương tự như các thuốc chống loạn nhịp loại III, Sơn tra giúp làm giảm các rối loạn nhịp tim như nhịp ngoại tâm thu, rung thất…  

Ngăn tổn thương tim do thiếu máu cục bộ

Các nhà khoa học thuộc Viện tổng hợp hữu cơ Latvia (Đức) đã tiến hành nghiên cứu về dược liệu Sơn tra và nhận thấy rằng, Sơn tra giúp làm giảm diện tích vùng cơ tim tổn thương do nhồi máu, giảm tỷ lệ tử vong và tăng khả năng hồi phục sức khỏe sau nhồi máu cơ tim.

Chống tái tắc hẹp sau đặt stent mạch vành

Sau đặt stent mạch vành, người bệnh vẫn có nguy cơ cao bị tái tắc hẹp mạch vành trở lại. Nguyên nhân là do sự tăng sinh quá mức của tế bào cơ trơn thành mạch máu. Trong khi đó, nghiên cứu của Khoa Dược, Đại học Munich (Đức) cho thấy rõ, Sơn tra có tác dụng ức chế quá trình phát triển bất thường này của các tế bào cơ trơn thành mạch, nhờ đó giúp phòng tránh biến chứng tái tắc hẹp mạch vành sau đặt stent.

Sản phẩm hỗ trợ tim mạch chứa thảo dược Sơn tra  

Y học cổ truyền vẫn còn lưu lại rất nhiều bài thuốc chữa bệnh tim mạch từ Sơn tra, tuy nhiên với cách thức chế biến thủ công dạng cao, đan, hoàn, tán thì thường khó định liều chính xác và dễ lẫn tạp. Ngày nay, sự phát triển của công nghệ bào chế dược phẩm đã khắc phục được nhược điểm này. Nhờ vậy, người ta đã có thể chiết xuất Sơn tra dưới dạng tinh chế và phối hợp cùng nhiều vị dược liệu khác như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá… tạo nên viên uống thảo dược tiện dụng, thích hợp dùng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý tim mạch như hẹp mạch vành, hở van tim, suy tim. Theo các chuyên gia Tim mạch, người bệnh nên kết hợp sử dụng viên uống hỗ trợ chứa thảo dược Sơn tra cùng thuốc điều trị ít nhất một vài tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.   

Xem thêm:

Bồ hoàng – Loại phấn hoa đặc biệt ngăn xơ vữa động mạch tiến triển

Sản phẩm hỗ trợ cho người bệnh tim mạch chứa Sơn tra

Với những công dụng đã được nghiên cứu y học làm sáng tỏ như trên, Sơn tra hứa hẹn sẽ trở thành vị dược liệu tiềm năng, góp mặt trong công thức bào chế của nhiều sản phẩm hỗ trợ tim mạch mà khó vị thảo dược nào có thể thay thế.

Ds. Mạnh Hùng

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20123010

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23115017

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21425878

 

 

Viết bình luận