Huyết áp thấp và thiếu máu não

Bệnh rối loạn tiền đình: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Ngày đăng: 28 Tháng Tám, 2018
5/5 - (5 bình chọn)

Theo thống kê tại Mỹ, có tới trên 35% những người ở độ tuổi 40 bị rối loạn tiền đình. Trong khi đó có ít nhất 40% số nhân viên văn phòng tại Anh có các triệu chứng của đau đầu, chóng mặt, ù tai... Tại Việt Nam, có đến khoảng 20 – 30% dân số gặp phải hội chứng này và số lượng người mắc vẫn đang tiếp tục gia tăng nhanh chóng.

Những số liệu trên cho thấy một thực trạng đáng báo động của căn bệnh này. Vậy rối loạn tiền đình là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của bạn? Và làm thế nào để phòng tránh, điều trị bệnh hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Rối loạn tiền đình là gì?

Hệ thống tiền đình là sự liên kết của tai trong và não bộ, giúp chúng ta giữ được thăng bằng khi thay đổi tư thế, đứng, ngồi và di chuyển dễ dàng trên mặt đất. Trong hệ thống này, các tín hiệu âm thanh được ốc tai chuyển sang dạng xung thần kinh, dẫn truyền theo dây thần kinh thính giác (còn gọi là dây số 8) để truyền về não. Gắn liền với ốc tai là bộ ba vòng bán khuyên, giúp cơ thể định vị được vị trí của mình trong không gian 3 chiều.

Khi hoạt động của hệ thống này bị rối loạn sẽ khiến chúng ta bị mất khả năng kiểm soát thăng bằng, thường xuyên cảm thấy chóng mặt, choáng váng, được gọi là bệnh rối loạn tiền đình.

Triệu chứng nhận biết bệnh rối loạn tiền đình

Giai đoạn đầu, người bệnh có thể chỉ nhận thấy các triệu chứng ít điển hình như mất ngủ, mệt mỏi. Khi bệnh tiến triển, các cơn chóng mắt bắt đầu xuất hiện thường xuyên hơn, đặc biệt là vào nửa đêm về sáng, người bệnh khi trở mình hay thức giấc có thể cảm thấy lao đao, khó ngồi dậy. Nếu cơn nhẹ, bạn có thể cố gắng để đứng dậy được nhưng dễ bị mất thăng bằng và té ngã. Nếu cơn nặng, bạn có thể chỉ nằm được yên một chỗ, không ngồi hay đứng dậy được, kèm theo biểu hiện buồn nôn và có thể nôn dữ dội, mở mắt ra thấy mọi vật đều bị đảo lộn, quay cuồng.

Ở những trường hợp nặng hơn, bạn có thể gặp phải cả những rối loạn về thị giác và thính giác như suy giảm tầm nhìn, nhìn mờ, nhìn đôi, sợ ánh sáng, sợ tiếng ồn, ù tai, suy giảm thính lực…

Số người mắc bệnh rối loạn tiền đình hiện nay đang ngày càng gia tăng nhanh chóng

Nếu bạn thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, ù tai, rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình. Vui lòng liên hệ tới số 0972.032.029 để được hỗ trợ tư vấn về giải pháp khắc phục hiệu quả.

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình

Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiền đình, một số nguyên nhân thường gặp đó là: thoái hóa các cơ quan trong hệ tiền đình, virus gây viêm dây thần kinh số 8, chấn thương mê lộ, viêm tai giữa, co thắt động mạch cột sống, tắc nghẽn động mạch tiền đình, nhiễm độc tiền đình do thuốc, hoặc các bệnh lý làm giảm tưới máu não…

Các yếu tố cao nguy cơ gây bệnh có thể bao gồm: stress, thiếu máu, mất ngủ, huyết áp thấp, ngồi một chỗ quá lâu, sống trong môi trường quá ồn, ăn phải thức ăn bị nhiễm độc hoặc phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh… Những yếu tố tác động này có thể làm tổn hại đến các tế bào thần kinh, giảm lưu lượng tuần hoàn máu lên não và gây nên hội chứng rối loạn tiền đình.

