Bệnh tăng động

Làm gì khi trẻ quá nghịch ngợm: Mẹo hay dành cho cha mẹ thông thái!

Ngày đăng: 25 Tháng Mười Hai, 2019
5/5 - (1 bình chọn)

Bạn mệt mỏi vì con quá nghịch ngợm, hiếu động, không biết nghe lời? Bạn chán nản vì tìm đủ mọi cách mà con vẫn “chứng nào tật ấy”. Vậy hãy áp dụng ngay các cách trong bài viết dưới đây để giúp con sớm trở thành “con ngoan, trò giỏi”.

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ quá nghịch ngợm?

Hiểu rõ lý do trẻ nghịch ngợm quá mức

Hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ có những hành vi nghịch ngợm, hiếu động. Bởi lẽ, có rất nhiều trẻ nghịch ngợm vì không được cha mẹ quan tâm, chăm sóc hoặc cảm thấy bản thân bị đánh giá thấp. Do đó, cha mẹ cần chú tâm tới cách con phản ứng với mọi vấn đề để hiểu rõ nguyên nhân gốc rễ, từ đó có biện pháp uốn nắn phù hợp.

Cha mẹ nên hiểu rõ lý do tại sao trẻ có hành vi nghịch ngợm quá mức

Kiểm tra xem trẻ có đang bị bạn bè bắt nạt

Một số trẻ có thể nghịch ngợm, hành xử không đúng do thường xuyên bị bạn bè bắt nạt, xa lánh ở trường. Lúc này, cha mẹ cần tìm hiểu thông tin từ những người xung quanh và thầy cô của trẻ để có hướng can thiệp kịp thời.

Khuyến khích những việc làm tốt của trẻ

Khen ngợi kịp thời hoặc tặng thưởng bằng những món quà nhỏ như: quyển sách, quyển truyện, đồ chơi,… mà trẻ yêu thích nhằm khích lệ mỗi khi trẻ có cách ứng xử đúng đắn. Điều này sẽ là nguồn động viên giúp trẻ tiếp tục cố gắng để làm nhiều việc tốt hơn.

Đưa ra hậu quả cho những hành vi nghịch ngợm của trẻ

Hãy đưa ra những hình thức xử phạt và áp dụng ngay khi trẻ có những hành vi không đúng. Chẳng hạn như bạn có thể nói: “Nếu con cứ tiếp tục nghịch ngợm, không chịu ngồi yên ăn cơm như thế này, mẹ sẽ không cho con xem phim hoạt hình Tom và Jerry nữa

Thiết lập những thói quen tốt

Hãy thiết lập một thời gian biểu chi tiết, cụ thể cho từng công việc hàng ngày của trẻ từ lúc thức giấc, đi học, xem ti vi, đi ngủ,… và yêu cầu trẻ thực hiện theo. Điều này giúp trẻ tạo lập những thói quen tốt và rèn luyện kĩ năng tổ chức, sắp xếp công việc.

Hạn chế trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử

Nhiều trẻ bị ảnh hưởng bởi những chương trình ti vi mà chúng xem hoặc bị tác động tâm lý từ các trò chơi điện tử mang tính bạo lực. Do vậy, cha mẹ nên theo dõi và hạn chế những chương trình có nội dung tiêu cực hoặc các trò chơi không phù hợp với trẻ. Đồng thời hạn định thời gian trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện chỉ khoảng 20 – 30 phút/ngày.

Hạn chế cho trẻ tăng động giảm chú ý tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử

Tôn trọng quyền tự do “lựa chọn” của trẻ

Thay vì suốt ngày yêu cầu, ra lệnh những điều trẻ phải làm, bạn hãy để trẻ được quyết định một số việc trong giới hạn của sự lựa chọn. Ví dụ, bạn có thể gợi ý: Con thích đi giày hay đi dép? Con thích ăn trứng rán hay trứng luộc?

