Mồ hôi nhiều

Đổ mồ hôi nhiều khi ngủ: nguyên nhân và hướng giải quyết

Ngày đăng: 31 Tháng Tám, 2017
5/5 - (17 bình chọn)

Bạn đã bao giờ giật mình tỉnh dậy giữa đêm và cực kỳ khó chịu khi cơ thể ướt đẫm, nhễ nhại mồ hôi? Đổ mồ hôi nhiều khi ngủ nguyên nhân có thể do nhiệt độ cao, chế độ ăn thiếu khoa học, lo âu, căng thẳng quá mức… nhưng cũng có thể là lời cảnh báo về một vấn đề sức khỏe cần được trị sớm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng đổ mồ hôi nhiều khi ngủ của mình và phương cách xử lý hiệu quả.

Nhiệt độ môi trường quá cao – nguyên nhân chính gây đổ mồ hôi khi ngủ

Đổ mồ hôi nhiều khi ngủ thường là một tình trạng vô hại, nguyên nhân chủ yếu là do nhiệt độ môi trường quá cao, mồ hôi sẽ được tiết ra nhằm nhanh chóng làm mát và đưa nhiệt độ cơ thể về mức bình thường.

Nếu nơi bạn ngủ không được thông thoáng, mát mẻ kèm theo việc bạn mặc quá nhiều quần áo hay đang cuộn mình trong những lớp chăn dầy, sẽ không ngạc nhiên khi cơ thể bạn nóng dần lên và bắt đầu đổ mồ hôi. Điều này là hết sức bình thường và nó không gây nguy hại gì cho sức khỏe của bạn.

Theo các chuyên gia, cơ thể của chúng ta sẽ có sự biến thiên nhiệt độ khi ngủ. Thông thường nhiệt độ cơ thể sẽ giảm khi về sáng (thường 4h sáng), ngược lại, thân nhiệt có thể tăng tạm thời giữa ban đêm.

Nhiệt độ môi trường cao khiến có thể đổ mồ hôi nhiều hơn khi ngủ

Nhiệt độ môi trường cao khiến có thể đổ mồ hôi nhiều hơn khi ngủ

Đổ mồ hôi nhiều khi ngủ báo hiệu một số vấn đề về sức khỏe

Nếu tình trạng đổ mồ hôi của bạn lặp đi lặp lại, không liên quan đến nguyên nhân từ ngoại cảnh tác động và sự đổ mồ hôi nhiều khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, phiền phức, khó chịu thì ắt hẳn đây là dấu hiệu của một trong những chứng bệnh dưới đây:

Đồ mồ hôi nhiều liên quan đến hạ đường huyết

Đối với người bệnh tiểu đường typ 1, nếu bạn phải thức dậy lúc nửa đêm vì quá nóng hay mồ hồi ra nhiều thì rất có thể lượng đường huyết trong cơ thể bạn đang sụt giảm. Tốt hơn hết bạn nên bổ sung đường bằng cách ăn một chiếc bánh hoặc uống cốc nước có vị ngọt.

Mãn kinh – nguyên nhân khiến phụ nữ đổ mồ hôi nhiều khi ngủ

Với phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh sẽ tránh khỏi tình trạng bốc hỏa, tăng tiết mồ hôi đặc biệt là vào ban đêm. Trong giai đoạn này, lượng hormone estrogen của phụ nữ bị sụt giảm đáng kể, khiến nhiệt độ của cơ thể gia tăng, vùng dưới đồi của não bộ cảm nhận được sự biến thiên nhiệt độ này, chúng sẽ khiến các mạch máu giãn ra tạo điệu kiện thuận lợi cho các tuyến mồ hôi hoạt động nhiều hơn để hạ bớt thân nhiệt.

Không riêng gì phụ nữ, đàn ông cũng có thể gặp tình trạng đổ mồ hôi nhiều khi ngủ khi cơ thể họ có sự sụt giảm hàm lượng testosterone (hormone sinh dục nam).

