Bệnh mạch vành

Suy tim trái: Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị

Ngày đăng: 17 Tháng Năm, 2018
5/5 - (9 bình chọn)

Tim được chia làm hai phần chính đó là tim trái và tim phải, trong đó tim trái bao gồm tâm nhĩ trái ở phía trên và tâm thất trái ở phía dưới.

Bình thường máu giàu oxy từ phổi sẽ trở về tâm nhĩ trái, qua van 2 lá để xuống tâm thất trái. Từ tâm thất trái, máu sẽ được bơm qua động mạch chủ để đẩy máu đi nuôi tất cả các cơ quan bên trong cơ thể. Suy tim trái là khi sức bơm máu của tâm thất trái suy yếu dần khiến cho lượng máu bơm đi các cơ quan trong cơ thể bị giảm sút.

Triệu chứng suy tim trái là gì?

Hầu hết người bệnh suy tim trái đều có các triệu chứng dưới đây :

– Mệt mỏi: Người bị suy tim trái sẽ thường xuyên có cảm giác mệt mỏi do các cơ quan, đặc biệt là não bộ và các cơ bắp không được cung cấp đầy đủ lượng máu giàu oxy cùng với các chất dinh dưỡng.

– Ho khan: Xảy ra do lực bơm máu của tâm thất trái yếu đi khiến cho máu ứ đọng một phần tại phổi, đặc biệt là khi người bệnh ở tư thế nằm đầu thấp.

– Khó thở: Đây cũng là triệu chứng thường gặp nhất của suy tim trái, ban đầu người bệnh chỉ khó thở nhẹ khi gắng sức nhưng càng về sau thì khó thở có thể xảy ra ngay cả nghi nghỉ ngơi hoặc khi nằm.

Ho và khó thở thường xuất hiện song hành cùng nhau ở người bệnh suy tim trái, khiến người bệnh rất khó ngủ về đêm

– Phù và tăng cân: Suy tim trái làm giảm dòng máu tới thận, gây ứ đọng dịch trong cơ thể. Dấu hiệu này nhận biết rõ nhất ở bàn chân và mắt cá chân.

– Tím tái: Máu lưu thông kém, máu nghèo oxy bị tích tụ ở ngoại biên gây biểu hiện tím tái ở môi và các đầu chi.

– Ngất xỉu: Máu lưu thông lên não kém gây thiếu máu não làm người bệnh dễ bị ngất xỉu.

– Nhịp tim nhanh: Suy tim trái khiến cơ thể bị thiếu máu, tim sẽ đập nhanh hơn để cố gắng bơm máu nhiều hơn bù đắp phần thiếu hụt. Tim đập nhanh khiến người bệnh có thể bị hồi hộp, đánh trống ngực, lo lắng, bồn chồn…

– Đi tiểu về đêm: Do lúc nằm xuống lượng máu tới thận sẽ tăng

Ho, khó thở về đêm là triệu chứng suy tim trái rất thường gặp ở người bệnh

Nguyên nhân gây suy tim trái

Suy tim trái thường xảy ra do một số nguyên nhân sau:

Tăng huyết áp động mạch

Là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra suy tim trái. Chính tăng huyết áp đã làm cản trở sự tống máu ra khỏi tâm thất trái. Cơ tim của tâm thất trái phải co bóp mạnh hơn trong thời gian dài để đẩy máu đi và lâu dần dẫn tới suy tim.

Một số bệnh van tim

Như hở van hai lá, hở hay hẹp van động mạch chủ đơn thuần hoặc phối hợp với nhau.

Các tổn thương cơ tim

– Nhồi máu cơ tim (do hệ quả của bệnh mạch vành).

– Viêm cơ tim do thấp tim, nhiễm độc.

– Các bệnh cơ tim.

Một số rối loạn nhịp tim

– Nhịp nhanh kịch phát trên thất, nhất là rung nhĩ hay cuồng động nhĩ

– Cơn nhịp nhanh thất

– Block nhĩ thất hoàn toàn

Một số bệnh tim bẩm sinh

– Hẹp eo động mạch chủ

– Còn ống động mạch

– Ống nhĩ thất chung…

Chẩn đoán suy tim trái

Để chẩn đoán suy tim trái các bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng mà người bệnh mô tả kết hợp với việc thăm khám trực tiếp thông qua việc nghe tim phổi và kết quả của các xét nghiệm lâm sàng như: Siêu âm tim, điện tâm đồ, chụp X- quang lồng ngực…

Điều trị suy tim trái

Với mỗi nguyên nhân cụ thể gây suy tim trái có thể có các phương pháp can thiệp khác nhau. Dưới đây là các biện pháp chung được áp dụng cho tất cả các nguyên nhân gây suy tim trái:

Các biện pháp không dùng thuốc

– Nghỉ ngơi: Điều này rất quan trọng để tránh cho tim bị suy yếu nhiều hơn. Nói chung, người bệnh cần giảm hoặc bỏ hẳn các hoạt động gắng sức, trong những trường hợp nặng thì cần nằm nghỉ tại giường theo tư thế nửa nằm nửa ngồi. Tuy nhiên trong những trường hợp mà bệnh nhân phải nằm điều trị lâu ngày thì nên khuyến khích người bệnh xoa bóp các chi, nhất là hai chi dưới để máu tĩnh mạch trở về tim được dễ dàng hơn và giảm thiểu nguy cơ huyết khối tĩnh mạch.

