Bệnh mạch vành

Lợi ích thiết yếu của L – carnitine đối với sức khỏe tim mạch

Ngày đăng: 22 Tháng Năm, 2020
5/5 - (1 bình chọn)

Bạn có biết, để duy trì sức đập bền bỉ 100.000 lần mỗi ngày, trái tim cần phải được nạp năng lượng liên tục theo từng giây từng phút và nguồn cung cấp chính không đâu khác là lấy từ L – carnitine. Không chỉ vậy, loại acid amin này còn mang lại rất nhiều lợi ích thiết yếu cho tim mạch mà không một dưỡng chất nào có thể thay thế.

Tim không thể duy trì hoạt động nếu thiếu L – carnitine

Trong cơ thể, L – carnitine được sản xuất tại gan, thận và tập trung nhiều tại tim, não và cơ bắp. Acid amin này đóng vai trò vận chuyển chất béo vào trong tế bào để chuyển hóa và sản sinh ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của các cơ quan trong cơ thể, trong đó có trái tim. Nếu cơ tim không nhận được đủ lượng L – carnitine cần thiết, khả năng co bóp sẽ trở nên suy yếu và giảm khả năng bơm máu đi nuôi cơ thể.   

Bên cạnh đó, L – carnitine còn ức chế sản sinh acid lactic, nguyên nhân chính gây ra sự đau mỏi cơ bắp trong quá trình vận động. Bởi vậy, bổ sung L – carnitine đầy đủ sẽ cải thiện khả năng vận động, giảm bớt mệt mỏi… cho người bệnh tim mạch.

L – carnitine cung cấp năng lượng để tim duy trì hoạt động co bóp.

Lợi ích của L – carnitine đối với người bệnh tim mạch

Ngăn ngừa xơ vữa động mạch

Nghiên cứu khoa học cho thấy, L – carnitine có khả năng làm giảm sự tích tụ của các chất thải chuyển hóa và ngăn chặn sự tấn công của các gốc tự do gây tổn thương mạch máu và làm khởi phát quá trình xơ vữa động mạch. Bên cạnh đó, nhờ vận chuyển chất béo vào trong tế bào để tạo ra năng lượng, L – carnitine đã làm giảm nồng độ chất béo lưu hành trong máu, ngăn ngừa sự tích tụ của các thành phần mỡ xấu cấu tạo nên mảng xơ vữa động mạch.     

Làm giảm cơn đau thắt ngực

Nguyên nhân gây đau thắt ngực thường là do cơ tim không nhận được đủ máu nuôi dưỡng khi mạch vành bị co thắt hoặc mảng xơ vữa xuất hiện gây bít tắc động mạch vành. Nếu bổ sung L – carnitine đầy đủ sẽ cải thiện quá trình chuyển hóa tại tim, bảo vệ cơ tim trước tình trạng “kiệt sức” vì thiếu máu nuôi dưỡng; từ đó giúp người bệnh mạch vành giảm bớt đau thắt ngực và phòng ngừa cơn đau xuất hiện mỗi khi vận động với cường độ cao, đòi hỏi gắng sức nhiều.  

L – carnitine làm giảm tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim

Điều này đã được chứng minh qua một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Tim mạch học Mỹ (2013). Sau khi phân tích kết quả từ 13 thử nghiệm lâm sàng trên 3.629 người bệnh tim mạch, các nhà khoa học nhận thấy rằng, bổ sung L – carnitine giúp làm giảm tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim 27%, nguy cơ rối loạn nhịp thất cũng giảm 65% và 40% người bệnh sau nhồi máu cơ tim đã giảm triệu chứng đau thắt ngực. Các nhà khoa học cho biết, những người có tiền sử nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực đều bị sụt giảm đáng kể nồng độ L – carnitine trong máu. Việc bổ sung L – carnitine sớm sẽ giúp thu hẹp diện tích vùng cơ tim bị tổn thương và đẩy nhanh quá trình hồi phục của tế bào cơ tim sau cơn nhồi máu.

