Bệnh mạch vành

Suy tim EF bảo tồn – Dạng suy tim phổ biến trong tương lai

Ngày đăng: 7 Tháng Bảy, 2021
5/5 - (1 bình chọn)

Suy tim EF bảo tồn (suy tim phân suất bảo tồn) đang có xu hướng trở thành dạng suy tim phổ biến nhất trong những thập niên sắp tới khi tỉ lệ mắc bệnh so với suy tim EF giảm đang gia tăng với tốc độ cảnh báo khoảng 1% mỗi năm.

Vậy suy tim EF bảo tồn là gì? Cần điều trị như thế nào nếu không may mắc phải dạng suy tim này? Hãy cùng tìm hiểu ngay tại đây.

Bạn đã hiểu gì về suy tim EF bảo tồn?

Suy tim EF bảo tồn là tên gọi khác của suy tim tâm trương, được chẩn đoán khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng của suy tim nhưng phân suất tống máu vẫn ở mức lớn hơn 50%. Trong đó, phân suất tống máu EF biểu thị bằng tỉ lệ % lượng máu mà tim bơm đi so với tổng thể tích máu có trong tâm thất trái. Những người bị suy tim có phân suất EF từ 40 – 49% cũng thường được xếp vào dạng suy tim này.

Người bệnh mặc dù có chỉ số EF bình thường (≥ 50%) nhưng lượng máu trong tâm thất lại quá ít nên không thể đáp ứng đủ nhu cầu máu của cơ thể.

Suy tim EF bảo tồn là tình trạng phân suất tống máu EF ≥ 50% nhưng người bệnh đã xuất hiện các triệu chứng suy tim.

Suy tim EF bảo tồn là tình trạng phân suất tống máu EF ≥ 50% nhưng người bệnh đã xuất hiện các triệu chứng suy tim.

Suy tim EF bảo tồn gây ra triệu chứng gì?

Ở người bệnh suy tim EF bảo tồn, cấu trúc tim bị biến đổi, buồng thất dày khiến cho áp lực trong tâm thất trái tăng lên. Tình trạng này sẽ khiến cho máu bị tích tụ trong tâm nhĩ trái, phổi và hệ tĩnh mạch ngoại biên, gây ra các triệu chứng như:

– Khó thở, nhất là khi nằm hoặc vận động.

– Mệt mỏi, làm giảm khả năng làm việc.

– Đau ngực, khó chịu ở ngực.

– Ho nhiều về đêm.

– Phù chân.

– Tim đập nhanh hơn 120 nhịp/phút.

Chẩn đoán suy tim EF bảo tồn

Để chẩn đoán chính xác bạn có bị suy tim EF hay không và phân biệt với các dạng suy tim khác, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số phương pháp chẩn đoán sau:

– Điện tâm đồ.

– Siêu âm tim.

– Xét nghiệm máu.

– Kiểm tra khả năng gắng sức của tim trên máy tập thể dục.

– Chụp X – quang lồng ngực.

Nguyên nhân gây ra suy tim EF bảo tồn

Suy tim EF bảo tồn xảy ra khi tâm thất dày và cứng do tác động của một số bệnh lý như:

– Tăng huyết áp: là nguyên nhân gây ra 80 – 90% trường hợp suy tim EF bảo tồn.

– Bệnh mạch vành.

– Bệnh cơ tim phì đại.

– Bệnh màng ngoài tim.

– Hẹp động mạch chủ.

– Rung nhĩ.

– Hội chứng ngưng thở khi ngủ.

– Tiểu đường.

– Bệnh thận mạn tính.

– Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

Suy tim EF bảo tồn nguy hiểm như thế nào?

Sau lần nhập viện đầu tiên, tỷ lệ tử vong ở người bệnh suy tim EF bảo tồn trong vòng 1 năm là 25%, ở người bệnh trên 60 tuổi trong vòng 5 năm là 24% và người bệnh trên 80 tuổi là 54%. Một số biến chứng dưới đây sẽ góp phần làm tăng nguy cơ tử vong ở người bệnh suy tim EF bảo tồn:

– Đột quỵ não.

– Suy thận.

– Rung tâm nhĩ (dạng rối loạn nhịp tim) có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện cục máu.

– Thiếu máu.

– Hội chứng Cardia cachexia gây sụt cân nghiêm trọng.

