Bệnh mạch vành

Tăng huyết áp kháng trị – Dùng thuốc không thôi là chưa đủ!

Ngày đăng: 4 Tháng Tám, 2020
5/5 - (5 bình chọn)

Theo ước tính hiện nay trên thế giới có tới 20% người bệnh bị tăng huyết áp kháng trị. Căn bệnh này có thể âm thầm tàn phá hệ thống tim mạch trong nhiều năm mà không gây ra triệu chứng. Vậy làm thế nào để ngăn chặn rủi ro khi mắc phải căn bệnh này? Hãy cùng tìm hiểu giải pháp ngay sau đây. 

Tăng huyết áp kháng trị là gì?

Tăng huyết áp kháng trị hay còn gọi là tăng huyết áp kháng thuốc, được chẩn đoán khi người bệnh đã sử dụng đồng thời 3 nhóm thuốc hạ áp, trong đó có 1 thuốc lợi tiểu nhưng huyết áp vẫn ở mức cao (huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg). Trong đó, huyết áp là chỉ số áp lực của máu tác động lên thành mạch. Huyết áp được đặc trưng bởi 2 chỉ số là huyết áp tâm thu đo được khi tim co bóp và huyết áp tâm trương đo được khi tim nghỉ.

Ngoài ra, những người bệnh phải dùng đến 4 loại thuốc mới kiểm soát được huyết áp cũng được coi là tăng huyết áp kháng trị.

Người bị tăng huyết áp kháng trị dùng kết hợp 3 loại thuốc hạ áp nhưng vẫn không hiệu quả

Tăng huyết áp kháng trị có biểu hiện gì?  

Bạn có thể bị tăng huyết áp mà không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, khi huyết áp tăng cao kịch phát với chỉ số đo được ≥180/120 mmHg, bạn có thể gặp phải các biểu hiện như:

– Đau đầu dữ dội kèm theo hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng.

– Đỏ mặt, nóng bừng mặt.

– Khó thở

– Đau ngực, đánh trống ngực.

– Chảy máu cam

– Tiểu ra máu

– Nhìn mờ, thấy chấm đen trước mắt.

Nguyên nhân gây ra tăng huyết áp kháng trị  

75% trường hợp bị tăng huyết áp kháng trị không xác định được nguyên nhân. Các nhà khoa học cho biết, bệnh có thể do một hoặc nhiều bệnh lý tiềm ẩn khác kết hợp cùng một số yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như:  

– Bệnh nội tiết gây rối loạn hormon tham gia kiểm soát huyết áp như bệnh aldosteron nguyên phát, rối loạn tuyến thượng thận, Hội chứng Cushing, cường giáp, suy giáp…

– Hẹp động mạch thận, suy thận.

– Hẹp động mạch chủ.

– Hội chứng ngưng thở khi ngủ.

– Người bị béo phì.

– Lối sống thiếu khoa học: ăn mặn, uống rượu bia nhiều, hút thuốc lá, lười vận động…

Một số người bị tăng huyết áp giả kháng trị, nguyên nhân là do tương tác của thuốc hạ áp với thuốc khác như thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thuốc thông mũi, thuốc tránh thai, aspirin ở liều cao… Hội chứng áo choàng trắng (huyết áp chỉ tăng cao khi gặp bác sỹ), sai sót do kỹ thuật đo huyết áp hoặc máy đo huyết áp chưa chuẩn…    

Tăng huyết áp kháng trị nguy hiểm như thế nào?

Theo thời gian, huyết áp tăng cao không kiểm soát sẽ gây tổn thương động mạch, bắt đầu từ những mạch máu nhỏ tại mắt, thận cho đến những mạch máu lớn như mạch vành ở tim, động mạch chủ. Kết quả là người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng như:

– Đột quỵ não: huyết áp tăng cao quá mức có thể gây xuất huyết não đe dọa tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

– Bệnh mạch vành: Tăng huyết áp là yếu tố khởi phát gây tổn thương mạch vành, thúc đẩy xơ vữa động mạch tiến triển gây tắc hẹp mạch vành, giảm lượng máu đến nuôi tim, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới nhồi máu cơ tim.

– Suy tim: Tăng huyết áp khiến tim phải làm việc nhiều hơn để đẩy máu đi nuôi cơ thể, lâu dần sẽ dẫn tới phì đại cơ tim, suy tim.

– Biến chứng trên thận: Huyết áp cao làm tổn thương mạch máu thận, giảm khả năng thải lọc máu của thận (suy thận).