Bệnh rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Các biểu hiện của rối loạn tiền đình có thể xảy ra trong một vài ngày rồi tự hết, nhưng cũng có thể kéo dài trong nhiều ngày và rất dễ tái phát lại, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc, sinh hoạt và các hoạt động thường ngày, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nếu cơn chóng mặt xuất hiện đột ngột khi người bệnh đang di chuyển, leo cầu thang, lái xe hoặc trèo cao… thì có thể gây té ngã, tai nạn, dẫn tới chấn thương, thậm chí đe dọa tính mạng. Một biến chứng nguy hiểm khác là có thể gây ra đột quỵ do thiếu máu lên não.

Nếu nguyên nhân gây rối loạn tiền đình bắt nguồn từ những bệnh lý như u não hay tắc động mạch cảnh… thì cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Phòng và điều trị bệnh rối loạn tiền đình như thế nào?

Việc điều trị rối loạn tiền đình chủ yếu là điều trị nội khoa bằng các thuốc điều hòa tuần hoàn não như flunarizin (Sibelium), cinnarizin (Stugeron), betahistin (Betaserc), almitrin – raubasin (Duxil) theo đúng chỉ định của bác sĩ, để giúp cắt cơn chóng mặt và ngăn bệnh tái phát. Một số nguyên nhân do chấn thương, bệnh lý gây chèn ép mạch máu hoặc u… có thể cần phải phẫu thuật.

Bên cạnh đó, các bài tập vật lý trị liệu với đốt sống cổ, hay các biện pháp mát xa vùng đầu, trán, thái dương, thư giãn… cũng được áp dụng phổ biến để giảm cơn chóng mặt, nhưng cần phải được thực hiện dưới sự hướng dẫn cẩn thận của các bác sĩ có chuyên môn.

Lối sống lành mạnh giúp ngăn ngừa bệnh rối loạn tiền đình

Để phòng ngừa chứng rối loạn tiền đình, những người trẻ hiện nay nên tự giảm bớt các áp lực từ công việc, hạn chế tối đa căng thẳng, stress, tập cho mình thói quen thư giãn, thả lỏng cơ thể trong một vài phút khi phải làm việc thời gian dài mỗi ngày, tránh ngồi một chỗ quá lâu và điều chỉnh tư thế ngồi cho đúng cách.

Đặc biệt là phải có chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất:

– Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin nhóm B, C, tốt cho hệ thần kinh và tăng cường miễn dịch.
– Tránh các loại thực phẩm có hàm lượng đường hoặc hàm lượng muối cao.
– Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có chất kích thích như bia rượu, cà phê, nước tăng lực.
– Tập thể dục hàng ngày.
– Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, sinh hoạt điều độ như ngủ đủ giấc, không thức quá khuya và hạn chế sử dụng quá lâu các thiết bị điện tử thông minh như smart phone, máy tính…

Duy trì các thói quen sống lành mạnh và giữ cho tâm trí luôn thoải mái là chìa khóa tốt nhất để giúp phòng tránh và chữa trị hiệu quả bệnh rối loạn tiền đình.

Ds Quỳnh Hương

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo: https://vestibular.org/understanding-vestibular-disorder

Viết bình luận

  1. Quỳnh, :

    Mẹ em năm nay gần 50, hay bị choáng, chóng mặt, hoa mắt…lại có tiền sử bệnh rối loạn tiền đình. Vừa rồi nửa đêm đang ngủ thì người nóng lên, đổ mồ hôi sau đó là ói, đi ngoài, mở mắt ra là nhà xoay, người xoay. Bsi có thể cho e biết là vs tình trạng này mình nên bổ sung thêm chất j và cách ăn uống ntn ko ạ? Gửi lời cám ơn đến bsi…

