Bệnh tăng động

8 câu hỏi thường gặp về tăng động giảm chú ý

Ngày đăng: 26 Tháng Tư, 2017
5/5 - (3 bình chọn)

Hiện nay, tỷ lệ trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý đang ngày một gia tăng, tuy nhiên rất nhiều cha mẹ đã không nhận biết được vấn đề này và dễ bị bỏ qua do nhầm lẫn với tính cách hiếu động ở trẻ. Nếu bạn là một trong số những người còn đang mơ hồ về bệnh, hãy cùng tìm hiểu và giải tỏa nỗi lo của mình qua 8 câu hỏi thường gặp dưới đây về chứng tăng động giảm chú ý này.

Tăng động giảm chú ý là gì?

Tăng động giảm chú ý là một hội chứng rối loạn phát triển về hành vi và tính cách ở trẻ nhỏ hoặc người lớn, với những dấu hiệu đặc trưng là sự thiếu tập trung chú ý, hiếu động thái quá, tính tình bốc đồng, thiếu kiên nhẫn, ngồi yên khi thực hiện một việc nào đó. Nếu không được điều trị và kiểm soát tốt, cuộc sống sinh hoạt và học tập thường ngày của trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, khó khăn khi làm việc và phát triển các mối quan hệ xã hội sau này.

Người bị tăng động giảm chú ý khó tập trung chú ý vào một việc

Có mấy dạng tăng động và biểu hiện khác nhau như thế nào?

Chứng tăng động có thể được nhận biết với 3 dạng chính, bao gồm:

– Tăng động với hành vi hiếu động, bốc đồng, phấn kích quá mức: trẻ luôn hoạt động không ngừng nghỉ nhưng vẫn có khả năng tập trung chú ý

– Tăng động dạng giảm chú ý, kém tập trung: trẻ không quá hiếu động nhưng khả năng tập trung chú ý bị giảm rõ rệt, đôi khi là không quan tâm tới người xung quan, ít nói hoặc chậm phát triển cả về ngôn ngữ.

– Tăng động dạng kết hợp cả 2 dấu hiệu của sự hiếu động quá mức và giảm chú ý, tình trạng này phổ biến nhất ở trẻ nhỏ hiện nay.

Có bệnh tăng động ở người lớn không?

Khoảng 10 triệu người trưởng thành có dấu hiệu của rối loạn tăng động giảm chú ý từ khi còn nhỏ. Nhiều trường hợp không nhận ra cho đến khi con của họ được chẩn đoán có bệnh. Sau đó, họ bắt đầu nhận thấy mình cũng có các dấu hiệu tương tự như khó tập trung để sắp xếp, hoàn thành công việc. Mặc dù người bệnh hay quên nhưng cũng rất sáng tạo và thích học hỏi. Vì vậy, một số người học cách quản lý cuộc sống và rất thành công trong xây dựng sự nghiệp dựa trên những điểm mạnh của bản thân.

Dấu hiệu tăng động giảm chú ý là gì?

Một số biểu hiện điển hình của tăng động giảm chú ý như:

– Khó khăn trong chú ý: dễ bị phân tâm, không thể tập trung vào một vấn đề nào đó.

– Rất khó ngồi yên một chỗ: Đây được gọi là tình trạng hoạt động thái quá. Trẻ em tăng động sẽ thường xuyên quấy rầy người khác, lo lắng hoặc chạy vòng vòng không ngừng trong khi thanh thiếu niên và người lớn lại thường cảm thấy bồn chồn và bấp bênh, họ không thể tĩnh lặng đọc sách hay thực hiện các hoạt động yên tĩnh khác.

– Hành động không suy nghĩ: Người bị tăng động giảm chú ý có thể nói quá lớn, cười lớn, trở nên giận dữ khi phải xếp hàng chờ đợi hoặc chia sẻ đồ gì đó với người khác. Riêng với người lớn có thể đưa ra các quyết định nhanh chóng có ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống của họ, ví dụ như chi tiêu quá nhiều tiền hoặc thay đổi công việc thường xuyên.

Trẻ bị tăng động giảm chú ý dễ cáu giận khi phải chia sẻ đồ chơi

Làm thế nào để chẩn đoán tăng động giảm chú ý?

