Bạn có biết rằng, viêm amidan cấp là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tình trạng sốt cao co giật ở trẻ nhỏ. Vậy tại sao trẻ viêm amidan cấp lại dễ bị sốt cao co giật? Và cha mẹ nên làm gì để giúp con kiểm soát cơn tốt hơn? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết sau.
Mục lục
Amidan là một bộ phận quan trọng nằm sau thành họng, có tác dụng ngăn chặn virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua mũi, miệng. Viêm amidan cấp tính là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, nguyên nhân là do nhiễm khuẩn streptococcus hoặc một số loại virus như: adenovirus, epstein-barr, parainfluenza,… Trẻ bị viêm amidan cấp thường có những biểu hiện sau:
– Xuất hiện vết phồng rộp hoặc vết loét gây đau rát cổ họng, khó nuốt, chán ăn.
– Amidan đỏ, xung huyết hoặc sưng mủ.
– Mệt mỏi, đau đầu, đau tai.
– Sưng hạch ở cổ hoặc hàm.
Ngoài ra, trẻ còn có thể bị sốt cao quá mức trong 3 – 4 ngày, thậm chí là kéo dài hơn dẫn đến các cơn co giật rất nguy hiểm.
Viêm amidan cấp là một nguyên nhân gây cơn sốt cao co giật ở trẻ
Não bộ trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng – 5 tuổi thường chưa phát triển toàn diện nên rất nhạy cảm với sự thay đổi thân nhiệt. Nhiệt độ cao hoặc tốc độ thay đổi thân nhiệt quá nhanh đều có thể kích thích hệ thần kinh, dẫn đến cơn co giật chân tay, hoặc toàn thân kèm theo hơi thở nhanh, nông, tiểu tiện không tự chủ, mất ý thức.
Trong khi đó, viêm amidan cấp có thể gây ra tình trạng sốt cao đột ngột trên 39 độ C và kéo dài liên tục trong nhiều ngày, khiến hoạt động dẫn truyền thần kinh trong não bộ bị xáo trộn và làm xuất hiện các cơn co giật.
Sốt cao co giật dù do viêm amidan cấp hay bất cứ nguyên nhân gì cũng đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, não bộ của trẻ nếu không được kiểm soát tốt. Dưới đây là những hậu quả mà trẻ có thể gặp khi bị sốt cao co giật, nhất là khi cơn tái diễn nhiều lần:
– Suy giảm trí nhớ, nhận thức: Cơn co giật tái diễn nhiều lần có thể gây suy giảm trí nhớ, nhận thức, ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát hành vi, cảm xúc, vận động và ngôn ngữ của trẻ.
– Tai nạn, chấn thương: Cơn co giật xảy ra bất ngờ khiến trẻ bị ngã, ngất và nếu đó là những nơi nguy hiểm thì trẻ có thể bị chấn thương đầu, gãy xương, đuối nước,…, thậm chí là tử vong.
– Di chứng động kinh: 2 – 2.5% trẻ sốt cao co giật có nguy cơ tiến triển thành động kinh, tỉ lệ này có thể tăng gấp 2 lần nếu cơn co giật đầu tiên xảy ra trước 12 tháng tuổi, kéo dài trên 5 phút hoặc gia đình có người thân từng bị co giật, động kinh.
– Rối loạn thần kinh khác: Trẻ sốt co giật thường mắc kèm nhiều rối loạn thần kinh khác như tăng động giảm chú ý, rối loạn tic,… khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống hơn.
Trẻ sốt cao co giật nhiều lần có thể bị suy giảm trí nhớ, nhận thức
Khi trẻ bị sốt do viêm amidan cấp, để ngăn chặn cơn co giật, cha mẹ cần chú ý chăm sóc con thật tốt bằng cách:
– Sử dụng các thuốc kháng sinh, chống viêm, …theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
– Theo dõi thân nhiệt của trẻ thường xuyên. Nếu trẻ đã có tiền sử bị co giật thì khi trẻ chớm sốt từ 37.7 – 38.5 độ C trở lên, bạn có thể cho con dùng thuốc hạ sốt ngay để giúp trẻ nhanh chóng hạ sốt.
– Bù nước và điện giải cho trẻ bằng Oresol.
– Chườm khăn ấm khắp cơ thể trẻ nhất là các vùng nách, bẹn, lưng, trán,… để cơ thể nhanh thoát nhiệt.
– Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ thông qua các thực phẩm dạng lỏng, dễ tiêu như cháo, súp từ gà, chim, cá,… cùng các loại rau, củ, quả.
– Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là nước ép, sinh tố hoa quả (cam, bưởi,…) để tăng khả năng miễn dịch và thúc đẩy quá trình hồi phục sức khỏe.
– Phụ huynh có thể tham khảo cho con dùng sản phẩm từ thảo dược Câu đằng, An tức hương để tăng hiệu quả điều trị. Bởi lẽ, những thảo dược này có tác dụng trấn an tâm thần, ổn định hoạt động điện não, hỗ trợ gia tăng nồng độ chất ức chế GABA nội sinh, nhờ đó giúp trẻ kiểm soát cơn co giật tốt hơn và hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Không chỉ vậy, Câu đằng và An tức hương còn đóng vai trò như các tiền chất dinh dưỡng giúp bảo vệ tế bào não khỏi những thương tổn do cơn co giật, đồng thời giúp thúc đẩy quá trình hồi phục vận động, giảm mệt mỏi, đau đầu sau cơn hiệu quả.
Bởi vậy, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu và tham khảo cho con sử dụng các sản phẩm được bào chế từ bộ đôi thảo dược này để giúp con mau chóng kiểm soát cơn co giật và ngăn chặn di chứng động kinh xảy ra.
Trẻ sốt cao co giật nên sử dụng sản phẩm từ thảo dược An tức hương, Câu đằng
Xem thêm:
Giải pháp từ thảo dược Câu đằng, An tức hương giúp ngăn chặn cơn co giật động kinh hiệu quả
Cách phòng ngừa di chứng động kinh cho con sau sốt cao co giật
Qua bài viết trên, chắc hẳn các bậc phụ huynh cũng đã hiểu rõ hơn về lý do tại sao viêm amidan cấp có thể gây cơn sốt cao co giật ở trẻ, đồng thời biết cách chăm sóc trẻ để phòng ngừa cơn và hạn chế các biến chứng hiệu quả. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng gọi điện thoại tới số 024.3775.9051 – 0972.032.029 để được hỗ trợ tư vấn trong thời gian sớm nhất.
Dược sĩ Mai Hoa
Biên tập viên sức khỏe Trug Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.webmd.com/oral-health/tonsillitis-symptoms-causes-and-treatments
https://www.nhs.uk/conditions/febrile-seizures/
Tin liên quan
Viết bình luận