Rối loạn hệ thần kinh thực vật – nguyên nhân gây đổ mồ hôi nhiều bệnh lý

Thần kinh thực vật là hệ thần kinh điều khiển hoạt động của tuyến mồ hôi, nhịp tim và nhịp thở. Vì một số nguyên nhân nào đó khiến chức năng hệ thần kinh thực vật bị rối loạn, bộ phận cảm biến thân nhiệt kém nhạy bén, dẫn đến mồ hôi được bài tiết liên tục, thiếu kiểm soát. Sự tăng tiết mồ hôi này có thể xảy ra vào ban đêm khiến người bệnh không những khó chịu, mệt mỏi mà đôi khi còn gây ra tình trạng trằn trọc, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

Một số bệnh lý khác có thể gây đổ mồ hôi nhiều về đêm

Đổ mồ hôi nhiều khi ngủ có thể là triệu chứng chính của bệnh lao hay một số bệnh nhiễm khuẩn khác như viêm màng trong tim (viêm van tim), viêm tủy xương và cũng có thể là dấu hiệu sớm của bệnh HIV, ung thư bạch huyết.

Khoảng 8 – 22% người bệnh sử dụng thuốc chống trầm cảm cũng có thể gặp tình trạng tăng thân nhiệt về đêm dẫn đến tăng tiết mồ hôi và rối loạn giấc ngủ.

Sử dụng thuốc chống trầm cảm cũng có thể gây đổ mồ hôi nhiều khi ngủ

Sử dụng thuốc chống trầm cảm cũng có thể gây đổ mồ hôi nhiều khi ngủ

Trẻ em và tình trạng đổ mồ hôi nhiều khi ngủ

Khi trẻ mặc quá ấm hoặc ngủ sau khi vận động mạnh cũng có thể dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi nhiều về đêm.

Ngoài ra, sốt cũng là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ tăng tiết mồ hôi. Sốt thực chất là phản ứng rất tự nhiên của cơ thể nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Sự gia tăng nhiệt độ cơ thể khi sốt khiến các tuyến mồ hôi hoạt động tăng tiết mạnh hơn nhằm làm mát và nhanh chóng đưa thân nhiệt về mức bình thường, hạn chế những nguy hiểm có thể xảy ra.

Phương pháp điều trị đổ mồ hôi nhiều khi ngủ

Đổ mồ hôi nhiều về đêm khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu và có thể gây ra chứng rối loạn giấc ngủ. Liệu có cách nào để giải quyết những vấn đề này? Phương pháp hiệu quả và tối ưu nhất hiện nay là phối hợp thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, sinh hoạt khoa học kết hợp với một số sản phẩm hỗ trợ từ các thảo dược tự nhiên.

Lối sống lành mạnh giúp hạn chế đổ mồ hôi nhiều quá mức

Một trong những nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi đó là chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học, vì vậy bạn nên tạo cho mình những thói quen tốt để cải thiện chứng đổ mồ hôi nhiều khi ngủ.

– Hạn chế đồ ăn cay, nóng, gia vị có mùi như tỏi, gừng… giảm sử dụng các thực phẩm chứa chất béo, tránh uống caffeine, rượu, bia trước khi đi ngủ.

– Tăng cường rau xanh, trái cây tươi trong bữa ăn. Uống đủ nước để bù vào lượng nước đã mất do tăng tiết mồ hôi.

– Mặc những bộ quần áo mỏng, thoáng mát khi ngủ, giảm nhiệt độ phòng bằng quạt hoặc điều hòa nếu có thể.

– Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh lo âu, căng thẳng quá mức.

Sử dụng thực phẩm hỗ trợ điều trị chứng đổ mồ hôi nhiều bệnh lý

Nếu tình trạng tăng tiết mồ hôi là do sự rối loạn hệ thần kinh thực vật, ngoài việc thực hiện một lối sống lành mạnh, khoa học, người bệnh có thể tham khảo kết hợp sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ từ các thảo dược quý như Hoàng kỳ, Sơn thù du, Thiên môn đông nhằm ổn định hệ thần kinh thực vật, săn se bề mặt da nhờ đó làm mát cơ thể, giảm tiết mồ hôi hiệu quả, đồng thời bổ sung lượng nước đã mất do tình trạng đổ mồ hôi nhiều gây ra.

Xem thêm:

Tổng quan về bệnh ra mồ hôi nhiều: nguyên nhân, triệu chứng và cách trị

Tổng hợp những cách chữa ra mồ hôi nhiều hiệu quả

9 mẹo hay giúp giảm ra nhiều mồ hôi trong những ngày hè nắng nóng

Ds. Cao Thủy

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

http://www.medic8.com/healthguide/hyperhidrosis/sleep-hyperhidrosis.html

Viết bình luận

  1. Nguyen văn phúc :

    Tôi đang bị ho. Nôn mửa … viên họng. Ngủ đổ mô hôi rất nhiều như tắm …phai lam nhu thế nào vậy bác sĩ

