Suy tim ở người già đang được xem là vấn đề sức khỏe cộng đồng được ưu tiên hàng đầu khi có đến 80% người cao tuổi mắc phải căn bệnh này, đây cũng là lý do nhập viện phổ biến nhất ở người bệnh trên 65 tuổi.
Mục lục
Các triệu chứng phổ biến nhất của suy tim ở người già bao gồm:
– Thở gấp, thở khò khè, khó thở khi gắng sức.
– Ho dai dẳng, có thể lẫn đờm nhầy, bọt hồng.
– Mệt mỏi
– Buồn nôn, chán ăn.
– Rối loạn nhịp tim
– Lú lẫn, giảm sự tập trung, mất phương hướng.
– Sưng phù bàn chân, mắt cá chân.
– Tăng cân nhanh.
– Tiểu đêm nhiều lần.
Bệnh suy tim ở người già gây suy giảm sức khỏe nghiêm trọng
Suy tim ở người già thường phát triển sau các bệnh lý khiến cho tim bị tổn thương và suy yếu, chẳng hạn như:
– Bệnh mạch vành (thiếu máu cơ tim).
– Huyết áp cao.
– Bệnh van tim
– Bệnh cơ tim
– Dị tật tim bẩm sinh.
– Rối loạn nhịp tim.
– Các bệnh mạn tính khác như tiểu đường, HIV, bệnh tuyến giáp, nhiễm vi rút, thuyên tắc phổi…
Thay đổi lối sống tích cực giúp cải thiện các triệu chứng suy tim ở người già và ngăn bệnh tiến triển nặng hơn. Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh:
– Bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá gây tổn thương các mạch máu, tăng huyết áp, giảm lượng oxy trong máu và khiến tim đập nhanh hơn. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không được hút thuốc lá và tránh xa môi trường có khói thuốc.
– Ăn uống lành mạnh: Hạn chế muối trong chế độ ăn vì ăn mặn sẽ gây giữ nước, khiến cho tim phải làm việc nhiều hơn và làm nặng thêm các triệu chứng khó thở, sưng phù chân, mắt cá chân và bàn chân. Tăng cường ăn nhiều trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên cám, các sản phẩm sữa không béo hoặc ít béo và thịt trắng. Hạn chế chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa có trong thịt đỏ, đồ ăn chế biến sẵn bằng dầu mỡ tái sử dụng nhiều lần.
– Hạn chế uống rượu: Rượu có thể gây tương tác với thuốc, làm suy yếu cơ tim và tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim bất thường. Do đó người bệnh nên hạn chế sử dụng rượu và các đồ uống chứa cồn khác.
– Tăng cường vận động: Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh và giảm nhu cầu oxy của cơ tim. Bài tập phù hợp với người mới bắt đầu là đi bộ, đạp xe, yoga, thiền tịnh…
– Theo dõi cân nặng thường xuyên: Tăng cân nhanh (2 – 3kg/ngày) là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang dư thừa chất lỏng và cần được thay đổi kế hoạch điều trị.
– Duy trì cân nặng hợp lý: Nếu bạn thừa cân do béo phì, hãy điều chỉnh chế độ ăn và thường xuyên luyện tập để có được cân nặng lý tưởng nhằm giảm bớt gánh nặng cho tim.
Người già bị suy tim cần tăng cường vận động vừa sức
Hầu hết người bệnh suy tim đều phải sử dụng nhiều hơn một loại thuốc để giảm nhẹ triệu chứng và kiểm soát các yếu tố nguy cơ phát triển suy tim. Các nhóm thuốc thường dùng là:
– Thuốc chẹn beta: được coi là liệu pháp đầu tay trong điều trị suy tim tâm thu cho người già, thuốc giúp hạ huyết áp và giảm nhịp tim nhanh. Để tránh các tác dụng phụ thường gặp như nhịp tim chậm hoặc tụt huyết áp, thuốc chẹn beta thường được bắt đầu sử dụng với liều thấp.
– Thuốc ức chế men chuyển: được chỉ định cho tất cả người bệnh cao tuổi không có tiền sử dị ứng với thuốc.
– Thuốc chẹn thụ thể angiotensin: dùng cho những người bệnh không dung nạp với thuốc ức chế men chuyển do gặp phải tác dụng phụ như ho nhiều, phát ban hoặc phù mạch.