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Quỳnh,
      Qua mô tả của bạn, các biểu hiện mẹ bạn đang gặp phải có thể do bệnh rối loạn tiền đình chưa được kiểm soát hiệu quả gây ra. Tuy nhiên cũng không loại trừ một số nguyên nhân khác như huyết áp thấp, tụt huyết áp, suy nhược cơ thể,…. Với tình trạng hiện tại, bạn nên đi tái khám để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị kịp thời.
      Trước và sau khi thăm khám, để giảm các triệu chứng đang gặp phải, mẹ bạn cần tăng cường chất lượng máu cũng như khả năng tuần hoàn máu lên não. Để làm được điều này, mẹ bạn cần kết hợp tập thể dục đều đặn vừa sức mỗi ngày cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bạn nên tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là những thực phẩm chứa nhiều các yếu tố cần thiết cho quá trình tạo máu như thịt đỏ, thịt lườn gà, hải sản, bí đỏ, các loại đậu…
      Một số sản phẩm chuyên biệt chứa các thảo dược quý giúp bổ máu, tăng cường lưu thông máu, tăng hấp thụ chất dinh dưỡng như Quy Đầu, Xuyên tiêu, Ích trí nhân,… cũng rất tốt để cải thiện các triệu chứng choáng, chóng mặt, hoa mắt hiện tại của mẹ bạn, do vậy bạn có thể tham khảo cho mẹ sử dụng để nâng cao sức khỏe.
      Sau khi thăm khám, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số điện thoại: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 nếu cần hỗ trợ tư vấn.
      Chúc mẹ bạn sớm khỏe!

  2. Hoài Nguyên, :

    Mẹ em năm nay 45, hay bị choáng, chóng mặt, hoa mắt…lại có tiền sử bệnh rối loạn tiền đình. Bsi có thể cho e biết là vs tình trạng mẹ em như vậy nên bổ sung thêm chất j và hướng khắc pục như thế nào ah

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Hoài Nguyên,
      Qua mô tả của bạn, các biểu hiện mẹ bạn đang gặp phải có thể do bệnh rối loạn tiền đình chưa được kiểm soát hiệu quả gây ra. Tuy nhiên cũng không loại trừ một số nguyên nhân khác như huyết áp thấp, tụt huyết áp, suy nhược cơ thể,…. Với tình trạng hiện tại, mẹ bạn nên đi tái khám để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị kịp thời.
      Trước và sau khi thăm khám, để giảm các triệu chứng đang gặp phải, mẹ bạn cần tăng cường chất lượng máu cũng như khả năng tuần hoàn máu lên não. Để làm được điều này, mẹ bạn cần tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là những thực phẩm chứa nhiều các yếu tố cần thiết cho quá trình tạo máu như thịt đỏ, thịt lườn gà, hải sản, bí đỏ, các loại đậu…, đồng thời chú ý một số vấn đề sau:
      – Uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 1.5 – 2 lít nước/ngày), mẹ bạn nên chia đều lượng nước vào nhiều thời điểm trong ngày, không nên uống quá nhiều nước cùng một lúc.
      – Tránh đồ ăn thức uống nhiều caffein (cà phê, nước tăng lực,…) bởi chúng có thể khiến triệu chứng bệnh thêm trầm trọng.
      – Hạn chế thực phẩm chứa acid amin tyramin như rượu vang đỏ, ga gà, sữa chua, sô cô la, quả sung… bởi vì chúng có thể gây đau đầu.
      – Tập thể dục hàng ngày.
      – Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm
      – Sinh hoạt điều độ như ngủ đủ giấc, không thức quá khuya và hạn chế sử dụng quá lâu các thiết bị điện tử thông minh như smart phone, máy tính…
      Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo các phương pháp điều trị rối loạn tiền đình để áp dụng cho mẹ trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/roi-loan-tien-dinh-7-phuong-phap-dieu-tri-hieu-qua-nhat-hien-nay.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm điều gì, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số điện thoại: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc mẹ bạn sớm khỏe!