– Biến chứng trên mắt: Tổn thương các mạch máu ở mắt gây xuất huyết võng mạc, làm giảm thị lực, có thể dẫn tới mù lòa.  

– Phình tách động mạch chủ: Cao huyết áp có thể khiến thành mạch máu lớn như động mạch chủ bụng, động mạch chủ ngực bị bóc tách và phình giãn, túi phình có thể vỡ ra gây chảy máu trong; nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn tới tử vong.

– Suy giảm trí nhớ

– Rối loạn cương dương.

Điều trị tăng huyết áp kháng trị

Duy trì thói quen sống khoa học

Để kiểm soát huyết áp hiệu quả, người bệnh cần bắt đầu bằng những thay đổi cơ bản trong lối sống hằng ngày:

– Ăn uống khoa học: Thực hiện chế độ ăn giảm muối (dưới 3g muối/ngày), cắt giảm những thực phẩm giàu chất béo như mỡ động vật, thịt đỏ, lòng đỏ trứng…

– Hạn chế uống rượu bia, bỏ thuốc lá.

– Tăng hoạt động thể chất thường xuyên để hạ huyết áp hiệu quả hơn, giữ cân nặng ở mức mục tiêu với chỉ số khối cơ thể BMI từ 18,5 – 24,9 kg/m2.

– Quản lý căng thẳng: hạn chế suy nghĩ, lo lắng nhiều. Các bài tập như thiền tịnh, yoga, hít thở sâu… sẽ giúp bạn thư giãn tâm lý tốt hơn.

– Kiểm tra huyết áp thường xuyên bằng các thiết bị đo huyết áp tại nhà hoặc bạn cũng có thể đến tại các cơ sở y tế để đo huyết áp. Để loại trừ nguyên nhân tăng huyết áp là do hiệu ứng áo choàng trắng, bạn sẽ phải đeo máy đo huyết áp 24h.

Tự kiểm tra huyết áp tại nhà với máy đo huyết áp cầm tay

Sử dụng thuốc hạ áp theo chỉ định

Các phác đồ phối hợp 3 thuốc hạ áp mà bác sỹ đang chỉ định cho người bệnh tăng huyết áp kháng trị hiện nay là:

– Thuốc lợi tiểu + thuốc chẹn beta + thuốc chẹn kênh calci.

– Thuốc lợi tiểu + thuốc chẹn kênh calci + thuốc ức chế men chuyển.

– Thuốc lợi tiểu + thuốc chẹn kênh calci + Thuốc chẹn thụ thể Angiotensin I.

Người bệnh tăng huyết áp kháng trị thường phải dùng các thuốc này với liều dung nạp tối đa nên nguy cơ gặp phải tác dụng phụ sẽ rất cao. Với những trường hợp này, để giảm thiểu những ảnh hưởng của thuốc lên gan thận, các bác sỹ thường phải phối hợp thuốc tây cùng những sản phẩm hỗ trợ chứa thảo dược có tác dụng giãn mạch, hạ áp như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá, Đan sâm… Nhờ vậy mà người bệnh sẽ sớm đạt được chỉ số huyết áp mục tiêu mà không còn lo ngại về tác dụng phụ của thuốc.

Nếu bạn quan tâm và muốn được tư vấn thêm về giải pháp thảo dược hỗ trợ điều trị tăng huyết áp kháng thuốc, vui lòng liên hệ tổng đài (024).3775.90510972.032.029 để được tư vấn chi tiết.

Mặc dù chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn tăng huyết áp kháng trị, nhưng nếu bạn sử dụng thuốc hạ áp theo chỉ định kết hợp cùng sản phẩm hỗ trợ phù hợp và thay đổi lối sống, huyết áp sẽ luôn ổn định trong giới hạn an toàn và giảm nguy cơ biến chứng do tăng huyết áp gây ra.   

Xem thêm:

Tăng huyết áp nên ăn gì? – Đừng bỏ qua 11 thực phẩm này

Hoàng bá – vị thuốc Đông y thiết yếu cho người bệnh tăng huyết áp

Ds. Mạnh Hùng

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:
https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/high-blood-pressure-hypertension/resistantn fdhffhypertension#:~:text=Resistant%20hypertension%20is%20high%20blood,at%20their%20maximally%20tolerated%20doses.

https://www.ahajournals.org/doi/10.1161/HYP.0000000000000084bfds

 

 

Viết bình luận