Bệnh mạch vành

Huyết áp cao không nên ăn gì? – 7 loại thực phẩm cần tránh xa

Ngày đăng: 9 Tháng Tám, 2022
5/5 - (2 bình chọn)

Những thực phẩm mà bạn ăn hằng ngày có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến chỉ số huyết áp của bạn. Vậy người bệnh huyết áp cao không nên ăn gì để tránh huyết áp tăng cao khó kiểm soát? 7 loại thực phẩm dưới đây chính là đáp án mà bạn đang tìm kiếm.

Thực phẩm chứa nhiều muối

Ăn quá nhiều muối sẽ gây tích trữ nước trong cơ thể, làm tăng khối lượng tuần hoàn và dẫn đến tăng huyết áp. Chính vì vậy Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) đưa ra khuyến cáo, người bị huyết áp cao nên giảm lượng muối ăn xuống 1.500 mg mỗi ngày (ít hơn nửa thìa cà phê) để cải thiện chỉ số huyết áp và nâng cao sức khỏe tim mạch.

Để cắt giảm muối ra khỏi chế độ ăn, bạn hãy thay thế muối bằng các loại thảo mộc và gia vị khác để nêm nếm cho món ăn. Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế ăn các món chứa nhiều muối như dưa muối, cà muối, cá khô, thịt nguội (dăm bông, xúc xích, lạp sườn, thịt hun khói), súp đóng hộp…

Huyết áp cao không nên ăn gì? – Người bị huyết áp cao không nên ăn quá nhiều muối

Huyết áp cao không nên ăn gì? – Người bị huyết áp cao không nên ăn quá nhiều muối

Gia vị chứa nhiều muối

Các loại gia vị như tương ớt, xì dầu, sốt cà chua, sốt mayonnaise… thường chứa hàm lượng đường và muối cao. Dùng quá nhiều các gia vị này cũng có thể gây tăng huyết áp tương tự như muối ăn. Nếu cần thiết phải sử dụng, bạn hãy lựa chọn loại gia vị chứa ít muối và đường.

Thực phẩm chứa nhiều đường

Ăn quá nhiều đường rất dễ gây tăng cân, béo phì, điều này cũng góp phần gây tăng huyết áp. Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy, ăn nhiều đường có thể khiến huyết áp tăng cao nhiều hơn cả muối, đặc biệt là đường fructose.

Vì vậy, bạn nên kiểm tra nhãn của các sản phẩm chế biến sẵn để đảm bảo không ăn quá nhiều loại đường này. Các thực phẩm chứa nhiều đường fructose mà bạn cần hạn chế ăn là bánh quy giòn, bánh kẹo ngọt, bơ đậu phộng, nước ngọt…

Các loại thịt đỏ

Thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt trâu, thịt cừu… là loại thịt chứa rất nhiều cholesterol “xấu” làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Quá trình chuyển hóa thịt đỏ trong cơ thể còn giải phóng các hợp chất gây tăng huyết áp. Do đó, bạn cần hạn chế ăn thịt đỏ càng nhiều càng tốt; hãy thay thế dần các loại thịt đỏ bằng các loại thịt trắng như thịt gia cầm (đã lọc bỏ da), hải sản…

Huyết áp cao không nên ăn gì? - Các loại thịt đỏ

Huyết áp cao không nên ăn gì? – Các loại thịt đỏ

Thực phẩm chứa chất béo bão hòa

Các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa cũng nằm trong danh sách đáp án cho câu hỏi huyết áp cao không nên ăn gì. Những thực phẩm trong nhóm này gồm:

– Các món tráng miệng như sô cô la, kẹo bơ cứng, bánh ngọt, bánh pudding, bánh quy, bánh ngọt, bánh nướng…

 – Thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói, thịt nướng…

– Chất béo dùng trong chế biến món ăn như bơ động vật, mỡ lợn, mỡ gà…

– Dầu thực vật chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao như dầu dừa, dầu cọ…

