Cấp cứu nhồi máu cơ tim đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ tính mạng và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hồi phục của người bệnh sau này. Các hướng dẫn trong bài viết dưới đây sẽ giúp bản thân người bệnh và người nhà nắm rõ các thao tác cấp cứu chuẩn để xử trí kịp thời, tránh những rủi ro đáng tiếc.
Mục lục
Cơn nhồi máu cơ tim được phát hiện càng sớm, tỷ lệ hồi phục càng cao. Trước và trong cơn, người bệnh thường có những biểu hiện bất thường được xem là dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim như sau:
– Đột ngột thay đổi tâm trạng, tinh thần. Ví dụ như đang vui vẻ, hồ hởi chuyển sang lo lắng, bồn chồn, dựng tóc gáy, sợ hãi và có cảm giác cái chết đang đến gần. Điều này đặc biệt rõ rệt ở người lớn tuổi.
– Đau thắt ngực, cảm giác áp lực đè nặng lên lồng ngực. Cơn đau lan tỏa ra hàm, vai, cánh tay hoặc toàn bộ phần trên cơ thể. Cơn đau này có thể kéo dài trong một vài phút rồi biến mất và lặp lại liên tục với cường độ tăng dần.
– Toát mồ hôi lạnh không rõ nguyên nhân.
– Sợ ánh sáng chiếu vào mắt.
– Cảm giác buồn nôn và nôn, buồn đi cầu nhưng không đi được
– Khó thở, thở nhanh và gấp, hơi thở nông.
– Cơ thể mệt mỏi, kiệt sức.
Ở nữ giới và những người mắc bệnh đái tháo đường, những triệu chứng của cơn nhồi máu cơ tim có thể khác biệt và không rõ ràng nên thường phát hiện và cấp cứu muộn, dẫn đến nguy cơ tử vong cao, vì vậy cần chú ý xử lý ngay khi xuất hiện một vài dấu hiệu bất thường.
Cấp cứu nhồi máu cơ tim càng thực hiện sớm sớm càng tốt
Khi phát hiện người bệnh nhồi máu cơ tim, bạn cần giữ thái độ bình tĩnh và làm theo các bước dưới đây:
– Gọi cấp cứu
– Cho người bệnh ngồi xuống nghỉ ngơi và khuyên họ hít sâu, thở chậm.
– Sơ tán mọi người để tránh thiếu oxy
– Giúp người bệnh nới lỏng quần áo.
– Hãy hỏi người bệnh có mang theo thuốc giãn mạch Nitroglycerine hoặc thuốc chống đông máu Aspirin không, giúp người bệnh uống thuốc.
Trong trường hợp người bệnh đã bị bất tỉnh, thực hiện kỹ thuật hồi sinh tim phổi CPR như sau:
– Ép lồng ngực: Đặt người bệnh nằm trên một mặt phẳng cứng, 2 bàn tay chồng lên nhau trước tim (giữa ngực), ấn xuống khoảng 1/3 – 1/2 bề dày lồng ngực rồi nới lỏng tay, thực hiện liên tục với cường độ 60 nhịp/phút để giúp tim tăng co bóp và tăng cường lưu thông tuần hoàn.
– Hô hấp nhân tạo: Đặt người bệnh nằm ở nơi thoáng đãng, nhiều oxy, đặt gối hoặc vải mềm dưới cổ, để đầu hơi ngửa ra sau, lấy dị vật trong miệng (nếu có) để đường thở thông thoáng. Tiếp theo, bịt mũi người bệnh và dùng miệng của mình ngậm kín miệng người bệnh và thở 2 hơi liên tiếp, sau đó thả ra và tiến hành 3 lần.
– Tiến hành ép lồng ngực và hô hấp nhân tạo luân phiên nhau đến khi người bệnh tỉnh lại.
Ép lồng ngực được thực hiện trong cấp cứu nhồi máu cơ tim khi người bệnh bất tỉnh
Tìm hiểu thêm: Nhồi máu cơ tim – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
– Không để người bệnh một mình trừ khi thực sự cần thiết.
– Không cho phép người bệnh từ chối việc gọi cấp cứu khi có những biểu hiện nghi ngờ nhồi máu cơ tim.
– Tuyệt đối không đợi xem các triệu chứng có bị mất hay không.
– Không cho bất cứ thứ gì vào miệng người bệnh trừ Nitroglycerin hoặc Aspirin.
– Không gọi cho bác sĩ tim mạch hoặc bất kỳ bác sĩ nào mà bạn biết bởi thời gian với người bệnh là rất quý giá. Người bệnh cần được đưa đi cấp cứu ngay.
Cơn nhồi máu cơ tim xảy ra khi dòng máu nuôi dưỡng cơ tim bị tắc nghẽn hoàn toàn khiến tế bào cơ tim dần dần bị hoại tử, người bệnh có thể ngừng tim và tử vong, hoặc nếu may mắn qua khỏi cũng sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề khó phục hồi. Chính vì vậy, bên cạnh việc cấp cứu kịp thời thì việc phòng ngừa cơn nhồi máu cơ tim là rất quan trọng giúp người bệnh sống khỏe và lâu hơn. Các hướng dẫn dưới đây có thể giúp ích cho bạn:
– Bỏ hút thuốc lá bởi thuốc lá làm tăng gấp đôi nguy cơ nhồi máu cơ tim.
– Giữ cho chỉ số huyết áp, đường huyết, nồng độ cholesterol ổn định ở ngưỡng an toàn.
– Giảm cân nếu người bệnh đang béo phì hoặc thừa cân.
– Thường xuyên tập thể dục thể thao để cải thiện sức khỏe tim mạch. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có một chương trình tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.
– Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh: hạn chế chất béo bão hòa, thịt đỏ, đường, muối; tăng cường thịt gia cầm, cá, trái cây tươi, rau quả, sữa không béo và ngũ cốc nguyên hạt.
– Hạn chế uống rượu bia, không nên uống nhiều hơn một ly vang đỏ mỗi ngày.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, một số loại thảo dược điển hình là Bồ Hoàng, Đỏ Ngọn có khả năng giãn mạch, tăng cường lưu thông máu, giảm hình thành cục máu đông do vậy giúp giảm nguy cơ tắc hẹp mạch vành. Chính vì thế, nhiều chuyên gia tim mạch đã khuyến cáo, người bệnh nên sử dụng các sản phẩm bổ trợ có chứa 2 thảo dược này để ngăn ngừa nhồi máu cơ tim từ sớm.
Xem thêm:
Bồ Hoàng – Thảo dược ngăn ngừa nhồi máu cơ tim hiệu quả
Vương Tâm Thống – Giải pháp tối ưu giúp người bệnh nhồi máu cơ tim sống lâu và khỏe mạnh hơn
Khi cơn nhồi máu cơ tim xảy ra, thời gian đối với người bệnh được tính bằng sinh mạng của chính họ. Cấp cứu càng sớm, tỷ lệ sống sót càng cao, giảm các tổn thương tim và các di chứng sau nhồi máu cơ tim. Hi vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ quy trình cấp cứu nhồi máu cơ tim, từ đó có thể giúp bản thân hoặc những người xung quanh chống lại bệnh lý nguy hiểm này.
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Ds Trần Huyền
Nguồn tham khảo:
https://medlineplus.gov/ency/article/000063.htm
Tin liên quan
Viết bình luận