Suy tim là bệnh lý mạn tính tiến triển theo thời gian và đòi hỏi phải điều trị suốt đời. Việc điều trị suy tim thành công hay thất bại phụ thuộc rất nhiều vào sự kiên trì của người bệnh cùng việc lựa chọn đúng phác đồ, phù hợp theo từng giai đoạn của bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về những cách điều trị bệnh suy tim được áp dụng hiện nay.
Mục lục
Mọi phương pháp điều trị suy tim đều nhằm mục đích:
– Giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh
– Làm chậm tiến triển của bệnh
– Giảm nguy cơ phải nhập viện nhiều lần
– Giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh
Điều trị suy tim thành công cần có sự kết hợp giữa người bệnh, bác sỹ và người thân
Thuốc chữa bệnh suy tim được chỉ định tùy thuộc vào triệu chứng. Đa số người bệnh đều phải sử dụng nhiều hơn 1 loại thuốc. Các thuốc trị suy tim thường dùng là:
– Thuốc ức chế men chuyển ACE: giúp giãn mạch, cải thiện lưu lượng máu và giảm gánh nặng cho tim.
– Thuốc chẹn beta: giúp làm giảm huyết áp, ổn định nhịp tim
– Thuốc lợi tiểu: giúp loại bỏ dịch dư thừa trong cơ thể. Spironolacton là loại thuốc lợi tiểu giữ kali được chứng minh là giúp kéo dài sự sống cho người bệnh suy tim cấp.
– Thuốc trợ tim Digoxin: giúp tim đập nhanh hơn, mạnh hơn.
Bất kỳ thuốc tây y nào khi sử dụng dài ngày cũng đều tiềm ẩn nguy cơ gặp phải tác dụng phụ, bởi vậy mà không ít trường hợp phải thay đổi phác đồ điều trị thường xuyên, làm giảm hiệu quả điều trị.
Trong những trường hợp này, các bác sỹ thường khuyến cáo người bệnh nên kết hợp sử dụng thuốc cùng những sản phẩm hỗ trợ điều trị suy tim từ đông dược, có chứa thảo dược giúp giãn mạch tốt như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm… Nhờ vậy mà mọi khó khăn trong điều trị được tháo gỡ, sức khỏe người bệnh được cải thiện rõ rệt, giảm thiểu nguy cơ gặp tác dụng phụ mà không cần tái nhập viện hay thay đổi thuốc điều trị.
Xem thêm:
Thông tin về sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tim chứa Bồ hoàng, Đan Sâm
Những điều cần biết về suy tim
Bác sỹ có thể chỉ định phẫu thuật để điều trị các nguyên nhân cơ bản gây ra suy tim, chẳng hạn như:
– Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành
– Nong mạch/đặt stent mạch vành
– Cấy ghép máy tạo nhịp tim, máy khử rung tim: giúp kiểm soát nhịp tim bất thường, ngăn chặn ngưng tim đột ngột.
– Thiết bị trợ giúp thất trái (LVAD): được coi như một máy bơm cơ học được cấy vào tim để trợ giúp khả năng bơm/hút máu của tim.
– Sửa chữa hoặc thay thế van tim
– Cấy ghép tim: được áp dụng cho người bệnh suy tim giai đoạn cuối nếu người bệnh đủ điều kiện sức khỏe.
LVAD – máy bơm cơ học trợ lực cho tim
Việc thực hiện lối sống khoa học sẽ giúp cải thiện triệu chứng và kiểm soát các yếu tố nguy cơ góp phần làm suy tim tiến triển nặng hơn. Người bệnh cần lưu ý:
– Tránh các vận động gắng sức, nghỉ ngơi nhiều hơn
– Ăn uống lành mạnh: giảm muối và chất béo, đường, tinh bột; tăng cường ăn nhiều rau xanh, chất xơ hòa tan từ gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt.
– Không hút thuốc lá, tránh xa môi trường phải hít khói thụ động
– Hạn chế uống rượu bia, đồ uống có cồn (chỉ nên uống 1 – 2 ly rượu vang mỗi ngày).
– Giảm cân nếu béo phì
– Hạn chế sử dụng caffein có trong cà phê, trà đặc, nước ngọt có ga…
– Tập thể dục thường xuyên, có thể áp dụng chương trình phục hồi chức năng thể chất với người bệnh suy tim nặng.
– Tránh suy nghĩ, căng thẳng nhiều.
– Kiểm tra cân nặng hằng ngày, vì sự tăng cân đột ngột cũng là dấu hiệu cảnh báo ứ dịch trong cơ thể.
– Khám sức khỏe định kỳ ít nhất 2 lần/năm để kiểm tra mức độ suy tim.
Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu bước vào công cuộc điều trị suy tim. Người thân và bạn bè của người bệnh cần luôn ở bên quan tâm, động viên để giúp họ vượt qua gánh nặng bệnh tật, để họ có được sức khỏe tốt hơn và một cuộc sống ý nghĩa hơn.
Ds Lê Lương
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.ucsfhealth.org/conditions/heart_failure/treatment.html
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-failure/diagnosis-treatment/drc-20373148
Tin liên quan
Viết bình luận