Đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng

Loạn thị – Thông tin từ A – Z cần nắm rõ để bảo vệ thị lực

Ngày đăng: 6 Tháng Mười Hai, 2022
5/5 - (5 bình chọn)

Nhắc đến các tật khúc xạ mắt chắc chắn không thể bỏ qua loạn thị – nguyên nhân gây giảm thị lực rất phổ biến ở mọi độ tuổi từ già tới trẻ. Vậy loạn thị là gì? Triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Hãy đọc ngay thông tin dưới đây để nhận biết và ngăn chặn bệnh kịp thời.  

Loạn thị là gì?

Loạn thị là tình trạng xảy ra khi tia sáng đi vào mắt hội tụ tại nhiều điểm ở phía trước hoặc sau võng mạc thay vì đúng ngay trên võng mạc, khiến mắt nhìn mờ ở mọi khoảng cách xa gần, kèm theo các triệu chứng sau:

– Hình ảnh bị méo mó, biến dạng

– Nhìn đôi, nhìn ba (thấy một vật có hai hoặc ba bóng mờ)

– Khó khăn khi nhìn vào ban đêm

– Mỏi mắt, hay nheo mắt

– Đau đầu

Nguyên nhân loạn thị

Nguyên nhân gây loạn thị là do bất thường cấu trúc của giác mạc hoặc thủy tinh thể – hai bộ phận đảm nhận chức năng khúc xạ tia sáng của mắt. Dựa vào đó, loạn thị được chia thành 2 dạng sau:

– Loạn thị giác mạc: Giác mạc là lớp màng trong suốt, hình chỏm cầu, nằm bao phủ ngoài cùng nhãn cầu, khu vực tròng đen của mắt. Khi độ cong của giác mạc không đều, bề mặt bị lồi lõm, biến dạng sẽ khiến tia sáng không hội tụ chính xác lên võng mạc.

– Loạn thị thủy tinh thể: Xảy ra khi thủy tinh thể (thấu kính trong suốt, hai mặt lồi, nằm sau giác mạc) bị méo mó, làm sai lệch đường đi của tia sáng.

Hình ảnh của mắt bình thường và mắt bị loạn thị

Hình ảnh của mắt bình thường và mắt bị loạn thị

Những ai có nguy cơ bị loạn thị?

Bất cứ ai cũng có thể mắc tật loạn thị, đặc biệt là những đối tượng sau:

– Bị chấn thương mắt hoặc tiền sử đã từng phẫu thuật mắt như mổ đục thủy tinh thể, mổ cận thị…

– Bị cận thị hoặc viễn thị nặng

– Có bố, mẹ hoặc người thân trong gia đình bị loạn thị

– Bị bệnh giác mạc hình chóp

– Tổn thương giác mạc như viêm giác mạc để lại sẹo

Phân biệt loạn thị, cận thị, viễn thị, lão thị

Loạn thị, cận thị, viễn thị, lão thị đều là các tật khúc xạ mắt phổ biến, tuy nhiên, mỗi bệnh có nguyên nhân, biểu hiện khác nhau như sau:

 

Loạn thị

Cận thị

Viễn thị

Lão thị

Biểu hiện

Nhìn xa và gần đều mờ, nhòe, có thể méo

Nhìn xa mờ, gần rõ

Nhìn gần mờ, xa rõ. Giai đoạn nặng nhìn gần hay xa đều mờ.

Nhìn gần mờ, xa rõ

Nguyên nhân

Độ cong của giác mạc hoặc thủy tinh thể không đều khiến tia sáng hội tụ tại nhiều điểm ở trước hoặc sau võng mạc

Trục nhãn cầu dài hoặc giác mạc quá cong khiến tia sáng hội tụ trước võng mạc

Trục nhãn cầu ngắn hoặc giác mạc dẹt khiến tia sáng hội tụ sau võng mạc

Thủy tinh thể bị lão hóa do tuổi cao, giảm khả năng co giãn và điều tiết.

Phương pháp điều trị loạn thị

Các trường hợp bị loạn thị nhẹ có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, khi loạn thị đã gây ảnh hưởng đến thị lực thì cần chữa trị sớm để kiểm soát bệnh, tránh những biến chứng xấu như nhược thị. Các phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay bao gồm:

Đeo kính chỉnh loạn thị

Đeo kính là cách khắc phục tật loạn thị được phần lớn mọi người lựa chọn vì đơn giản, an toàn, chi phí thấp. Dựa trên kết quả đo thị lực, bác sỹ sẽ cắt kính có độ khúc xạ phù hợp giúp chống lại các lỗi trên giác mạc hoặc thủy tinh thể để mắt nhìn rõ hơn.     

Kính chỉnh loạn thị có thể kết hợp đồng thời với điều chỉnh các tật khúc xạ khác như như cận thị, viễn thị. Bạn có thể lựa chọn loại kính có gọng (thấu kính cứng, đeo trước mắt) hoặc kính áp tròng (thấu kính mềm, đeo áp sát lên giác mạc) tùy theo nhu cầu của bản thân.