Dành thời gian trò chuyện với trẻ nhiều hơn

Hãy dành thời gian trò chuyện, tâm sự cùng trẻ để hiểu rõ những khó khăn mà con gặp phải, từ đó đưa ra lời khuyên hữu ích giúp con giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống.

Cha mẹ cần kiểm soát cảm xúc của chính mình

Đừng mất bình tĩnh và la hét cáu gắt với trẻ, bởi điều này có thể gây phản ứng ngược khiến trẻ càng trở nên nghịch ngợm, bốc đồng hơn. Đặc biệt, dù tâm trạng bạn có đang tồi tệ đến mức nào cũng không được “giận cá chém thớt” mà trút hết lên trẻ.

Trẻ quá nghịch ngợm có đáng lo ngại?

Trong giai đoạn phát triển, với nhu cầu học hỏi, tìm hiểu mọi thứ xung quanh tăng cao, việc trẻ nghịch ngợm, hiếu động là điều bình thường. Lúc này, cha mẹ chỉ cần sớm định hướng, uốn nắn để trẻ trở nên ngoan ngoãn hơn mà chưa phải dùng thuốc điều trị.

Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ nghịch ngợm quá mức gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, học tập thì đây có thể là biểu hiện của chứng tăng động giảm chú ý cần sớm được phát hiện và can thiệp kịp thời.

Trẻ quá nghịch ngợm gây ảnh hưởng đến học tập, cuộc sống cần sớm được thăm khám

Khi nào trẻ quá nghịch ngợm cần đi khám?

Nếu nhận thấy con có 6 trong 9 biểu hiện dưới đây, bạn nên sớm đưa con đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp:

– Không thể ngồi yên một chỗ, thường tự ý rời khỏi vị trí mà không được cho phép.

– Ngọ nguậy, vặn vẹo chân tay, thường xuyên quay trước, ngó sau khi ngồi chơi hoặc trong lớp học.

– Thường xuyên chạy nhảy, leo trèo khắp nơi và không đánh giá được đâu là hành vi nguy hiểm.

– Không thích hoặc né tránh các trò chơi đòi hỏi tư duy hoặc phải ngồi yên một chỗ.

– Gặp khó khăn khi phải chờ đợi tới lượt mình trong các trò chơi.

– Hấp tấp, vội vàng trả lời ngay khi người khác chưa hỏi xong.

– Ngắt lời, nói leo hoặc nói chen ngang vào chuyện của người khác.

– Dễ nổi nóng, cáu gắt vô cớ và có hành vi tự làm tổn thương chính mình.

Với những trường hợp trẻ được chẩn đoán tăng động giảm chú ý, bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, phụ huynh nên tham khảo kết hợp cùng các sản phẩm bổ trợ có chứa Câu đằng, An tức hương. Bởi lẽ những thảo dược này đã được chứng minh không chỉ có tác dụng trấn kinh, an thần, ổn định hoạt động điện não, mà còn hỗ trợ gia tăng nồng độ GABA nội sinh, nhờ đó giúp trẻ giảm bớt sự nghịch ngợm, hiếu động, biết nghe lời và ngoan ngoãn hơn.

Xem thêm:

Giải pháp từ thảo dược Câu đằng, An tức hương giúp cải thiện chứng tăng động giảm chú ý hiệu quả

Trẻ tăng động giảm chú ý nên ăn gì, kiêng gì để mau chóng cải thiện?

Việc nuôi dạy trẻ chẳng bao giờ là dễ dàng. Bạn vừa phải là tấm gương sáng để trẻ học theo và vừa phải luôn cố gắng thể hiện sự bình tĩnh, thái độ đúng đắn trước mọi vấn đề. Ngoài ra,  bạn cũng cần luôn tôn trọng, yêu thương và không quá khắt khe với trẻ, bởi điều này có thể khiến trẻ càng trở nên hiếu động, nghịch ngợm hơn. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ tới số 024.3775.90510972.032.029 để được các chuyên gia hỗ trợ trực tiếp.

Viết bình luận