– Suy tĩnh mạch mạn tính.

Suy tim ef bảo tồn gây biến chứng đột quỵ não

Suy tim ef bảo tồn gây biến chứng đột quỵ não

Phương pháp điều trị suy tim EF bảo tồn

Điều trị nội khoa bằng thuốc

Dưới đây là một số loại thuốc có thể giúp tim làm việc hiệu quả hơn, nhờ đó sẽ cải thiện triệu chứng cho người bệnh:

– Thuốc giãn mạch: giúp giảm bớt áp lực động mạch ngoại biên, khiến tim bơm máu được dễ dàng hơn. Các nhóm thuốc giãn mạch thường dùng là thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn thụ thể angiotensin II, nhóm nitrat, thuốc chẹn kênh canxi…

– Thuốc lợi tiểu: giúp loại bỏ dịch dư thừa, giảm huyết áp, giảm triệu chứng phù do suy tim EF gây ứ dịch tại các cơ quan.

– Thuốc trợ tim: như digoxin giúp tăng lực co bóp của tim, giảm nhịp tim nhanh.

– Thuốc chống đông máu: giúp phòng ngừa cục máu đông gây biến chứng tắc mạch.

– Thuốc chống loạn nhịp tim: như thuốc chẹn beta, chẹn kênh canxi giúp làm giảm nhịp tim nhanh, làm tăng thời gian tim nghỉ để đổ đầy tim được hiệu quả hơn.

Đôi khi thuốc vẫn chưa đủ để cải thiện triệu chứng cho người bệnh, khi đó giải pháp an toàn và hiệu quả mà các chuyên gia Tim mạch khuyến cáo áp dụng là dùng thuốc kết hợp cùng những thảo dược có tác dụng giãn mạch, hoạt huyết, chống loạn nhịp tim và tăng lực co bóp cơ tim như Bồ hoàng, Mạch môn, Hoàng bá… Với liệu pháp kết hợp này, người bệnh sẽ mà không cần phải tăng liều thuốc tây mà vẫn cải thiện bệnh hiệu quả, đồng thời không phải lo lắng về tác dụng phụ của thuốc khi dùng dài ngày.

Điều chỉnh lối sống khoa học

Ngoài việc dùng thuốc thì duy trì thói quen sống khoa học cũng là điều cần thiết để điều trị suy tim EF bảo tồn được hiệu quả. Do đó, bạn cần:

– Tăng cường luyện tập thể dục: để tăng cường khả năng làm việc của tim, cải thiện phân suất tống máu và thúc đẩy lưu thông tuần hoàn nhằm giảm nhanh triệu chứng suy tim.

– Bỏ hút thuốc lá và tránh xa môi trường có khói thuốc lá.

– Hạn chế sử dụng rượu bia, đồ uống chứa caffein có trong trà đặc, cà phê…

– Giảm cân nếu bị béo phì, thừa cân để giảm bớt khối lượng công việc cho tim.

– Học cách giải tỏa tinh thần bằng cách tập thể dục, tham gia các hoạt động giải trí, ngủ đủ giấc… giúp giảm bớt áp lực cho tim.

Phẫu thuật điều trị nguyên nhân

Khi đã xác định được nguyên nhân gây suy tim EF bảo tồn, bác sĩ sẽ cân nhắc tiến hành phẫu thuật để giải quyết các bệnh lý căn nguyên, chẳng hạn như mổ bắc cầu động mạch vành, đặt stent để điều trị bệnh mạch vành; cấy máy khử rung tim điều trị rung nhĩ, phẫu thuật điều trị hẹp eo động mạch chủ… Bất kì phẫu thuật nào cũng sẽ tiềm ẩn những rủi ro, vì vậy phẫu thuật chỉ được áp dụng khi người bệnh dùng thuốc không còn hiệu quả.

Nếu không may mắc phải suy tim EF bảo tồn, bạn đừng quá lo lắng, chỉ cần thực hiện theo những hướng dẫn điều trị trên, bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh và sống khỏe mạnh!

Xem thêm:

Bệnh suy tim ở người già và hướng dẫn chăm sóc để trái tim luôn khỏe

Chăm sóc bệnh nhân suy tim – Những kinh nghiệm hay để kéo dài sự sống

Dược sĩ Mạnh Hùng

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Viết bình luận