– Các sản phẩm từ sữa nguyên kem (chưa tách béo) như kem, sữa, sữa chua và pho mát…

Rượu bia

Ngoài việc nắm vững huyết áp cao không nên ăn gì, bạn cũng cần lưu ý tránh xa một số đồ uống chứa cồn khiến cho huyết áp tăng lên như rượu bia. Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) khuyến cáo nam giới không nên uống quá 2 đơn vị/ngày và nữ giới không nên uống quá 1 đơn vị/ ngày. Một đơn vị tương đương 120 ml rượu vang nhẹ, 30 ml rượu mạnh hoặc 355 ml bia.

Đồ uống chứa caffein

Một đánh giá trên 34 nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ 200–300 mg caffeine tương đương 1,5–2 tách cà phê có thể làm tăng huyết áp tâm thu trung bình 8 mmHg và huyết áp tâm trương 6 mmHg. Vì vậy, người bệnh tăng huyết áp nên hạn chế uống cà phê (hoặc lựa chọn cà phê đã khử caffein) và các thức uống chứa nhiều caffeine khác như trà, nước tăng lực để đảm bảo huyết áp không tăng quá mức.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người bệnh cao huyết áp

Huyết áp cao có thể gây tổn thương hầu hết các cơ quan như tim, mắt, thận, não… dẫn đến các biến chứng nguy hiểm; ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh như suy tim, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, suy thận, đột quỵ não…

Để kiểm soát huyết áp trong ngưỡng an toàn và ngăn ngừa biến chứng xảy ra trong tương lai, ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn và tăng cường vận động, người bệnh nên bổ sung thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ hạ áp chứa các thảo dược có hoạt tính giãn mạch, hạ áp tự nhiên như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá, Đan sâm…

Sử dụng kết hợp thảo dược cùng thuốc hạ áp để trị bệnh hiệu quả

Sử dụng kết hợp thảo dược cùng thuốc hạ áp để trị bệnh hiệu quả

Bạn có thể sử dụng những sản phẩm hỗ trợ hạ áp từ các thảo dược này kết hợp cùng thuốc tây theo đơn để sớm đạt được chỉ số huyết áp mục tiêu và xua tan nỗi lo về những biến chứng của tăng huyết áp trên tim mạch cùng nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

Hiểu rõ huyết áp cao không nên ăn gì và hạn chế những thực phẩm này sẽ giúp bạn kiểm soát huyết áp của mình trong giới hạn an toàn và phòng ngừa biến chứng hiệu quả. Nếu có bất kì băn khoăn liên quan đến bệnh huyết áp cao và giải pháp điều trị, bạn vui lòng liên hệ tổng đài (024).3775.90510972.032.029 để được tư vấn hỗ trợ.

Xem thêm:

11 Cách trị cao huyết áp hiệu quả, an toàn, dễ thực hiện tại nhà

Huyết áp cao uống gì? – 10 thức uống giúp giảm huyết áp

Nguồn tham khảo: medicalnewstoday.com

Dược sĩ Mạnh Hùng

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Viết bình luận

  1. trương mạnh :

    huyết áp cao có được uống nước ngọt như coca không bác sĩ?

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Trương Mạnh,
      Các loại nước ngọt có gas thường chứa hàm lượng đường caodễ gây tăng cân, béo phì, điều này cũng góp phần gây tăng huyết áp. Do đó, nếu đang bị huyết áp cao, bạn nên hạn chế sử dụng những đồ uống này. Thay vào đó, bạn nên ưu tiên dùng nước tinh khiết và một số loại nước ép trái cây, rau củ như nước ép cà chua, nước ép củ cải, nước táo mèo, nước lựu,…
      Bạn có thể tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/huyet-ap-cao-uong-gi.html
      Nếu cần tư vấn thêm, bạn hãy gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo số: 0972.032.029 để được hỗ trợ nhanh nhất.
      Chúc bạn sức khỏe!