Huyết áp thấp và thiếu máu não

Rối loạn tiền đình nên ăn gì, kiêng gì? – Hướng dẫn mới từ chuyên gia

Ngày đăng: 21 Tháng Sáu, 2019
5/5 - (2 bình chọn)

Một chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học sẽ giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng của rối loạn tiền đình, nhưng ngược lại nếu không thực hiện đúng cách, hợp lý lại khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Vậy người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì, kiêng gì là tốt nhất? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.

Rối loạn tiền đình nên ăn gì? – Những nhóm chất không thể thiếu

Vitamin B

Vitamin nhóm B làm tăng khả năng hồi phục các tổn thương thần kinh trong rối loạn tiền đình. Ngoài ra, thiếu hụt acid folic (vitamin B9) còn là nguyên nhân khiến lượng homocystein trong cơ thể tăng lên, làm tăng nguy cơ bị rối loạn tiền đình. Do vậy, người bệnh nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin B, đặc biệt là B2, B6, B9, B12 như nấm, rau bina, hải sản, thịt gia cầm, đậu, ngũ cốc nguyên hạt,… trong bữa ăn hằng ngày.

Vitamin C

Theo nghiên cứu tại đại học Hiroshima, Nhật Bản, bổ sung vitamin C giúp giảm đáng kể triệu chứng chóng mặt cho người bệnh Meniere (tình trạng tăng áp lực dịch ở tai trong gây rối loạn tiền đình). Vitamin C có nhiều trong các loại rau xanh, trái cây tươi như cam, bưởi, dâu tây, ớt chuông, bắp cải, dưa hấu,…

Người bị rối loạn tiền đình nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C

Magie

Magie có tác dụng điều hòa hoạt động thần kinh, giảm căng thẳng, lo âu và cải thiện lưu thông máu. Người bệnh rối loạn tiền đình nên chú ý bổ sung đủ lượng Magie trong khẩu phần ăn qua một số thực phẩm như hạt bí ngô, hạnh nhân, hạt điều, rau bina, rau ngót, đậu đen,…

Vitamin D

Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, vitamin D có thể giúp cải thiện tốt triệu chứng chóng mặt do rối loạn tiền đình. Một số nguồn cung cấp vitamin có thể tham khảo như sữa, tôm, cá hồi, cá thu, nấm,…

Sắt

Sắt là khoáng chất cần thiết tham gia hình thành tế bào hồng cầu, do vậy bổ sung sắt, đặc biệt với những người bệnh mắc kèm thiếu máu sẽ giúp cải thiện chất lượng và lưu lượng máu tuần hoàn đến hệ thống tiền đình. Tuy nhiên, nên chọn những nguồn thực phẩm giàu sắt, ít chất béo “xấu” như rau lá xanh đậm, thịt gia cầm bỏ da, đậu đỗ, cá hồi, bí đỏ,…

Kẽm

Thiếu kẽm có thể gây ù tai, nghiên cứu cũng chứng minh bổ sung kẽm làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng rối loạn tiền đình. Một số thực phẩm giàu kẽm có thể tham khảo để đưa vào bữa ăn hằng ngày như hải sản (tôm, cua, hàu, sò), thịt gà, hạnh nhân, đậu, yến mạch, mầm lúa mì,… 

Uống đủ nước

Dư thừa chất lỏng trong cơ thể có thể làm nặng thêm các triệu chứng của rối loạn tiền đình, nhưng ngược lại mất nước cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, do vậy người bệnh cần chú ý uống đủ nước tối thiểu từ 8 – 10 cốc/ngày (tương đương 1,5 – 2 lít) và nên chọn nước lọc thay thế cho các loại nước ngọt đóng chai.

Gừng

Gừng giúp làm dịu các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn rất hiệu quả, tuy nhiên cũng nên lưu ý chỉ nên sử dụng một lượng vừa phải vì gừng có thể gây nóng, viêm loét dạ dày khi dùng nhiều.

Viên uống thảo dược Đương quy, Ích trí nhân, Xuyên tiêu

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh rối loạn tiền đình nên bổ sung thêm các viên uống có tác dụng bổ máu, tăng tạo máu và thúc đẩy tuần hoàn máu não tốt từ bộ 3 thảo dược Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân nhằm phục hồi nhanh các tổn thương tại hệ thống tiền đình, cải thiện hiệu quả triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng,… và phòng ngừa bệnh tái phát. Giải pháp này cũng đặc biệt phù hợp cho những người bệnh mắc kèm huyết áp thấp, thiếu máu não, thiếu máu.

Xem thêm: Viên uống thảo dược dành cho người bị rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình không nên ăn gì?

Muối

Muối chứa natri gây giữ nước làm tăng thể tích dịch trong cơ thể khiến các triệu chứng rối loạn tiền đình thêm trầm trọng hơn. Theo khuyến cáo của FDA, người bệnh không nên ăn quá 2.4 g natri/ngày (tương đương 6g muối). Thịt hun khói, thịt hộp, dưa cà muối, khoai tây chiên, phomat,… có hàm lượng muối cao, do vậy cần hạn chế sử dụng.  

Đường

Tương tự muối, đường cũng làm ảnh hưởng đến thể tích dịch trong cơ thể. Người bệnh cần tránh tiêu thụ những thực phẩm chứa nhiều đường đơn (đường mía, đường nâu, mật ong, siro, bánh kẹo ngọt, nước ngọt…) và thay thế bằng đường đường phức tạp trong ngũ cốc nguyên hạt, đậu, khoai tây, rau xanh, trái cây…

Người bị rối loạn tiền đình cần tránh ăn các loại đường đơn

Thực phẩm chế biến sẵn

Thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán, thịt chế biến, bánh ngọt,… có thể làm đẩy nhanh quá trình viêm không tốt cho những người bị rối loạn tiền đình.

Caffein

Caffein gây kích thích thần kinh, làm tăng cảm giác ù tai, chóng mặt, khó ngủ, do vậy cần hạn chế một số thực phẩm chứa nhiều caffein như cà phê, trà, nước tăng lực, socola,…

Thực phẩm chứa acid amin tyramine

Rượu vang đỏ, thịt hun khói, xúc xích, thịt chế biến sẵn, socola, quả sung,… chứa nhiều acid amin tyramine có thể kích hoạt các cơn đau đầu trong rối loạn tiền đình.

Đồ uống có cồn

Rượu, bia có thể làm mất nước và sinh ra các chất chuyển hóa độc cho tế bào não, tai trong khiến triệu chứng chóng mặt, choáng váng, đau đầu, buồn nôn… trở nên nặng nề hơn.

Thuốc lá

Nicotin trong thuốc lá khiến các mạch máu co thắt làm giảm cung cấp máu cho tai trong và hệ thống tiền đình, ngoài ra hút thuốc lá cũng là thói quen rất không tốt cho sức khỏe.

Xem thêm:

Rối loạn tiền đình – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

7 phương pháp điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả nhất hiện nay

Bằng việc nắm vững những thực phẩm mà người bệnh rối loạn tiền đình nên ăn, nên kiêng kết hợp thực hiện một lối sống khoa học và tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chắc chắn bạn có thể khắc phục hiệu quả tình trạng bệnh của mình.

Ds Hà Thư

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://vestibular.org/diet

https://www.vertigotreatment.org/post/vertigo-diet-menieres

https://www.healthline.com/health/treatments-for-dizziness#medications

Viết bình luận