Đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng

Khô mắt nên dùng thuốc gì? Giải đáp từ chuyên gia nhãn khoa

Ngày đăng: 8 Tháng Một, 2019
5/5 - (8 bình chọn)

Câu hỏi từ bạn N.T.Thu: “Em sử dụng máy tính gần 10 tiếng mỗi ngày nên mắt thường bị khô nhức, bác sĩ kê nước mắt nhân tạo về nhỏ. Mẹ em cũng bị khô mắt nhưng lại được kê cả nước mắt nhân tạo và kháng sinh, chống viêm nên em rất băn khoăn. Xin chuyên gia cho biết khô mắt nên dùng thuốc gì là phù hợp? Có cần thiết phải dùng kháng sinh, chống viêm không?”

Quả thực nếu ở vào hoàn cảnh của người bệnh trên, ắt hẳn ai cũng sẽ có thắc mắc như vậy. Những phân tích của chuyên gia dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Giải đáp từ chuyên gia Nhãn khoa

Khô mắt nên dùng thuốc gì?

Đối với bệnh khô mắt, hiện nay có 2 phương pháp điều trị chính là dùng thuốc và phẫu thuật. Trong đó, dùng thuốc vẫn là đơn giản và thông dụng nhất.

Việc điều trị khô mắt tùy thuộc vào nguyên nhân cũng như mức độ bệnh, do vậy, không phải trường hợp nào cũng được kê những loại thuốc giống nhau. Để biết khô mắt nên dùng thuốc gì là phù hợp thì trước hết, chúng ta cần đi khám, xác định đúng nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh của mình. Dưới đây là những trường hợp thường gặp, bạn có thể tham khảo.

Trường hợp 1: Khô mắt nhẹ do nước mắt bốc hơi nhanh

Tiếp xúc nhiều với ánh nắng, gió, không khí khô nóng, ánh sáng xanh từ máy tính, điện thoại… và thói quen ít chớp mắt sẽ khiến nước mắt dễ bốc hơi, lớp màng phim nước mắt không đầy đủ gây cảm giác khô nhức, mỏi mắt cho người bệnh. Ở trường hợp này, người bệnh chỉ cần sử dụng nước mắt nhân tạo như: Refreshtear, Lacrynorme, Oculotect, Systane,… đồng thời đeo kính bảo vệ mắt, chớp mắt thường xuyên, chườm mắt là đã có thể cải thiện các triệu chứng hiệu quả.

Nước mắt nhân tạo bù đắp lại lượng nước mắt thiếu hụt nên làm giảm khô mắt

Nước mắt nhân tạo bù đắp lại lượng nước mắt thiếu hụt nên làm giảm khô mắt

Trường hợp 2: Tuyến lệ bị rối loạn hoạt động

Nếu là do tuyến lệ bị lão hóa, thay đổi cấu trúc làm giảm khả năng bài tiết nước mắt, các loại nước mắt nhân tạo như trên cũng khá hữu ích. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt và nhanh, người bệnh cần bổ sung thêm các chất chống oxy hóa, chống lão hóa như Alpha lipoic acid, Kẽm, Quercetin,… trong chế độ ăn hàng ngày hoặc các loại thuốc bổ mắt. Những dưỡng chất này có tác dụng ổn định hoạt động của tuyến lệ, làm tăng lượng nước mắt, đồng thời ngăn ngừa khô mắt chuyển thành dạng mạn tính.

Trường hợp 3: Khô mắt đi kèm với viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm bờ mi

Nước mắt ngoài giữ ẩm, còn có vai trò chống lại sự xâm nhập của gió bụi, vi khuẩn, virút. Do vậy khi bị khô mắt, người bệnh cũng sẽ dễ bị nhiễm khuẩn mắt, gây viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm bờ mi, viêm màng bồ đào,… Lúc này, bên cạnh cảm giác khô rát, nhức mỏi, người bệnh có thể thấy biểu hiện đau đỏ mắt, sưng mắt, chảy dịch,…kèm theo. Để điều trị, người bệnh cần dùng kết hợp nước mắt nhân tạo cùng thuốc kháng sinh, chống viêm phù hợp, một số loại thường dùng là: Cloramphenicol, Tobramycin, Neomycin, Offloxacin, Polymycin B, Dexamethason, Prednisolon, Indomethacin,…

Khô mắt có cần thiết phải dùng thuốc kháng sinh, chống viêm không?

Qua nội dung trên có thể thấy kháng sinh, chống viêm không phải lúc nào cũng được sử dụng trong điều trị khô mắt mà chỉ được dùng trong trường hợp thứ 3, tức là khi người bệnh có biểu hiện bị kết hợp nhiễm khuẩn mắt.

Chỉ dùng kháng sinh, chống viêm khi bị kết hợp khô mắt và nhiễm khuẩn mắt

Chỉ dùng kháng sinh, chống viêm khi bị kết hợp khô mắt và nhiễm khuẩn mắt

Với tình trạng của bạn Thu bị khô mắt do dùng máy tính nhiều, chỉ cần dùng nước mắt nhân tạo là được, còn mẹ bạn có khả năng bị kết hợp cả nhiễm khuẩn mắt nên được kê thêm thuốc kháng sinh, chống viêm. Đây là những chỉ định hoàn toàn phù hợp với mỗi người, do vậy, bạn Thu và mẹ nên tiếp tục sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị trực tiếp, đồng thời tái khám thường xuyên.

Đọc đến đây, có lẽ bạn Thu đã giải đáp được câu hỏi khô mắt nên dùng thuốc gì, có cần thiết phải dùng kháng sinh, chống viêm không. Nếu còn thắc mắc gì xoay quanh khô mắt, bạn Thu cũng như những người bệnh khác có thể gọi đến tổng đài: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn cụ thể hơn.

Chúc các bạn có đôi mắt sáng khỏe!

Diệp Chi

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Viết bình luận