Bệnh động kinh

Tác dụng phụ của thuốc depakine: Hiểu rõ để tránh mọi rủi ro!

Ngày đăng: 9 Tháng Chín, 2021
5/5 - (1 bình chọn)

Cho đến nay thuốc chống co giật vẫn được xem là lựa chọn ưu tiên hàng đầu trong điều trị bệnh động kinh. Và trong hơn 30 loại thuốc hiện có trên thị trường, thì depakine là thuốc được sử dụng phổ biến nhất. Vậy hãy cùng tìm hiểu về các tác dụng phụ của thuốc depakine và cách sử dụng để đạt hiệu quả tối ưu, tránh mọi rủi ro có thể xảy ra tại bài viết sau!

Tác dụng phụ của thuốc depakine là gì?

Mặc dù đa phần người bệnh co giật, động kinh đều dung nạp và cải thiện tốt với thuốc depakine. Tuy nhiên, họ vẫn có thể gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc depakine trong thời gian đầu điều trị, cụ thể bao gồm:

– Rối loạn tiêu hóa: Chán ăn, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn,…

– Rối loạn hệ thần kinh: Nhức đầu, chóng mặt, căng thẳng, run tay chân, giảm trí nhớ, hoặc hiếu động thái quá ở trẻ nhỏ (tăng động giảm chú ý).

– Rối loạn giấc ngủ: Ban ngày buồn ngủ nhưng ban đêm có thể lại bị mất ngủ, khó ngủ.

– Ảnh hưởng đến tim mạch: Tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp tư thế, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh…

– Ảnh hưởng tới sự phát triển của xương, răng ở trẻ nhỏ.

– Gây đau khớp, chuột rút, loãng xương ở người trưởng thành.

– Rối loạn hormon ở phụ nữ: Kinh nguyệt không đều, mất kinh, buồng trứng đa nang, nam hóa, rụng tóc…

– Ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai: Depakine có thể gây khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác cho thai nhi. Do đó, không được sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc cần được sự theo dõi và cân nhắc của bác sĩ điều trị.

– Dễ mắc một số bệnh: Sốt, phát ban, ho, đau họng, hắt hơi, chảy nước mũi, tăng cân…

Rối loạn tiêu hóa là tác dụng phụ của thuốc depakine

Rối loạn tiêu hóa là tác dụng phụ của thuốc depakine

Các tác dụng phụ của thuốc depakine nguy hiểm cần lưu ý

Hãy thông báo ngay với bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời nếu bạn gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc depakine sau:

– Phản ứng dị ứng nghiêm trọng với các biểu hiện phát ban, khó thở, sưng mặt hoặc cổ họng,…

– Phản ứng da nghiêm trọng: sốt, đau họng, bỏng mắt, đau da, phát ban da đỏ hoặc tím kèm theo phồng rộp và bong tróc,…

– Dấu hiệu nhiễm trùng: sốt, đau họng dai dẳng, sưng hạch bạch huyết.

– Đau ngực, nhịp thở nhanh, nhịp tim nhanh/chậm hoặc không đều.

– Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu không rõ nguyên nhân tại mũi, miệng, lợi,… hay xuất huyết dưới da.

– Sưng bàn tay hoặc bàn chân.

– Chuyển động mắt không kiểm soát (rung giật nhãn cầu,…)

– Cảm thấy lạnh, rùng mình.

– Lú lẫn, mất ý thức, thay đổi trạng thái tinh thần, trầm cảm, nảy sinh suy nghĩ tự tử.

– Tăng cơn co giật nhiều hơn.

– Viêm gan, tụy.

Những tác dụng phụ của thuốc depakine này mặc dù hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, có thể đe dọa tới tính mạng nếu không được xử trí đúng cách. Do vậy trong quá trình sử dụng thuốc, bạn cần theo dõi chặt chẽ từng biểu hiện của mình để sớm có hướng xử trí kịp thời.

Một số tương tác có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc depakine

Một số loại thuốc khi sử dụng cùng depakine có thể gây giảm hiệu quả hoặc làm tăng tác dụng phụ của thuốc depakine với người bệnh động kinh. Bởi vậy, bạn cần trao đổi với bác sĩ về những loại thuốc mà mình đang sử dụng để được tư vấn kỹ lưỡng, tránh những rủi ro có thể xảy ra.

– Thuốc chống trầm cảm: Amitriptyline, Nortriptyline, Phenelzine.

– Thuốc kháng sinh nhóm carbapenem: Doripenem, Imipenem.

– Các thuốc kháng động kinh khác: Ethosuximide, Lamotrigine, Phenytoin, Rufinamide, Topiramate,…

– Thuốc chống đông máu: Warfarin, Aspirine liều thấp.

– Thuốc kháng histamine: Cetirizine, Diphenhydramine,..