Nghiên cứu tại Viện Tim mạch, Đại học Bari (Ý) cũng cho thấy, bổ sung L – carnitine sớm và liên tục trong 12 tháng sau nhồi máu cơ tim cấp có thể làm giảm sự giãn nở thất trái trong năm đầu tiên kể từ khi xảy ra biến cố, từ đó giúp phòng ngừa biến chứng suy tim trong tương lai.    

Bảo vệ cơ tim cho người bệnh suy tim sung huyết  

Theo nghiên cứu của Đại học Y khoa Nhật Bản, 55% người bệnh suy tim đã cải thiện sức khỏe sau khi sử dụng L – carnitine kết hợp cùng thuốc tây điều trị. Acid amin này đã được chứng minh là có thể ngăn chặn tổn thương cơ tim ở người bệnh suy tim sung huyết. Một nghiên cứu khác tại Bệnh viện Đại học Ferrara (Ý) cho thấy, propionyl – L – Carnitine giúp cải thiện khả năng tập thể dục và bảo tồn chức năng tim cho 537 người bệnh suy tim tham gia nghiên cứu.

L – carnitine giúp cải thiện khả năng vận động cho người bệnh động mạch ngoại biên

Không chỉ mang lại tác dụng trong điều trị xơ vữa mạch vành, L – carnitine còn rất hữu ích trong điều trị xơ vữa động mạch chân tay. Nhiều nghiên cứu cho thấy, L – carnitine giúp làm giảm triệu chứng đau nhức, chuột rút, cải thiện khả năng vận động ở người bệnh xơ vữa động mạch ngoại biên có cơn đau cách quãng.

Tác dụng hạ huyết áp của L – carnitine

Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu dược lý Mario Negri (Ý), L – carnitine có tác dụng làm giảm huyết áp tâm thu từ 7 – 10 mmHg chỉ sau 8 tuần điều trị. Trong đó, huyết áp cao là yếu tố nguy cơ hàng đầu thúc đẩy nhiều bệnh lý tim mạch tiến triển như nhồi máu cơ tim, suy tim, hẹp hở van tim… Do đó huyết áp luôn cần phải được kiểm soát tốt.

L – carnitine giúp cải thiện khả năng vận động cho người bệnh xơ vữa động mạch ngoại biên.

 

Bổ sung L – carnitine đúng cách

L – carnitine có mặt trong nhiều loại thực phẩm, chủ yếu là thịt, cá. Hàm lượng cụ thể trong mỗi loại thực phẩm như sau:

– Thịt bò: 81 mg L – carnitine/85 gram thịt

– Thịt lợn: 24 mg L – carnitine/85 gram thịt

– Thịt gà: 3 mg L – carnitine/85 gram thịt

– Cá: 5 mg L – carnitine/85 gram thịt

– Sữa: 8 mg L – carnitine/227 ml

Tốt nhất, người bệnh tim mạch nên lựa chọn những loại thịt trắng tốt cho tim mạch để bổ sung L – carnitine như cá tươi, thịt gà (đã lọc bỏ da), sữa tách béo… nhằm tránh đưa thêm chất béo có hại từ nguồn thịt đỏ. Hiện nay, trên thị trường cũng đã có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ tim mạch bổ sung L – carnitine. Người bệnh nên lựa chọn sản phẩm kết hợp L – carnitine cùng các thảo dược tốt cho tim mạch như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Natto… để mang lại tác dụng bảo vệ tim mạch toàn diện nhất.

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về công dụng của L – carnitine và nguồn bổ sung tốt nhất để chăm sóc sức khỏe tim mạch cho mình và người thân. Nếu cần được tư vấn thêm về acid amin thiết yếu này, bạn vui lòng liên hệ đến tổng đài 0972.032.029 để được hỗ trợ.

Xem thêm:

Thông tin về sản phẩm hỗ trợ cho người bệnh tim mạch chứa L – carnitine

Natto – món ăn cổ truyền Nhật Bản và lợi ích cho sức khỏe tim mạch

Ds. Mạnh Hùng

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:  

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/9406679

ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15591005

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/7608438

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/19620516

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Viết bình luận