Mắt có đốm đen, ruồi bay lởn vởn khiến bạn cảm thấy phiền toái? Bạn băn khoăn không biết những “vị khách không mời” này từ đâu tới? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời.
Mục lục
Đa số trường hợp xuất hiện đốm đen trong mắt là do những thay đổi liên quan đến tuổi già. Tuy nhiên, không ít người trẻ cũng gặp phải hiện tượng này do một số bệnh lý về mắt khác. Các nguyên nhân thường gặp là:
– Đục dịch kính: Khối chất lỏng bên trong nhãn cầu được gọi là dịch kính bị biến đổi cấu trúc do lão hóa. Chúng có thể co cụm lại với nhau, làm cản trở đường truyền của tia sáng lên võng mạc, kết quả là tạo thành những đốm đen lên võng mạc. Khi bạn nhìn cố định vào 1 vị trí, những chấm đen này vẫn có thể di chuyển trước mắt.
– Đục thủy tinh thể: Thủy tinh thể bị đục cũng có thể gây ra những đốm đen trên võng mạc. Khác với trường hợp đục dịch kính, đốm đen trong bệnh đục thủy tinh thể chỉ có thể di chuyển khi bạn liếc mắt.
– Một số nguyên nhân khác:
+ Viêm màng bồ đào
+ Chảy máu trong mắt: có thể do biến chứng tiểu đường, cao huyết áp, tắc mạch máu, chấn thương… khiến các tế bào máu trôi nổi trong dịch kính gây ra chấm đen trong mắt.
+ Bong võng mạc
+ Tác dụng phụ của thuốc tiêm nhãn cầu, phẫu thuật mắt…
Mắt có chấm đen có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra
Nhìn thấy đốm đen trước mắt có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng này. Trong trường hợp là do các bệnh mắt tuổi già như đục dịch kính, đục thủy tinh thể… thị lực thường giảm dần theo thời gian. Một số trường hợp nguy hiểm hơn như bong võng mạc, viêm màng bồ đào, chảy máu trong mắt… người bệnh cần đi khám sớm để được xử trí kịp thời.
Nếu mắt có đốm đen kèm theo những dấu hiệu sau, bạn cần đến gặp bác sỹ ngay
– Xuất hiện đột ngột nhiều chấm đen hơn bình thường
– Nhìn thấy chớp sáng
– Mất thị lực vùng ngoại biên
– Đau nửa đầu, nhạy cảm với ánh sáng
– Mát xa mắt: Bạn cần làm ấm bàn tay và mát xa nhẹ nhàng vùng mắt để mắt được thư giãn, điều tiết tốt hơn, đặc biệt là sau khi làm việc với các thiết bị điện tử trong thời gian dài.
– Chế độ ăn: Ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa để ngăn chặn các bệnh mắt tuổi già tiến triển. Các thực phẩm đó là rau xanh đậm (rau cần tây, súp lơ, cải bó xôi…), quả có màu cam đỏ (ớt chuông, cà rốt, cà chua, gấc…), acid béo omega 3 từ các loại cá biển như cà trích, cá hồi, cá ngừ…
Rau xanh đậm bổ sung chất chống oxy hóa chống lại các bệnh gây ra đốm đen trong mắt
– Dùng viên uống bổ mắt chứa chất chống oxy hóa: Theo nghiên cứu của các chuyên gia nhãn khoa Hoa Kỳ, việc cung cấp liên tục, đủ lượng chất chống oxy hóa mạnh Alpha lipoic acid sẽ giúp loại bỏ sạch khỏi mắt các gốc tự do độc hại – nguyên nhân chủ yếu gây biến đổi cấu trúc, chức năng của thủy tinh thể, dịch kính, võng mạc khiến mắt có đốm đen. Do vậy, để giảm nhanh các đốm đen như ruồi bay trước mắt, bên cạnh chế độ ăn uống, bạn có thể dùng thêm viên uống bổ mắt chứa Alpha lipoic acid hằng ngày.
– Giảm stress: Căng thẳng quá mức cũng có thể là yếu tố kích thích đốm đen trong mắt xuất hiện nhiều hơn. Chính vì vậy, giải tỏa căng thẳng bằng các bài tập như yoga, thiền… cũng sẽ hỗ trợ cải thiện triệu chứng mắt có đốm đen hiệu quả.
Điều quan trọng là bạn cần phát hiện tình trạng mắt có đốm đen nguy hiểm cần điều trị sớm. Hãy đi khám Nhãn khoa định kỳ ít nhất mỗi năm 1 lần hoặc ngay khi xuất hiện những triệu chứng bất thường khác, phẫu thuật đôi khi có thể được tiến hành để khắc phục vấn đề này cho đôi mắt của bạn.
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Xem thêm:
Hiện tượng ruồi bay, chấm đen trước mắt nguy hiểm không, trị ra sao?
Thông tin về sản phẩm bổ mắt có chứa Alpha lipoic acid
Nguồn tham khảo
https://www.webmd.com/eye-health/benign-eye-floaters#1
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/eye-floaters/symptoms-causes/syc-20372346
http://www.wikihow.com/Reduce-Floaters
http://www.aao.org/eye-health/diseases/what-are-floaters-flashes
Tin liên quan
Viết bình luận