Mỗi lần nhìn con yêu chân tay co cứng, mắt trợn ngược,… rồi mệt mỏi, kiệt sức sau cơn sốt cao co giật, có cha mẹ nào mà không xót thương, lo lắng. Có lẽ lúc này điều mà phụ huynh băn khoăn nhất chính là tại sao sốt cao gây co giật và liệu có cách nào để phòng ngừa tình trạng này không?
Mục lục
Sốt cao co giật thường xảy ra ở trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng – 5 tuổi, nguyên nhân là do não bộ của trẻ chưa phát triển toàn diện nên rất nhạy cảm với sự thay đổi về thân nhiệt. Nhiệt độ cao (>39 độ C) hoặc tốc độ thay đổi thân nhiệt quá nhanh có thể kích thích não bộ của trẻ, gây rối loạn hoạt động điện não và khởi phát cơn co giật.
Tuy nhiên, không phải trẻ nào sốt cao cũng bị co giật. Thực tế, có những trẻ sốt đến 40 độ C vẫn không bị co giật, trong khi những trẻ đã có cơ địa dễ bị co giật thì chỉ cần mới chớm sốt cũng có thể khởi phát cơn. Tỉ lệ này ước tính khoảng 2 – 4%, điều đó cũng có nghĩa là 96 – 98% trẻ bị sốt sẽ không co giật.
Tại sao sốt cao gây co giật? – Là do não bộ trẻ nhạy cảm với sự rối loạn nhiệt độ cơ thể
Sốt gây co giật thường gặp khi trẻ bị ốm do nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, virút, chẳng hạn như khi bị viêm họng, viêm amidan hoặc viêm não, viêm màng não,… Trẻ cũng có nguy cơ cao bị sốt co giật sau khi tiêm vaccin phòng ngừa bạch hầu, uốn ván, ho gà, sởi, quai bị, rubella,…
Ngoài ra, trẻ cũng có nguy cơ cao bị co giật khi sốt nếu:
– Trẻ nhỏ trong giai đoạn từ 12 – 18 tháng tuổi.
– Tiền sử gia đình có người thân từng bị sốt co giật, động kinh.
– Có bất thường trong cấu trúc não bộ.
– Trẻ sinh non, hoặc thiếu cân khi sinh.
Sốt cao co giật nếu chỉ xảy ra vài lần thường không để lại hậu quả lâu dài cho trẻ nhưng nếu tình trạng này tái diễn thường xuyên trong thời gian ngắn thì có thể ảnh hưởng đến não bộ và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng:
– Tổn thương não bộ: Những cơn co giật xảy ra là do sự phóng điện đột ngột, quá mức của các nơron thần kinh, bởi vậy khi tái phát nhiều lần có thể gây tổn hại đến các tế bào não và ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ, vận động, ghi nhớ của trẻ.
– Di chứng động kinh: 2 – 5% trẻ tiền sử sốt cao co giật tiến triển thành động kinh và tỉ lệ này tăng lên 2.5 lần nếu cơn co giật đầu tiên xuất hiện trước 12 tháng tuổi, tái phát trên 3 lần hoặc tiền sử gia đình có người bị động kinh.
– Mắc kèm các rối loạn hệ thần kinh: Trẻ sốt cao co giật có nguy cơ cao mắc các rối loạn hệ thần kinh khác như tăng động giảm chú ý, rối loạn tic,…
– Tai nạn gây chấn thương: Cơn co giật thường xảy ra đột ngột, khó lường, do đó do đó trẻ có thể ngã, ngất ở những nơi nguy hiểm gây tổn thương tay, chân, não bộ
Chăm sóc trẻ thật tốt mỗi khi ốm sốt là cách tốt nhất để ngăn chặn những cơn co giật. Bởi vậy cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
– Đo nhiệt độ cơ thể cho con thường xuyên (2 – 4 tiếng đo 1 lần). Với trẻ bị chưa từng bị sốt co giật lần nào thì nên uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ trên 38.5 độ C, nhưng với trẻ đã có tiền sử bị co giật rồi thì cha mẹ cần cho con dùng hạ sốt ngay khi nhiệt độ là 37.7 độ C
– Giúp trẻ nhanh chóng hạ nhiệt bằng cách dùng khăn ấm chườm khắp cơ thể, nhất là các vùng nách, bẹn, trán, lưng,…
– Cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú nhiều hơn (nếu chưa cai sữa) và dùng thêm các loại nước ép, sinh tố hoa quả để bổ sung vitamin, tăng cường sức đề kháng.
– Cân bằng điện giải bằng cách sử dụng Oresol theo đúng hướng dẫn.
– Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thông qua thực phẩm dễ tiêu, dạng lỏng như cháo, súp từ gà, bò, thịt lợn, cá, chim,… và rau củ.
Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyến khích phụ huynh nên cho trẻ sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ chống co giật chứa thảo dược Câu đằng, An tức hương, giúp trấn tĩnh hệ thần kinh, ổn định hoạt động điện não và ngăn chặn cơn co giật do sốt, nhờ đó hạn chế di chứng động kinh hiệu quả. Không chỉ vậy, những thảo dược này còn đóng vai trò như các tiền chất dinh dưỡng, giúp bảo vệ tế bào thần kinh, xoa dịu những thương tổn do cơn co giật cũ để lại, đồng thời đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe, vận động sau cơn rất tốt. Cha mẹ có thể dùng sản phẩm thảo dược song song cùng với thuốc điều trị khác của trẻ và nên duy trì một đợt từ 3 đến 6 tháng để ổn định hệ thần kinh, tránh tái phát.
Cha mẹ nên cho con sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược Câu đằng, An tức hương
Xem thêm:
Giải pháp thảo dược giúp ngăn chặn cơn sốt cao co giật, hạn chế di chứng động kinh
Sơ cứu khi trẻ bị sốt co giật – Mách bạn 6 bước đơn giản!
Hi vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp các bậc phụ huynh có thể giải đáp thắc mắc “tại sao sốt cao gây co giật”, đồng thời lựa chọn được những phương pháp thích hợp giúp con yêu mau chóng hồi phục sức khỏe sau cơn cũng như ngăn chặn cơn co giật tái phát và hạn chế di chứng động kinh hiệu quả. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng gọi điện thoại đến số 024.3775.9051 – 0972.032.029 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.
Dược sĩ Mai Hoa
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Tin liên quan
Viết bình luận