Cùng với sự phát triển của nền Y học hiện đại, nhiều loại thuốc điều trị huyết áp thấp ra đời. Việc lựa chọn và phối hợp thuốc như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu trở thành một vấn đề thách thức. Vậy người bệnh huyết áp thấp uống thuốc gì để nhanh chóng hồi phục? Cùng tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Huyết áp thấp được chia thành hai dạng: huyết áp thấp cơ địa và huyết áp thấp bệnh lý. Thông thường huyết áp thấp cơ địa sẽ không gây bất cứ triệu chứng gì và cũng không cần điều trị. Ngược lại, người mắc chứng huyết áp thấp sinh lý sẽ gặp nhiều triệu chứng như: hoa mắt, chóng mặt, choáng váng… thậm chí là ngất xỉu. Nếu không sớm điều trị, bệnh có thể tiến triển nặng hơn gây ảnh hưởng lớn đến công việc và sức khỏe sau này:
– Tâm lý luôn mệt mỏi, chán nản, mất tập trung trong công việc.
– Suy giảm trí nhớ.
– Chấn thương do choáng ngất, ngã đột ngột.
– Teo não, nhũn não, đột quỵ não.
– Biến chứng tim mạch: Đau thắt ngực, suy tim, nhồi máu cơ tim.
– Giảm chức năng thận.
Huyết áp thấp lâu ngày có thể gây suy giảm trí nhớ
Điều trị huyết áp thấp phụ thuộc nhiều vào căn nguyên gây bệnh. Nếu huyết áp thấp xuất phát từ các bệnh lý tim mạch, tiểu đường, nội tiết,… việc dùng thuốc điều trị nguyên nhân nền là bắt buộc. Khi các bệnh lý này được kiểm soát tốt thì tình trạng huyết áp thấp sẽ được cải thiện.
Tuy nhiên, có tới 50% người bệnh không xác định rõ nguyên nhân. Với những trường hợp này, tùy vào mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe mà bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc nhằm giúp người bệnh nhanh chóng ổn định huyết áp, chẳng hạn như:
– Fludrocortisone: Được sử dụng trong mọi dạng huyết áp thấp. Nhờ tác dụng giữ natri tại thận, làm tăng lưu lượng tuần hoàn, tăng huyết áp.
– Midodrine: Kích hoạt các thụ thể cảm áp trong lòng mạch, làm tăng huyết áp. Midodrine thường được sử dụng trong điều trị huyết áp thấp tư thế đứng hay hạ huyết áp liên quan đến chức năng hệ thần kinh.
– Heptamyl: Có tác dụng co mạch, tăng co bóp của tim, tăng huyết áp. Lưu ý không kết hợp hetamyl với thuốc ức chế enzym monoamine oxidase (IMAO) bởi có thể làm tăng huyết áp đột ngột.
– Terlipressin: Có tác dụng co mạch, kéo chỉ số huyết áp lên.
Mặc dù thuốc có thể giúp người bệnh nhanh chóng chấm dứt sự mệt mỏi, cải thiện huyết áp, nhưng đây khó có thể là giải pháp lâu dài. Bởi chúng chỉ giúp cải thiện triệu chứng mà không giải quyết triệt để căn nguyên, do đó ngay khi ngưng sử dụng, tình trạng tụt huyết áp vẫn có thể quay trở lại khiến người bệnh càng trở nên mệt mỏi.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp một số tác dụng không mong muốn ảnh hưởng tới sức khỏe như:
– Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, chóng mặt, đau dạ dày…
– Phản ứng dị ứng: Ngứa, nổi mề đay…
– Rối loạn nhịp tim, tăng nhịp tim, đánh trống ngực…
– Tăng huyết áp quá mức gây đau đầu, mắt nhìn mờ, ù tai, khó thở…
– Mất ngủ, khó ngủ, thay đổi tâm trạng, khô da…
Một số thuốc điều trị huyết áp thấp có thể gây tác dụng phụ đau dạ dày
Theo các chuyên gia điều trị huyết áp thấp cần kiên trì, ngoài việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, người bệnh nên kết hợp một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, cụ thể như sau:
– Uống nhiều nước hơn, đồng thời hạn chế rượu bia, cà phê và đồ uống chứa nhiều chất kích thích.
– Tăng cường thực phẩm bổ máu như: thịt bò, thịt lườn gà, bí đỏ, đậu tương, trứng, sữa, hải sản…
– Di chuyển nhẹ nhàng, từ từ, không vất chéo chân hoặc đứng một chỗ quá lâu.
– Bên cạnh 3 bữa chính nên ăn thêm 2 – 3 bữa phụ.
– Ngủ đúng giờ, đủ giấc tránh căng thẳng, mệt mỏi quá mức.
– Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khỏe, cải thiện tâm lý.
– Sử dụng các sản phẩm từ thảo dược tự nhiên Đương quy, Ích trí nhân, Xuyên tiêu giúp kiểm soát bệnh ổn định. Nhờ khả năng điều hòa hệ thần kinh thể dịch, kích hoạt các thụ thể cảm áp hoạt động nhanh nhạy, chính xác hơn, thảo dược Đương quy giúp nâng cao và ổn định huyết áp một cách tự nhiên, bền vững. Không chỉ vậy, thảo dược này kết hợp với Ích trí nhân, Xuyên tiêu còn giúp bổ máu, tăng cường tuần hoàn, nhờ đó cải thiện các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, nâng huyết áp ổn định và góp phần đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe cho người huyết áp thấp.
Có thể bạn quan tâm:
Sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị huyết áp thấp hiệu quả
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh huyết áp thấp
Đến đây, hẳn bạn đọc đã tự tìm được lời giải đáp chính xác cho câu hỏi “huyết áp thấp uống thuốc gì?”, từ đó sớm lựa chọn hướng điều trị thích hợp, hiệu quả cho chính mình và người thân. Và nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hay liên lạc ngay tới số (024).3775.9051 – 0972.032.029 để được hỗ trợ nhanh nhất!
Ds. Mai Hoa
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.webmd.com/heart/qa/what-medications-are-used-to-treat-low-blood-pressure
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/low-blood-pressure/diagnosis-treatment/drc-20355470
Tin liên quan
Viết bình luận