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Nguyen văn phúc,
      Không biết tình trạng đổ mồ hôi nhiều của bạn xảy ra lâu chưa? Nếu mới xảy ra thì có khả năng cao là do thân nhiệt tăng cao khi viêm họng, sốt ho gây ra. Lúc này bạn cần đi khám sớm và dùng thuốc trị viêm họng, sốt ho theo chỉ định của bác sĩ, khi sức khỏe hồi phục, tình trạng ra mồ hôi nhiều cũng sẽ được giải quyết. Tuy nhiên, nếu bạn bị ra mồ hôi nhiều trong thời gian dài, bất kể thời tiết mát mẻ hoặc ít vận động, bạn có khả năng mắc chứng rối loạn hệ thần kinh thực vật gây ra. Khi đó, bạn nên tham khảo sử dụng sớm sản phẩm bổ trợ chứa Hoàng kỳ, Sơn thù du, Thiên môn đông để giảm tiết mồ hôi hiệu quả. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/mo-hoi-trom-o-nguoi-lon-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri.html
      Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo đến số: 0972 032 029 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bạn sức khỏe!

  2. Nguyễn Hương Giang :

    tôi đang bị ho và uống thuốc ho, tối ngủ hay ra mồ hôi ướt hết áo phải dạy 2, 3 lần trong đêm thay áo vậy xin hỏi phải điều trị như thế nào?

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Nguyễn Hương Giang,
      Không biết tình trạng tăng tiết mồ hôi của bạn đã xảy ra từ nhỏ hay chỉ mới bắt đầu khi bạn bị ốm, ho?
      Nếu tình trạng này mới xảy ra thì nguyên nhân có thể là do thân nhiệt tăng cao khi bị ốm, ho hoặc cũng có thể là do tác dụng phụ của một số loại thuốc ho bạn đang sử dụng. Với trường hợp này, bạn chỉ cần thường xuyên lau khô mồ hôi để tránh tình trạng nhiễm lạnh và kiên trì sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Sau khi khỏi bệnh triệu chứng tăng tiết mồ hôi cũng sẽ dần thuyên giảm.
      Nếu hiện tượng tăng tiết mồ hôi đã xảy ra từ nhỏ thì nhiều khả năng là do sự rối loạn hệ thần kinh thực vật (cường giao cảm). Với trường hợp này, để điều trị bạn cần thực hiện 1 chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học, cụ thể như sau:
      – Tăng cường rau xanh, trái cây tươi trong các bữa ăn hàng ngày.
      – Hạn chế thức khuya, căng thẳng lo âu quá mức.
      – Bổ sung đủ nước hàng ngày đặc biệt là khi làm việc trong môi trường nắng nóng.
      – Hạn chế sử dụng nhiều rượu bia, cà phê, thuốc lá.
      – Hạn chế thực phẩm mang tính cay nóng, các gia vị gừng, tiêu, tỏi,ớt…
      – Tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng như tập thiền, yoga, hít sâu thở chậm…
      Bên cạnh đó bạn có thể tham khảo sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hòa Hãn Linh với liều 6 viên/ngày chia làm 2 lần trong khoảng 3 tháng để hỗ trợ giảm tiết mồ hôi hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm qua bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-hoa-han-linh.html
      Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ tới số (024).3775.9051 – 0972.032.029 để được hỗ trợ!
      Chúc bạn sức khỏe!

  3. nguyễn văn tiến :

    Tôi ăn uống khỏe mạnh bình thường, nhưng thi thoảng khi ngủ nửa đêm, hoặc nằm mơ giật mình lại và mồ hôi rất khóa chịu đi khám chụp chiếu, xét nghiệm không có bệnh gì ngoài dự đoán viêm niêm mạc dạ dày tá tràng. Vậy xin hỏi cách điều trị hiện tượng vã mò hôi như thế nào ạ. Hỏi tư vấn ở đâu ạ/ xin cảm ơn.

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn,
      Mồ hôi nhiều ban đêm ở nam giới có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngoài tác động của một số yếu tố như nhiệt độ, cảm xúc… còn có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như tiểu đường, cường giáp,rối loạn hệ thần kinh thực vật hoặc các nguyên nhân khác.
      Viêm niêm mạc dạ dày cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng ra nhiều mồ hôi về đêm của bạn. Trước mắt bạn nên theo dõi và điều trị chứng bệnh này để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của mình. Bạn cũng có thể kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hòa Hãn Linh với liều 6 viên/ngày chia làm hai lần trong thời gian từ 1- 3 tháng để cải thiện tình trạng của mình.
      Thân mến!