– Digoxin: giúp làm tăng lực co bóp cơ tim, giảm nguy cơ nhập viện ở người bệnh suy tim cao tuổi.
Hiện nay, để tránh phải tăng liều thuốc tây quá cao mà vẫn đảm bảo mục tiêu điều trị, các chuyên gia Tim mạch khuyến cáo người bệnh nên sử dụng thuốc kết hợp cùng những sản phẩm hỗ trợ điều trị suy tim chứa thảo dược Bồ hoàng, Sơn tra, Hoàng bá… có tác dụng giãn mạch, hoạt huyết và tăng khả năng co bóp của tim.
Xem thêm:
Sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh suy tim ở người già
Cảnh giác cao độ với hội chứng suy tim mất bù
Khi bước vào giai đoạn cuối, người bệnh thường phải chịu đựng nhiều nỗi đau không chỉ là thể chất mà còn cả về tinh thần khi mọi vận động đều bị hạn chế, sinh hoạt bị phụ thuộc vào người khác. Khi lo lắng, buồn phiền, tim cũng sẽ đập nhanh hơn và huyết áp cũng tăng lên. Điều này có thể khiến tình trạng suy tim trở nên tồi tệ hơn. Chính vì vậy, liệu pháp tâm lý cũng là một mục tiêu điều trị quan trọng không thể bỏ qua.
Người thân và bạn bè cần luôn ở bên động viên người bệnh để họ có thêm niềm tin vượt qua bệnh tim hiểm nghèo. Bên cạnh đó, hãy trợ giúp người bệnh trong những sinh hoạt hằng ngày, nhắc nhở dùng thuốc đúng giờ, hạn chế để cho người bệnh biết những tin buồn, gây sốc…
Ngay chính bản thân người bệnh cũng cần hạn chế lo lắng, suy nghĩ nhiều; hãy học cách giải tỏa tâm lý và nâng cao tinh thần của mình bằng cách chia sẻ với người thân, tham gia câu lạc bộ, xem các chương trình giải trí, tập thiền…
Người già bị suy tim cần được quan tâm, chăm sóc ân cần
Ngoài các phương pháp phẫu thuật để điều trị các bệnh lý căn nguyên gây suy tim ở người già như đặt stent, bắc cầu động mạch vành cho người bị tắc hẹp mạch vành; thay, sửa van tim cho người bệnh van tim… một số phương pháp phẫu thuật sau đây sẽ được cân nhắc để tiến hành:
– Máy khử rung tim cấy ghép (ICD): giúp làm giảm tỷ lệ tử vong đột ngột do tim ở người bệnh suy tim cao tuổi. Phương pháp này được chỉ định cho người bệnh suy tim độ 2 trở lên có liên quan đến rối loạn chức năng tâm thu (phân suất tống máu dưới 35%), rối loạn nhịp tim đã dùng thuốc hơn 3 tháng nhưng kém hiệu quả.
– Liệu pháp tái đồng bộ tim (CRT): CRT đã được chứng minh là làm giảm tỷ lệ tử vong và nguy cơ nhập viện cho người bệnh suy tim tâm thu có phân suất tống máu dưới 35%, suy tim độ 2 trở lên, kết quả điện tim có khoảng QRS rộng. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn chưa được phổ biến rộng rãi do phải có cơ sở vật chất và trình độ y bác sĩ cao mới có thể thực hiện.
– Thiết bị hỗ trợ thất trái (LAVD): đang dần trở thành một liệu pháp chủ đạo trong điều trị suy tim ở người già, thường được áp dụng trong thời gian chờ đợi tim cấy ghép phù hợp.
– Ghép tim: được tiến hành khi người bệnh suy tim nặng đã tìm được tim hiến tặng phù hợp.
Suy tim ở người già hiện vẫn đang là bài toán nan giải khi ngày càng có nhiều người bệnh cao tuổi nhập viện vì nguyên nhân này. Giải pháp tốt nhất để giảm thiểu tỷ lệ tử vong là người bệnh cần nâng cao ý thức phòng và chữa bệnh theo y lệnh.
Dược sĩ Mạnh Hùng
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.agingcare.com/articles/elderly-heart-failure-and-heart-attack-110500.htm
https://www.hindawi.com/journals/bmri/2017/1483873/
Tin liên quan
Viết bình luận