Tăng động giảm chú ý được chẩn đoán khi trẻ 6 – 12 tuổi. Các giáo viên có thể nhận thấy các triệu chứng ở trẻ em thuộc nhóm này. Đầu tiên, trẻ sẽ tham gia các bài kiểm tra để đảm bảo không có các vấn đề khác như học hành sa sút, trầm cảm hoặc rối loạn lo âu. Ngoài ra, bác sĩ sẽ khai thác các thông tin như việc tập trung học tập, tính khí, kỹ năng và cách cư xử của trẻ thông qua phụ huynh, giáo viên và những người thường xuyên tiếp xúc với trẻ để có kết luận chính xác về bệnh này.

Điều trị tăng động giảm chú ý như thế nào?

Chứng bệnh tăng động giảm chú ý hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu áp dụng đúng biện pháp, trong đó có thể áp dụng liệu pháp hành vi và sử dụng thuốc hoặc sản phẩm hỗ trợ điều trị từ thảo dược tự nhiên.

– Liệu pháp giáo dục hành vi: tập trung vào việc thay đổi môi trường sống để cải thiện hành vi tăng động của trẻ. Cha mẹ nên tạo cho trẻ một thời gian biểu cụ thể, có thời hạn hoàn thành các công việc sinh hoạt và học tập hằng ngày. Cần nhẹ nhàng nhắc nhở và khuyến khích, khen thưởng kịp thời khi trẻ đạt được thành tích tốt giúp trẻ có cảm giác tốt hơn về bản thân. Tuy nhiên, phần thưởng không nên quá lớn tránh trẻ sinh ra tâm lý đòi hỏi.

– Sản phẩm hỗ trợ giúp điều chỉnh hành vi ở trẻ tăng động được bào chế từ hai loại thảo dược quý là Câu đằng và An tức hương. Nhờ tác dụng an thần, trấn tĩnh hệ thần kinh, giảm sự kích thích quá mức, các triệu chứng tăng động có thể giảm rõ rệt và khả năng tập trung, chú ý cũng được cải thiện đáng kể, điều đặc biệt là an toàn với trẻ khi sử dụng dài ngày.

Thuốc điều trị tăng động giảm chú ý có thể sử dụng trong một số trường hợp tăng động quá mức mà không đáp ứng với các phương pháp điều trị trên, một số thuốc có thể được sử dụng như amphetamine (Adderall, dexedrine,…), methylphenidate (Ritalin),… Cần theo dõi chặt chẽ khi người bệnh bắt đầu sử dụng thuốc bởi nó có thể gây ra các phản ứng phụ như ăn không ngon, nhức đầu, đau bụng, co giật, rối loạn giấc ngủ,…

Tăng động giảm chú ý và béo phì có mối liên hệ gì không?

Với những người bị tăng động giảm chú ý, tỷ lệ thừa cân và béo phì cao hơn so với người bình thường. Cụ thể theo một số nghiên cứu, người lớn tăng động có khả năng bị thừa cân gấp 1,58 lần và béo phì gấp 1,81 lần so với người khác.

Mối liên hệ giữa tăng động giảm chú ý và việc hút thuốc lá?

Nghiên cứu cho thấy, thanh thiếu niên bị tăng động giảm chú ý thường có xu hướng sử dụng thuốc lá từ rất sớm và rất khó bỏ thuốc. Hơn nữa, những người này có nguy cơ nghiện nicotine cao gấp đôi những người bình thường.

Ngoài điều trị bằng thuốc cùng với các sản phẩm hỗ trợ và liệu pháp hành vi, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế tinh bột, đường, tránh xa thuốc lá, rượu bia, cà phê; tập thể dục hằng ngày để nâng cao sức khỏe, giảm hiếu động quá mức và cải thiện khả năng tập trung, ghi nhớ.

DS Lương Lan

http://www.chadd.org/understanding-adhd/about-adhd/frequently-asked-questions-about-adhd.aspx

http://www.drhallowell.com/add-adhd/top10questions/

http://www.healthline.com/health/adhd/difference-between-add-and-adhd?m=0#adult-adhd7

Viết bình luận