– Chế độ ăn giảm muối: Người bệnh nên cố gắng duy trì chế độ ăn nhạt, gần như nhạt hoàn toàn là tốt nhất. Việc này sẽ giúp giảm phù, giảm gánh nặng cho tim.

– Hạn chế nước và dịch: Người bệnh cũng cần hạn chế lượng nước và dịch đưa vào cơ thể để giảm bớt khối lượng tuần hoàn, giảm gánh nặng cho tim.

– Thở oxy: Là biện pháp cần thiết trong những đợt suy tim trái nặng nhằm giúp người bệnh bớt khó thở và đồng thời hạn chế sự co mạch phổi thường gặp ở những người bệnh thiếu oxy.

– Loại bỏ các yếu tố nguy cơ khác: Người bệnh cần loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực tới tim như rượu, thuốc lá, cà phê, tránh các yếu tố dẫn tới cảm xúc mạnh…vv

Người bệnh suy tim trái phải thở oxy trong đợt cấp

Thuốc điều trị suy tim trái

– Glucosid trợ tim: Nhóm chất có nguồn gốc từ thực vật như các loại Digitalis, trong đó Digoxin là loại được sử dụng nhiều nhất.

– Thuốc lợi tiểu: Làm tăng đào thải nước tiểu, qua đó làm giảm dịch dư thừa trong cơ thể, giảm lượng máu lưu hành từ đó giảm lượng máu trở về tim, tạo điều kiện cho cơ tim đã bị suy yếu hoạt động tốt hơn. Cần lưu ý khi sử dụng thuốc lợi tiểu có thể gây hạ kali máu (cần bù muối kali).

– Các thuốc giãn mạch: Cơ chế bù trừ của tim gây ra sự co thắt cả động mạch và tĩnh mạch. Điều này càng làm tăng gánh nặng cho tim. Do đó, các thuốc có tác dụng giãn động mạch hay tĩnh mạch thì đều mang lại lợi ích cho người bệnh suy tim trái. Một số nhóm thuốc có tác dụng giãn mạch hay được dùng là: Thuốc ức chế men chuyển dạng angiotensin II, nhóm Hydralazine, thuốc Nitroglycerin

– Thuốc chẹn beta giao cảm: Giúp ngăn tác dụng kích thích của hệ thần kinh giao cảm trong suy tim ứ huyết mạn tính. Loại thuốc này được sử dụng trong trường hợp người bệnh suy tim nặng, nhưng lại không sử dụng với những trường hợp đã tiến triển quá nặng (suy tim mất bù).

– Thuốc chống huyết khối: Khi suy tim trái, máu thường bị ứ lại ở các cơ quan khiến cho dễ xuất hiện các cục máu đông. Điều này có thể gây nên nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tắc mạch chi… Do vậy người bệnh có thể được các bác sĩ chỉ định một số thuốc chống đông như aspirin, clopidogrel, heparin…

Sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị suy tim

Bên cạnh thuốc tây điều trị, việc sử dụng những sản phẩm bổ trợ cho tim chứa Bồ hoàng, Đan sâm, Đỏ ngọn… giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn máu đang là hướng đi được nhiều nhà điều trị quan tâm để giải quyết ứ trệ tuần hoàn, giảm các triệu chứng khó thở, ho khan, mệt mỏi… do suy tim trái gây ra. Người bệnh nên kết hợp cùng thuốc tây để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.

Suy tim trái nếu không được điều trị tốt, bệnh sẽ tiến triển nặng dần khiến cho sức khỏe của người bệnh bị giảm sút nghiêm trọng. Ở giai đoạn rất nặng người bệnh chỉ có thể nghỉ ngơi tại giường và gần như không thể tự vận động, nặng hơn nữa là khiến người bệnh tử vong. Chính vì vậy, người bệnh cần thực hiện một lối sống lành mạnh, tuân thủ điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ và kết hợp sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ điều trị suy tim từ thảo dược để có được kết quả điều trị tốt nhất.

Ds. Cao Ngọc Hải

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Xem thêm:

Vương Tâm Thống – sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị suy tim trái

Suy tim độ 4 – Cần làm gì trong giai đoạn cuối của suy tim?

Điều trị suy tim – Cập nhật những giải pháp trị phổ biến nhất

Hở van 2 lá, nguy cơ suy tim nếu không điều trị sớm!

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/heart-failure

https://www.baptisthealth.com/pages/services/heart-care/conditions/left-sided-heart-failure.aspx

https://www.sjmglobal.com/en-int/patients/heart-failure/symptoms-causes-diagnosis/types-of-heart-failure?alert=DeepLinkSoftAlert&clset=92f57278-460e-4300-b7fe-89e52a04194f%3acadddb93-fcc4-47f2-8ceb-fd88f01ca17f

https://www.youtube.com/watch?v=jVP968yHKHY

Viết bình luận