Hiện nay, chứng bệnh tăng động giảm chú ý (ADHD) đang ngày càng phổ biến ở các trẻ nhỏ, bậc phụ huynh cũng dần nhận thức được những ảnh hưởng tiêu cực của căn bệnh này đối với cuộc sống của con. Nhiều cha mẹ còn cẩn thận theo dõi những biểu hiện của con ngay ở độ tuổi lên 3 nhưng cũng không dễ dàng để biết đó có phải là tăng động hay không. Vậy tăng động giảm chú ý ở trẻ 3 tuổi có những đặc điểm như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn gỡ rối.
Mục lục
Thực tế là rất khó để nhận thấy các biểu hiện tăng động giảm chú ý ở trẻ trong độ tuổi này. Bởi đây là thời gian trẻ bắt đầu có nhận thức rõ hơn về mọi thứ xung quanh, chúng luôn tò mò và thích khám phá hơn. Hầu hết trẻ lên 3 đều rất hiếu động, tuy nhiên có một số dấu hiệu cha mẹ có thể nghĩ đến là bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ 3 tuổi bao gồm:
– Trẻ hay bồn chồn, nhấp nhổm không yên.
– Trẻ hay chạy nhảy xung quanh, trèo leo lên các đồ vật trong nhà.
– Trẻ liên tục di chuyển, không ngồi yên, cảm giác giống như “động cơ” hoạt động liên tục.
– Trẻ nói chuyện không ngừng, có đôi khi nói linh tinh không theo chủ đề.
– Trẻ khó tập trung, dễ bị phân tâm trong các hoạt động và ngay cả trong bữa ăn.
– Khả năng lắng nghe kém, hay ngắt lời người lớn.
– Trẻ thường xuyên mất ngủ.
– Tâm trạng thất thường, hay hờn dỗi, cáu gắt khi không được làm theo ý mình.
– Hay gây gổ, tranh giành đồ chơi với các bạn ở lớp.
Những biểu hiện này của trẻ thường lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Đôi khi trẻ có thể tự làm mình bị thương do nghịch ngợm quá mức và không nhận thức hết được sự nguy hiểm.
Trẻ 3 tuổi bị tăng động thường có những hành vi quá mức
Nếu con bạn đang có những dấu hiệu tăng động giảm chú ý ở trẻ 3 tuổi kể trên, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo số điện thoại (024).3775.9051 – 0972.032.029 để được các chuyên gia tư vấn tìm ra giải pháp giúp cải thiện sớm tình trạng này của bé.
Thực tế, độ tuổi trung bình thường được chẩn đoán tăng động giảm chú ý là 7 tuổi, mặc dù tại Học viện Nhi Khoa Hoa Kỳ đã có mở rộng chẩn đoán tăng động giảm chú ý trong độ tuổi từ 4-18 tuổi nhưng vẫn chưa có bất kỳ hướng dẫn chi tiết để xác định liệu trẻ có bị tăng động hay chỉ là hiếu động thông thường ở độ tuổi lên 3. Chính vì vậy, việc chẩn đoán tăng động giảm chú ý ở trẻ trong độ tuổi này là một bài toán khó.
Để chẩn đoán, bác sĩ thường:
– Tiến hành thăm khám sức khỏe tổng quát.
– Lắng nghe mô tả của cha mẹ về những hoạt động của trẻ ở nhà và lớp mẫu giáo.
– So sánh những hành vi của trẻ với thang điểm đánh giá tăng động giảm chú ý ở trẻ.
Trong khi chẩn đoán cần phân biệt với một số tình trạng bệnh cũng có thể gây nên các biểu hiện tương tự bao gồm:
– Tổn thương não bộ.
– Rối loạn tư duy, ngôn ngữ.
– Rối loạn cảm xúc bao gồm trầm cảm, lo âu, sang chấn tinh thần.
– Rối loạn hoạt động thần kinh cơ.
– Rối loạn giấc ngủ thông thường.
– Bệnh lý tuyến giáp.
– Vấn đề liên quan đến thị giác và thính giác.