– Thuốc ngủ hoặc thuốc điều trị lo âu: Alprazolam, Zolpidem,…

– Thuốc giãn cơ: Carisoprodol, Cyclobenzaprine,…

– Thuốc giảm đau opioid: Codeine, Hydrocodone,…

Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra tất cả các thuốc điều trị dị ứng, ho, cảm lạnh,… vì chúng có thể chứa thành phần gây tương tác và tăng tác dụng phụ của thuốc depakine gây buồn ngủ, ngủ gà gật.

Một số thuốc khi dùng đồng thời có thể gây tăng tác dụng phụ của thuốc depakine

Một số thuốc khi dùng đồng thời có thể gây tăng tác dụng phụ của thuốc depakine

Nên sử dụng như thế nào để hạn chế tác dụng phụ của thuốc depakine?

Để đạt hiệu quả tối ưu, tránh các tác dụng phụ của thuốc depakine, người bệnh động kinh cần lưu ý:

– Nuốt toàn bộ viên nang, không nghiền nát hoặc nhai viên vì có thể gặp tác dụng phụ của thuốc depakine gây kích ứng miệng hoặc cổ họng.

– Trao đổi với bác sĩ điều trị để tạm ngừng thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ hoặc thay thế thuốc khác an toàn hơn (nếu có thể).

– Thuốc có thể đi vào sữa mẹ và gây hại cho bé, do vậy nếu đang trong thời kỳ cho con bú có thể bạn sẽ phải lựa chọn giải pháp nuôi con hoàn toàn bằng sữa ngoài.

– Uống nhiều nước trong thời gian sử dụng thuốc này bởi vì nếu thiếu nước thì có khả năng bạn sẽ phải tăng liều.

– Nếu lỡ bỏ quên một liều thì nên sử dụng thuốc ngay khi nhớ ra. Bỏ qua liều đã quên nếu gần đến giờ uống liều tiếp theo để tránh gây quá liều.

– Tập thể dục thường xuyên và tăng cường các thực phẩm giàu canxi như cá tươi, trứng, sữa, bông cải xanh, cam, đậu tương và các sản phẩm từ đậu… để hạn chế tác dụng phụ của thuốc depakine gây loãng xương.

– Bỏ rượu, bia vì chúng có thể gây tương tác làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ.

– Hãy cẩn thận khi lái xe hoặc làm bất cứ điều gì đòi hỏi sự tập trung bởi vì thuốc có thể gây giảm sự tập trung, chú ý của bạn.

Ngoài ra, để có thể nâng cao hiệu quả điều trị, hạn chế tác dụng phụ của thuốc depakine người bệnh động kinh có thể sử dụng kết hợp với những sản phẩm thảo dược tác dụng an thần, trấn tĩnh hệ thần kinh chứa Câu đằngAn tức hương. Hai vị thuốc vốn được sử dụng trong y học cổ truyền để làm giảm chứng co giật, động kinh rất hiệu quả.

Nhiều nghiên cứu hiện đại cũng đã chứng minh, Câu đằng còn có khả năng chống oxy hóa, làm tăng hoạt tính của GABA – một chiếc phanh kìm hãm sự phóng điện quá mức của não bộ, ngăn các cơn co giật tái diễn một cách an toàn. Không chỉ vậy những thảo dược này còn đóng vai trò như các tiền chất dinh dưỡng, giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục vận động, giảm đau đầu, mệt mỏi sau cơn. Bởi vậy Câu đằng, An tức hương là những vị thuốc được nhiều chuyên gia nghiên cứu, ứng dụng trong sản phẩm hỗ trợ trị co giật, động kinh hiện nay.

Xem thêm:

Giải pháp từ thảo dược Câu đằng, An tức hương giúp kiểm soát cơn động kinh hiệu quả

Người bệnh động kinh nên ăn gì, kiêng gì để mau chóng cải thiện?

Không phải ai cũng có thể gặp tác dụng phụ của thuốc depakine, do đó đừng vì lo sợ mà tự ý ngưng bỏ thuốc đột ngột, vì điều này có thể khiến cơn co giật tái phát nhiều hơn.

Hãy tuân thủ theo đúng hướng dẫn và thông báo ngay với bác sĩ nếu nghi ngờ mình gặp tác dụng phụ của thuốc depakine để có hướng can thiệp kịp thời, tránh mọi rủi ro có thể xảy ra. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc vui lòng gọi điện đến số 024.3775.90510972.032.029 để được tư vấn trực tiếp.

Dược sĩ Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.drugs.com/mtm/valproic-acid.html

https://www.webmd.com/drugs/2/drug-9702-19/depakene-oral/valproic-acid-oral/details

https://www.webmd.com/drugs/2/drug-9702-19/depakene-oral/valproic-acid-oral/details/list-sideeffects

Viết bình luận