Suy tim sung huyết có thể là một chẩn đoán đáng sợ và khó hiểu đối với bạn. Khi biết mình mắc phải căn bệnh này, chắc hẳn có rất nhiều câu hỏi được đặt ra trong đầu bạn như suy tim sung huyết là gì, cần điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm sáng tỏ những băn khoăn này.
Mục lục
Suy tim sung huyết là một tình trạng tiến triển mạn tính, làm giảm khả năng bơm/hút máu của tim, còn được gọi tắt là “suy tim”. Kết quả là máu và dịch trong cơ thể sẽ tích tụ tại hầu hết các cơ quan trong cơ thể, gây phù nề và suy chức năng.
Suy tim sung huyết với các buồng tim bị giãn rộng
Cấp độ |
Triệu chứng chính |
Tiên lượng – hướng điều trị |
Độ 1 |
Người bệnh không gặp bất kỳ triệu chứng nào khi hoạt động thể chất. |
Thường không cần điều trị, có thể quản lý bằng thay đổi lối sống và theo dõi định kỳ. |
Độ 2 |
Người bệnh thoải mái khi nghỉ ngơi nhưng hoạt động thể chất bình thường đã thấy mệt, đánh trống ngực, khó thở… |
Điều trị thông qua thay đổi lối sống, dùng thuốc và theo dõi chặt chẽ. |
Độ 3 |
Người bệnh có thể thoải mái khi nghỉ ngơi nhưng bị giới hạn đáng kể các hoạt động thể chất, tập thể dục nhẹ cũng xuất hiện triệu chứng. |
Điều trị có thể bao gồm thay đổi lối sống, thuốc men, phẫu thuật tùy theo nguyên nhân. |
Độ 4 |
Người bệnh không thể thực hiện bất kỳ hoạt động thể chất nào mà không có triệu chứng, chúng xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi. |
Việc điều trị nhằm chăm sóc giảm nhẹ và nâng cao chất lượng cuộc sống. Người bệnh cần thảo luận với bác sỹ về những rủi ro tiềm ẩn. |
Trong giai đoạn đầu của suy tim sung huyết, có thể bạn sẽ không nhận thấy bất kỳ thay đổi nào về sức khỏe. Nếu suy tim tiến triển, bạn sẽ trải qua những triệu chứng sau từ nhẹ đến nặng:
– Mệt mỏi.
– Sưng phù các chi, thấy rõ nhất ở mắt cá chân, bàn chân và chân.
– Tăng cân nhanh bất thường.
– Tăng đi tiểu, nhất là về đêm.
– Nhịp tim bất thường
– Ho khan phát triển từ phổi bị tắc nghẽn
– Thở khò khè, khó thở có thể là biểu hiện của phù phổi
– Đau ngực lan ra các bộ phận khác trên cơ thể
– Thở nhanh
– Da xanh (biểu hiện của thiếu oxy)
– Ngất xỉu
Rất khó để nhận ra suy tim ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các triệu chứng có thể bao gồm:
– Ăn kém.
– Đổ mồ hôi quá nhiều.
– Khó thở.
– Chậm lớn.
– Tim đập nhanh khi nghỉ.
Những triệu chứng này dễ bị nhầm với rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng đường hô hấp… Do đó, cha mẹ cần đưa bé đi khám sớm để phát hiện bệnh kịp thời.
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới suy tim sung huyết, bao gồm cả bệnh lý tại tim và ngoài tim, chẳng hạn như:
– Tổn thương tim sau nhồi máu cơ tim
– Bệnh cơ tim do nhiễm trùng, lạm dụng rượu hoặc ma túy
– Cao huyết áp
– Các bệnh lý ngoài tim khác như: bệnh tuyến giáp, bệnh thận, bệnh tiểu đường…
Một số yếu tố khác cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy tim sung huyết như béo phì, hút thuốc lá, uống rượu bia, tuổi già…
Dựa vào tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh, bác sỹ sẽ chỉ định cách điều trị phù hợp nhất. Các phương pháp điều trị chính là:
Một số loại thuốc được dùng trong điều trị suy tim sung huyết bao gồm:
– Thuốc ức chế enzym chuyển đổi angiotensin: benazepril, captopril, lisinopril…
– Thuốc chẹn beta: gồm các chất như atenolol, bisoprolol, propranolol… có thể làm giảm huyết áp và chậm nhịp tim nhanh.