Xem thêm: Thang điểm đánh giá tăng động giảm chú ý ở trẻ
Khi chẩn đoán chính xác tăng động giảm chú ý, cha mẹ nên điều trị sớm cho con để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng, tránh những ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập của trẻ sau này.
Trẻ có thể được chỉ định một số thuốc để cải thiện các triệu chứng như: Methylphenidate, lisdexamfetamine, atomoxetine, guanfacine, dexamfetamine… Suy cho cùng, đây không phải là giải pháp tối ưu bởi chỉ có tác dụng chữa “phần ngọn”, tức là các triệu chứng có thể giảm bớt đi nhưng tác dụng không duy trì lâu dài, đó là chưa kể đến một số tác dụng phụ có thể gặp phải.
Đây mới chính là giải pháp mang lại hiệu quả lâu dài với tình trạng tăng động giảm chú ý ở trẻ. Với những trẻ đã đi học mẫu giáo, để mang lại hiệu quả tối ưu nhất, cần có sự hợp tác giữa cha mẹ và thầy cô theo những hướng dẫn sau:
– Cha mẹ nên xây dựng cho con một thời gian biểu về giờ giấc ăn uống, vui chơi, học tập, nghỉ ngơi.
– Khuyến khích và hướng dẫn con tự dọn dẹp đồ chơi và các vật dụng cá nhân sau khi dùng xong.
– Khi dạy con chơi và học, nên hạn chế tối đa những ảnh hưởng khác như tiếng ồn, tiếng ti .. để tăng sự tập trung cho con.
– Cha mẹ nên dành thời gian trò chuyện và chơi cùng con những trò chơi giúp nâng cao khả năng tập trung như xếp hình, tô màu, vẽ tranh…
Chơi cùng con là cách giáo dục hành vi tốt với trẻ ADHD
– Tạo cơ hội cho con được tự lựa chọn những điều mình thích trong khuôn khổ như đồ ăn, quần áo, đồ chơi…
– Luôn nhẹ nhàng khi hướng dẫn hay nhắc nhở để con dễ tiếp thu, không nên cứng nhắc hay cáu gắt khi con phạm lỗi bởi ở độ tuổi lên 3 trẻ dễ bị tổn thương tâm lý.
– Dành cho con những lời khen, phần thưởng nhỏ khi con tự mình làm tốt một việc hoặc biết con biết vâng lời hoặc nhận lỗi.
– Cha mẹ nên khuyến khích con tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời cùng các bạn để con được giao lưu và tích lũy dần các kĩ năng.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tăng động giảm chú ý là sự mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh, trong đó nồng độ chất dẫn truyền thần kinh ức chế điển hình là GABA bị thiếu hụt gây nên những rối loạn tín hiệu điện trong não bộ. Việc bổ sung trực tiếp GABA cũng là một giải pháp mới được áp dụng để cải thiện tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên về lâu dài cần có sự tác động kích thích cơ thể tự sản sinh GABA nội sinh để đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn. Những trăn trở này đã được giải quyết khi tiến hành nghiên cứu về vai trò của Câu đằng đối với chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ. Hoạt chất sinh học tự nhiên có trong vị thảo dược này vừa giúp tăn cường dưỡng chất, bảo vệ não bộ đồng thời kích thích sản sinh GABA nội sinh để cân bằng dẫn truyền thần kinh, nhờ đó cải thiện đáng kể các biểu hiện tăng động giảm chú ý ở trẻ.
Tăng động giảm chú ý ở trẻ 3 tuổi là một thử thách lớn đối với cả gia đình đòi hỏi cha mẹ cần trang bị những hiểu biết đầy đủ cũng như thật kiên trì để đồng hành cùng con. Chắc chắn rằng với tình thương và những mong muốn tốt đẹp nhất dành cho con chính là liều thuốc tinh thần tốt nhất để con sớm cải thiện chứng bệnh này.
Bạn có thể quan tâm:
Chế độ dinh dưỡng vàng cho trẻ tăng động giảm chú ý
Giải pháp thảo dược cho trẻ tăng động giảm chú ý
Ds. Nam Anh
BIên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/315518.php
https://www.healthline.com/health/adhd/toddlers
Tin liên quan
Viết bình luận