Trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý thường có những hành vi thể hiện bản thân theo những cách thức riêng của chúng và mức độ không phù hợp với tiêu chuẩn chung. Đó có thể là những hành vi giảm chú ý hơn hoặc tăng động hơn so với những trẻ khác cùng độ tuổi.
Trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý có những hành vi bốc đồng và hiếu động quá mức
Mục lục
Triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý thường được biểu hiện trong những phương diện khác nhau của cuộc sống, từ mối quan hệ gia đình, bạn bè, trường học đến những cách sinh hoạt, học tập thường ngày. Một đứa trẻ dưới 12 tuổi được chẩn đoán là mắc rối loạn tăng động giảm chú ý khi có ít nhất 6 triệu chứng dưới đây:
– Thường không chú ý tới chi tiết những việc đang thực hiện và hay mắc lỗi khi học tập, làm việc hoặc các hoạt động khác.
– Gặp khó khăn trong việc duy trì sự chú ý trong nhiệm vụ được giao hoặc ngay cả khi đang vui chơi.
– Tỏ ra không chú ý lắng nghe và nhớ được những gì người khác nói trực tiếp.
– Không thực hiện công việc theo hướng dẫn, do đó không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình, mặc dù không phải do hành vi chống đối hoặc không hiểu các hướng dẫn
– Thường né tránh, không thích, không muốn tham gia vào những nhiệm vụ đòi hỏi phải tập trung, kiên nhẫn, chẳng hạn như việc làm bài tập.
– Thường đánh mất đồ, chẳng hạn như dụng cụ học tập, bút, vở, đồ chơi…
– Dễ dàng bị phân tâm, sao nhãng bởi những tác nhân bên ngoài, khi người lớn nói chuyện hoặc chương trình trên ti vi…
– Hay quên ngay cả những công việc sinh hoạt thường ngày.
Trẻ thường không hứng thú, không thích việc học, làm bài tập
– Chân tay luôn nhúc nhích, cựa quậy, không thể để yên ở một tư thế.
– Thường rời khỏi chỗ ngồi của mình khi chưa được cho phép, ví dụ như trong lớp học…
– Thường chạy nhảy, leo trèo mà không biết nguy hiểm là gì.
– Thường gặp khó khăn trong việc tham gia chơi những hoạt động vui chơi nhẹ nhàng nhưng lại hoạt động quá nhiều không ngừng nghỉ.
– Thường buột miệng trả lời mà không cần nghe hết câu hỏi.
– Không bao giờ thích chờ đến lượt, thường gặp khó khăn trong những công việc, hoạt động yêu cầu thứ tự sắp xếp.
– Thường ngắt, dừng, hay xen vào cuộc trò chuyện hoặc trò chơi của người khác.
Những triệu chứng trên phải kéo dài ít nhất trên 6 tháng. Một số triệu chứng cần phải xuất hiện ngay khi trẻ còn nhỏ, khảng 12 tuổi hoặc nhỏ hơn. Những triệu chứng này cũng cần phải xuất hiện trên ít nhất 2 phương diện cuộc sống của trẻ (chẳng hạn khi ở trường và ở nhà). Các triệu chứng này nên được giảm đi khi thực hiện những hoạt động xã hội, học tập hay các mối quan hệ khác. Nếu trẻ không có biểu hiện tăng động, bốc đồng trong hanh vi nhưng khả năng tập trung kém thì được gọi là rối loạn giảm chú ý.
Chúng ta có thể nhận thấy các dấu hiệu của rối loạn tăng động giảm chú ý từ khi đứa trẻ chưa bắt đầu đi học. Thái độ thiếu quan tâm, hiếu động, bốc đồng của trẻ có thể dễ dàng nhận thấy khi trẻ không quan tâm, hứng thú khi chơi một trò chơi, xem một chương trình trên TV, hoặc chạy loạn xung quanh và dường như mất kiểm soát. Người nghi ngờ trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý có thể là giáo viên – người thường xuyên tiếp xúc với trẻ em, có kinh nghiệm với những hành xử thông thường của trẻ, do đó dễ phát hiện ra những hành vi bất thường của trẻ.
Hãy đưa trẻ đi khám nếu bạn thấy trẻ có những dấu hiệu trên
Khi nhận thấy những dấu hiệu này, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám khoa nhi hoặc tâm lý. Khi đến khám, trẻ sẽ được hỏi những thông tin về hành vi bất thường và loại bỏ một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến những hành vi đó.
– Sự thay đổi đột ngột trong cuộc sống của đứa trẻ: mất người thân, bố mẹ ly hôn hoặc thất nghiệp.
– Những cơn co giật chưa được phát hiện trước đây.
– Nhiễm trùng tai giữa, có thể gây ra vấn đề về nghe.
– Những bệnh rối loạn khác có thể ảnh hưởng đến não của trẻ.
– Không có khả năng học tập
– Sự lo lắng, trầm cảm.
Những yếu tố này có thể được loại bỏ với sự giúp đỡ của phụ huynh và nhà trường, nhưng các kiểm tra khác vẫn cần thiết được thực hiện.
Trẻ sẽ được đánh giá trực tiếp, những triệu chứng về hành vi sẽ được quan sát trong nhiều môi trường khác nhau và so sánh với những quy định trong hướng dẫn chẩn đoán. Ngoài ra, trẻ con được đánh giá hành vi trong những hành động yêu cầu tính tự chủ cao như tình huống ở nơi ồn ào. Những phản ứng của trẻ cần được chú ý như đọc sách, làm bài tập toán học hoặc chơi một trò chơi… Trở ngại do hành vi bất thường gây ra đối với cuộc sống của trẻ, đó là những mối quan hệ bạn bè, những hoạt động ở trường, ở nhà và ngoài cộng đồng cũng cần được xem xét đến khi đánh giá tình trạng rối loạn của trẻ.
Việc nói chuyện với giáo viên và cha mẹ của trẻ cũng rất cần thiết trong việc xác định những triệu chứng đặc biệt của rối loạn tăng động giảm chú ý, cách ứng xử của trẻ. Từ đó đánh giá tần suất thực hiện hành vi và mức độ nghiêm trọng của rối loạn.
Để hiểu rõ hơn về chứng tăng động giảm chú ý và cách chẩn đoán chính xác, các bậc phụ huynh có thể tham khảo qua chia sẻ của chuyên gia tại đây:
Chuyên gia tư vấn cách chẩn đoán chính xác tăng động giảm chú ý ở trẻ
Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, rối loạn tăng động giảm chú ý có thể sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này. Việc nhận biết sớm các triệu chứng, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng. Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình sẽ góp phần to lớn trong kết quả điều trị của trẻ.
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
http://psychcentral.com/lib/how-is-adhd-diagnosed.
Tin liên quan
Viết bình luận