– Thuốc lợi tiểu: để đào thải dịch dư thừa trong cơ thể. Có rất nhiều nhóm thuốc lợi tiểu khác nhau có thể được chỉ định như nhóm lợi tiểu thiazide (indapamide, metolazone), nhóm lợi tiểu vòng (torsemide, furosemide), lợi tiểu giữ kali (triamterene, spironolactone)
– Thuốc an thần: để giảm bớt lo lắng, căng thẳng, trầm cảm ở người bệnh suy tim sung huyết.
– Thuốc chống đông: giúp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim do cục máu đông xuất hiện khi máu bị ứ trệ tuần hoàn.
Thuốc dùng trong điều trị suy tim sung huyết
Trong trường hợp dùng thuốc kém hiệu quả, người bệnh nên dùng kết hợp thêm các sản phẩm hỗ trợ suy tim từ thảo dược Bồ hoàng, Đan sâm, Đỏ ngọn có tác dụng giãn mạch, tăng cường lưu thông tuần hoàn nhằm đẩy lui các triệu chứng mệt mỏi, khó thở, phù chi do ứ trệ tuần hoàn gây ra.
Xem thêm:
Sản phẩm thảo dược chứa Bồ hoàng, Đan sâm, Đỏ ngọn chuyên hỗ trợ trị suy tim sung huyết
Điều trị suy tim – Cập nhật những giải pháp trị phổ biến nhất
Nếu dùng thuốc không hiệu quả, người bệnh có thể cần phải thực hiện các thủ thuật xâm lấn như đặt stent, nong mạch, thay sửa van tim, nong van… tùy theo nguyên nhân gây ra suy tim là gì. Nếu suy tim nghiêm trọng đến mức không đáp ứng với tất cả các liệu pháp khác, ghép tim có thể được tiến hành nếu sức khỏe người bệnh cho phép.
Dưới đây là một số khuyến cáo để loại bỏ các yếu tố nguy cơ suy tim và ngăn tiến triển của bệnh.
– Dùng thuốc theo chỉ dẫn: Tuyệt đối không được ngưng thuốc, uống đúng liều lượng và loại thuốc, nên uống vào những thời điểm nhất định trong ngày để tránh quên liều.
– Bỏ hút thuốc lá: Hút khói thuốc thụ động cũng là một mối nguy hại cho sức khỏe tim mạch, vì vậy bạn cần tránh xa môi trường có khói thuốc lá.
– Duy trì chế độ ăn uống cân bằng: Một chế độ ăn lành mạnh cho tim sẽ bao gồm nhiều rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Đồng thời, bạn cần tránh ăn quá nhiều muối, đường, chất béo và ngũ cốc tinh chế…
– Tập thể dục: Đi bộ nhẹ, đạp xe, bơi lội, tập thiền… là những hình thức tập thể dục rất tốt cho người bệnh tim, hãy duy trì ít nhất 15 – 30 phút mỗi ngày.
– Giảm cân: Béo phì có thể làm gia tăng gánh nặng cho tim, do đó bạn cần lên kế hoạch ăn kiêng và luyện tập để giảm cân nặng về mức hợp lý.
– Thăm khám sức khỏe tim mạch thường xuyên: theo lịch hẹn hoặc định kỳ ít nhất mỗi năm 1 lần
– Hạn chế các loại đồ uống có cồn: Uống rượu bia trong chừng mực cho phép, bạn chỉ nên sử dụng 1 – 2 ly rượu vang mỗi ngày, tránh lạm dụng bởi có thể gây ra các bệnh cơ tim do rượu.
– Duy trì cân bằng chất lỏng: Bác sỹ có thể yêu cầu bạn ghi lại số lượng nước bạn uống và đo lường lượng nước tiểu 24 giờ để giới hạn lượng nước đưa vào cơ thể mỗi ngày.
Khi được chẩn đoán mắc suy tim sung huyết, điều quan trọng là bạn cần thay đổi lối sống để hạn chế tối đa những tác động mà bệnh gây ra trong cuộc sống. Đừng để mọi sinh hoạt và tâm lý của mình bị mắc kẹt và chịu chi phối hoàn toàn bởi căn bệnh mạn tính này.
Ds. Lê Lương
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.healthline.com/health/congestive-heart-failure#prevention
http://www.cardiachealth.ca/templates/content/pages/didyouknow32.html
Tin liên quan
Viết bình luận