Bệnh mạch vành

Nguyên nhân sâu xa bên trong bệnh lý mạch vành

Ngày đăng: 26 Tháng Mười, 2016
5/5 - (2 bình chọn)

 Bệnh mạch vành (CAD) hay còn được gọi là thiếu máu cơ tim cục bộ cục bộ là bệnh lý gây nên cái chết của hàng triệu người trên thế giới mỗi năm. Hầu hết mọi người chỉ biết rằng bệnh xảy ra là do lòng mạch máu của tim bị thu hẹp bởi các mảng xơ vữa khiến cho các tế bào cơ tim bị thiếu hụt lượng máu mang oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết, từ đó làm xuất hiện các cơn đau thắt ngực. Tuy nhiên ít ai hiểu được nguyên nhân sâu xa bên trong.

Quá trình hình thành và phát triển của bệnh mạch vành

 Qua nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại được thực hiện trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã tìm ra rằng: bệnh mạch vành thường được phát hiện ở những người trung và cao tuổi nhưng thực chất thì nó chỉ là hệ quả của một quá trình bệnh lý lặng lẽ xảy ra trong cơ thể đã bắt đầu diễn ra hàng chục năm trước đó.

Bệnh mạch vành chỉ là hệ quả của một quá trình bệnh lý

Cholesterol và lipoprotein

 Cholesterol là một chất có trong mọi tế bào động vật và có nhiều chức năng quan trọng đối với hoạt động sống của cơ thể. Tuy nhiên trong một số điều kiện nhất định nó lại là một chất có hại. Trong cơ thể, cholesterol được vận chuyển bằng các “chuyến xe” lipoprotein. Có hai loại Lipoprotein chính đó là LDL (Lipoprotein tỷ trọng thấp) còn được gọi là “cholesterol xấu” và HDL (Lipoprotein tỷ trọng cao) còn gọi là “cholesterol tốt”.

Quá trình oxy hóa

 Quá trình oxy hóa tạo ra các gốc tự do là một yếu tố then chốt trong sự hình thành và phát triển của bệnh mạch vành. Thực ra, gốc tự do là một trong những sản phẩm bình thường của các phản ứng chuyển hóa năng lượng bên trong cơ thể. Tuy nhiên, các yếu tố như căng thẳng tâm lý, tiếp xúc với khói thuốc, độc tố từ môi trường… có thể khiến cho các gốc tự do bị tăng sinh quá mức. Khi dư thừa, gốc tự do có thể tấn công nhiều tế bào trong cơ thể, trong đó có lớp nội mạch của mạch vành, đồng thời làm biến đổi tính chất các phân tử LDL. Mạch vành bị tổn thương chính là điều kiện để các phân tử LDL bị oxy hóa tích tụ hình thành nên các mảng xơ vữa.

Phản ứng ứng viêm

 Bên trong lớp nội mạch của mạch vành bị tổn thương, các phản ứng viêm liên tục xảy ra làm mảng xơ vữa mở rộng, ngày càng dày lên thu hẹp mạch máu của tim. Phản ứng viêm cũng khiến cho lòng động mạch vành trở nên xơ cứng và tới lúc nào đó có thể bị nứt vỡ. Khi các mảng xơ vữa bị nứt vỡ, tiểu cầu sẽ tập trung lại để hình thành cục máu đông. Cục máu đông có thể gây tắc nghẽn hoàn toàn động mạch vành hoặc trôi theo dòng máu rồi đột ngột gây tắc nghẽn tại nhánh mạch mạch vành khác gây nên cơn nhồi máu cơ tim, đe dọa tính mạng người bệnh.

Yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành

 Tuy không phải là nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh mạch vành nhưng một số yếu tố có thể đẩy nhanh quá trình hình thành và phát triển của bệnh được gọi là yếu tố nguy cơ. Có những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được, nhưng nhiều yếu tố bạn hoàn toàn có thể thay đổi hoặc kiểm soát được để làm giảm khả năng mắc bệnh mạch vành.

Yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành không thể thay đổi

– Tuổi cao: Tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Nam giới trên tuổi 45, nữ giới trên tuổi 55 có nguy cơ cao mắc bệnh mạch vành.

– Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim

Nguy cơ mắc bệnh mạch vành tăng lên theo tuổi

Yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành có thể thay đổi được

– Cholesterol “xấu” (LDL cholesterol) trong máu cao

– Tăng huyết áp

– Hút thuốc lá

– Mắc bệnh đái tháo đường, béo phì hoặc hội chứng chuyển hóa

– Ít thực hiện các hoạt động thể chất

– Căng thẳng thần kinh, trầm cảm

Nguy cơ khác

– Bệnh thận giai đoạn cuối

– Bệnh viêm mạn tính như lupus, viên khớp dạng thấp

– Nhiễm HIV/AIDS

– Phụ nữ cắt bỏ tử cung

– Nam giới có nồng độ testosterone thấp

– Thường xuyên mất ngủ

Điều trị và phòng ngừa bệnh mạch vành

 Để điều trị và phòng ngừa bệnh mạch vành hiệu quả thì bên cạnh việc sử dụng thuốc đều đặn theo đúng chỉ định của bác sĩ thì một lối sống khoa học để kiểm soát, giảm thiểu các yếu tố nguy cơ cũng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng.

 Hiểu sâu sắc về nguyên nhân gây bệnh mạch vành, sẽ giúp cho các nhà khoa học tìm ra các phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả hơn. Từ những phát hiện mới về nguyên nhân mà hiện  nay, nhiều hoạt chất sinh học từ thiên nhiên có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa để bảo vệ mạch vành đã được nghiên cứu và chiết xuất, điển hình như các hoạt chất trong cây Bồ hoàng, Đỏ ngọn… để đưa vào ứng dụng trong hỗ trợ điều trị và phòng bệnh mạch vành.

 Sự kết hợp giữa thuốc, chế độ ăn uống luyện tập khoa học mỗi ngày và các hoạt chất thiên nhiên có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa sẽ là giải pháp toàn diện giúp phòng ngừa và điều trị bệnh mạch vành hiệu quả.

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

emedicine.medscape.com/article/164163-overview

www.nytimes.com/health/guides/disease/coronary-heart-disease/in-depth-report.html

www.who.int/mediacentre/factsheets/fs317/en/

Viết bình luận