Đeo kính chỉnh khúc xạ là cách điều trị loạn thị thông dụng nhất

Đeo kính chỉnh khúc xạ là cách điều trị loạn thị thông dụng nhất

Đeo kính định hình giác mạc Ortho-K

Đây là một loại kính áp tròng cứng được đeo vào ban đêm khi ngủ để điều chỉnh hình dạng của giác mạc tạm thời, giúp người bệnh nhìn rõ vào ban ngày mà không cần đeo kính nữa. Nếu ngưng điều trị, giác mạc sẽ trở lại hình dạng cũ và loạn thị vẫn tiếp tục xảy ra.

Phẫu thuật chỉnh loạn thị

Phẫu thuật có thể được lựa chọn khi bị loạn thị nặng và việc đeo kính không cải thiện tốt tầm nhìn cho người bệnh. Bác sỹ sẽ sử dụng tia laser hoặc dao vi phẫu để định hình lại các đường cong của giác mạc, qua đó điều chỉnh được tật loạn thị.

So với đeo kính thì phẫu thuật sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn như nhiễm trùng, viêm giác mạc, bong rách võng mạc, khô mắt, đục dịch kính, rối loạn thị lực… Bởi vậy, chỉ nên thực hiện khi độ loạn thị đã ổn định, người bệnh đủ 18 tuổi và không mắc các bệnh mạn tính như huyết áp cao, tiểu đường, mỡ máu… hoặc bệnh mắt khác.

Bổ sung dưỡng chất cho mắt

Bên cạnh đeo kính hoặc phẫu thuật, việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu để nuôi dưỡng tế bào mắt khỏe mạnh từ bên trong cũng rất quan trọng trong điều trị loạn thị. Trong đó, nhiều nghiên cứu đã chứng minh được những tác dụng nổi bật sau của một số dưỡng chất như Alpha lipoic acid, Kẽm, vitamin B2, Quercetin, Lutein, Zeaxanthin:

– Bảo vệ cấu trúc, hình dạng của giác mạc, thủy tinh thể, làm chậm tiến triển của loạn thị, ngăn ngừa tăng độ loạn và phòng tránh các bệnh về mắt do loạn thị gây ra.

– Cải thiện các triệu chứng như nhìn mờ, nhòe, méo mó, nhức mắt, mỏi mắt, nhìn đôi, nhìn ba, chói sáng, chấm đen, ruồi bay trước mắt…

– Tăng thị lực, giúp mắt nhìn sáng rõ và hoạt động dẻo dai hơn.

– Lọc bỏ tia UV, ánh sáng xanh gây hại cho mắt từ ánh nắng mặt trời, thiết bị điện tử.

Bởi vậy, bạn nên bổ sung sớm những dưỡng chất trên qua viên bổ mắt phù hợp ngay từ giai đoạn đầu mới phát hiện loạn thị để chặn đứng ngay bệnh và bảo vệ thị lực dài lâu.  

Xem thêm:

Viên bổ mắt chứa đầy đủ dưỡng chất cho người bị loạn thị

Lối sống khoa học giúp phòng ngừa loạn thị

– Đeo kính chỉnh loạn thị đúng độ.

– Khám mắt và đo kính định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện sớm các bệnh mắt và lựa chọn kính có độ phù hợp.

– Không nên sử dụng liên tục máy tính, điện thoại… trong thời gian dài

– Đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc sách, làm việc để mắt không phải gắng sức điều tiết.

– Tránh để mắt bị chấn thương, va đập gây ảnh hưởng đến giác mạc, thủy tinh thể.

– Đeo kính bảo vệ mắt khi tiếp xúc với nguồn sáng mạnh như tia hàn điện, ánh nắng mặt trời…

– Ăn nhiều các thực phẩm có lợi cho mắt như rau cải xanh, cà rốt, cà chua, gấc, súp lơ, cá hồi, cá ngừ, trứng, óc chó…

Hiểu rõ nguyên nhân và các dấu hiệu của loạn thị là cách tốt nhất để bạn có thể phòng ngừa và điều trị bệnh từ sớm, bảo vệ tầm nhìn sáng rõ dài lâu. Nếu còn điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đến hotline 024.3775.9051 – 0972.032.029 để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.

Xem thêm:

Top 10 thực phẩm bổ mắt tốt nhất cho người bị loạn thị

Dược sỹ Hà Thư

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org

Viết bình luận

  1. Quỳnh :

    Cháu bị loạn thị và cận thị hơn 3 độ, dạo gần đây hay thấy mắt bị nhức và có 1 đốm màu nâu di chuyển thì là bị gì? Cần trị sao ạ?

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Quỳnh,
      Biểu hiện đốm nâu di chuyển trong mắt mà bạn gặp phải nhiều khả năng là do chứng đục dịch kính, biến chứng thường gặp ở những người bệnh cận thị. Bạn nên sớm đi khám để được chẩn đoán chính xác căn nguyên và có hướng can thiệp thích hợp. Bạn có thể tìm hiểu thêm tại bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/dau-hieu-ruoi-bay-va-nhung-thong-tin-ban-can-biet.html
      Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Minh Nhãn Khang liều 4 viên/ngày chia 2 lần để cải thiện thị lực tốt hơn. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm tại bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-minh-nhan-khang.html
      Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, bạn hãy gọi đến số điện thoại/zalo: 0972.032.029 để được hỗ trợ.
      Chúc bạn nhanh cải thiện thị lực!