Quy luật sinh lão bệnh tử là điều khó tránh khỏi, vậy nhưng nếu biết chăm sóc sức khỏe đúng cách, người bệnh suy tim hoàn toàn có thể sống lâu, sống khỏe mạnh. Trong bài viết này, chuyên gia Tim mạch sẽ chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm trong chăm sóc bệnh nhân suy tim để đạt kết quả điều trị tốt nhất.
Mục lục
Suy tim khiến cho mọi cơ quan trong cơ thể đều bị thiếu máu nuôi dưỡng, trong đó có hệ tiêu hóa. Người bệnh thường cảm thấy chán ăn, ăn uống khó tiêu, bụng đầy trướng. Chính vì vậy, trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày, bạn cần lưu ý:
– Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, lựa chọn thực phẩm giàu chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa, chẳng hạn như các loại rau xanh, ngũ cốc nguyên cám, trái cây tươi…
– Chế biến đồ ăn dưới dạng lỏng, mềm như cháo súp, món hầm cho người bệnh suy tim nặng; hạn chế đồ ăn chiên xào vì sẽ làm tăng lượng dầu mỡ thêm vào món ăn, không chỉ gây khó tiêu mà còn không tốt cho sức khỏe tim mạch.
Người bệnh suy tim nên ăn thức ăn chế biến lỏng mềm
– Lựa chọn thực phẩm giàu chất đạm nên ưu tiên các loại thịt trắng như cá, tôm, thịt gia cầm (đã loại bỏ da), nấm, các loại đậu thay vì các loại thịt đỏ chứa nhiều cholesterol như thịt bò, thịt lợn, thịt trâu…
– Hạn chế muối thêm vào món ăn: Ăn quá nhiều muối sẽ gia tăng giữ nước trong cơ thể, gây tăng huyết áp; do đó người bệnh suy tim cần cắt giảm lượng muối cho vào món ăn. Theo khuyến cáo của chuyên gia Tim mạch, người bệnh suy tim độ 1, độ 2 nên dùng dưới 2g muối/ngày; suy tim độ 3, độ 4 nên ăn dưới 0,5 g muối/ngày; hãy chú ý đến lượng muối ghi trên nhãn thực phẩm đóng gói sẵn để điều chỉnh cho hợp lý.
– Hạn chế đồ ăn chứa nhiều đường, tinh bột hấp thu nhanh từ ngũ cốc đã loại bỏ cám như gạo trắng, bánh mỳ trắng.
– Cắt giảm lượng rượu bia xuống mức thấp nhất, nam giới chỉ nên uống dưới 2 đơn vị/ngày còn nữ giới là 1 đơn vị/ngày (1 đơn vị tương đương 10ml cồn nguyên chất, tương đương nửa lon bia hoặc 1 ly rượu vang nhẹ).
– Hạn chế uống quá nhiều nước: Người bệnh chỉ uống khi thấy khát, nhấp từng ngụm nhỏ, có ngậm vài lát chanh để giảm bớt cơn khát. Hội Tim mạch Việt Nam cũng đưa ra công thức về lượng nước uống cho người bệnh suy tim dựa theo cân nặng, với người dưới 85kg thì công thức là 30ml/kg, còn trên 85kg là 35ml/kg.
Người bệnh cần hạn chế thực hiện các công việc gắng sức, cũng không nên ngồi yên một chỗ quá lâu vì có thể làm gia tăng phù nề, ứ trệ tuần hoàn. Người bệnh nên:
– Luyện tập thể dục vừa sức: Các bài tập thích hợp cho người bệnh suy tim là yoga, thái cực quyền, aerobic… Khi luyện tập nên bắt đầu với cường độ thấp và tăng dần, tránh để tim phải gắng sức; dành 150 phút mỗi tuần cho các hoạt động thể dục thể thao, chia đều vào các ngày trong tuần.
– Xoa bóp tay chân thụ động: Nếu người bệnh suy tim nặng chỉ có thể nằm một chỗ, người thân cần hỗ trợ xoa bóp tay chân để tăng cường lưu thông tuần hoàn, tránh để triệu chứng suy tim nặng hơn.
Khi biết mình mắc bệnh, người bệnh thường khó tránh khỏi tâm lý lo lắng, bi quan. Trạng thái tâm lý tiêu cực này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả điều trị, nhiều người còn tự ý bỏ thuốc, điều này sẽ khiến suy tim trở nên nghiêm trọng hơn. Khi đó vai trò của người thân và bạn bè rất quan trọng, họ cần kề vai sát cánh bên người bệnh, động viên khích lệ họ an tâm điều trị và tin tưởng vào tiên lượng tốt nhất. Người bệnh có thể tham gia các câu lạc bộ, hoạt động giải trí, đi du lịch để thư giãn tâm lý, bớt suy nghĩ tiêu cực về bệnh.
Người bệnh suy tim cần có người thân bên cạnh động viên
– Để giảm bớt khó thở khi ngủ, người bệnh nên kê cao gối, nằm ở tư thế nửa nằm nửa ngồi.
– Tiêm phòng cúm hằng năm vào mùa thu.
– Đặt lịch uống thuốc hằng ngày để tránh quên liều.
– Theo dõi các triệu chứng suy tim: Khi nhận thấy một số dấu hiệu cảnh báo suy tim tiến triển nặng dần như đau ngực nhiều hơn, chân sưng phù, tăng cân đột ngột 2 kg trong 3 ngày hoặc 5kg trong 1 tuần, nhịp tim thay đổi 20 lần/phút, ho nhiều hơn kèm theo đờm lẫn máu… cần báo ngay cho bác sỹ để kịp thời xử trí.
– Kết hợp dùng thuốc cùng sản phẩm hỗ trợ điều trị suy tim: Người bệnh nên lựa chọn sản phẩm hỗ trợ chứa các thành phần thảo dược có hoạt tính giãn mạch, chống đông máu, tăng lực co bóp cơ tim như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Sơn tra nhằm thúc đẩy lưu thông tuần hoàn, cải thiện nhanh các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, phù chi và phòng ngừa biến chứng do suy tim gây ra.
Chăm sóc bệnh nhân suy tim cần có sự hợp tác của cả người thân, bác sỹ và chính bản thân người bệnh. Đây là một trong những chiến lược quan trọng bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, phẫu thuật để đảm bảo duy trì sức khỏe trái tim, giúp người bệnh sống lâu hơn. Trong quá trình chăm sóc người bệnh, nếu cần được hỗ trợ thông tin, bạn vui lòng liên hệ tổng đài 0972.032.029.
Xem thêm:
Thông tin về sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị suy tim
Suy tim là gì – Bạn đã thực sự hiểu rõ về suy tim?
Ds. Mạnh Hùng
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Tin liên quan
Viết bình luận