Huyết áp thấp và thiếu máu não

[Hỏi đáp chuyên gia] Suy nhược cơ thể có nên truyền nước không?

Ngày đăng: 6 Tháng Mười Một, 2018
5/5 - (8 bình chọn)

Hiện nay, hễ cứ thấy suy nhược cơ thể, mệt mỏi, mất sức là mọi người lại mách nhau đi truyền nước, truyền hoa quả. Họ không hiểu rằng, việc tự ý truyền dịch có thể gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm tới tính mạng. Vậy “suy nhược cơ thể có nên truyền nước hay không?”. Cùng tìm lời giải đáp trong bài viết sau.

Suy nhược cơ thể có nên truyền nước không?

Truyền nước (hay truyền dịch) là phương pháp tiêm truyền tĩnh mạch nhỏ giọt những chất có lợi vào cơ thể nhằm phục hồi sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh. Đây là một phương pháp khá đơn giản, hiệu quả, giúp cân bằng điện giải, khắc phục tình trạng mất nước và bổ sung dưỡng chất trực tiếp một cách nhanh nhất, do đó nhiều người bệnh suy nhược cơ thể đã lựa chọn sử dụng để giảm tình trạng mệt mỏi triền miên và cải thiện sức khỏe.

Tuy nhiên đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời, không thể sử dụng lâu dài, bởi ngay sau khi ngưng truyền dịch, tình trạng mệt mỏi, suy nhược cơ thể vẫn tái diễn. Đồng thời việc lạm dụng truyền nước cũng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng người bệnh như:

– Sốc phản vệ.

– Nhiễm khuẩn huyết.

– Tổn thương các cơ quan.

– Sưng, phù, đau tại vùng tiêm.

Do đó, lời khuyên cho những người bệnh đang thắc mắc rằng “suy nhược cơ thể có nên truyền nước không?” là bạn cần thật sự cân nhắc kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi truyền dịch. Tuyệt đối không tự ý truyền nước mà không có sự giám sát của các chuyên gia y tế.

Suy nhược cơ thể có nên truyền nước? –  Cân nhắc kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến bác sĩ

Khi nào thì nên truyền nước?

Về bản chất trong mỗi cơ thể đều có chỉ số trung bình về các chất đường, muối, chất điện giải, hay chất đạm… Nếu một trong các chỉ số trên thấp hơn bình thường, chúng ta có thể bù đắp bằng cách truyền dịch. Tuy nhiên cần lưu ý:

– Chỉ nên truyền dịch khi bị mất nước, rối loạn điện giải do sốt quá cao, tiêu chảy mạn tính, tụt huyết áp nặng… Nếu bệnh nhẹ hoặc người bệnh vẫn có thể tự ăn, uống bình thường thì không nhất thiết phải truyền dịch.

– Căn cứ vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ là người quyết định bạn có nên truyền dịch hay không, nên truyền loại dịch nào và lượng dịch bổ sung bao nhiêu là đủ.

– Trong trường hợp người bệnh bị mất máu, suy dinh dưỡng nặng, ngộ độc thực phẩm, hoặc trước và sau các cuộc phẫu thuật,… bác sĩ có thể chỉ định truyền dịch mà không cần chờ kết quả xét nghiệm.

Suy nhược cơ thể nên điều trị như thế nào?

Thay đổi lối sống lành mạnh

Theo các chuyên gia, một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh không chỉ giúp cải thiện triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi… hiệu quả mà còn giúp phòng ngừa suy nhược cơ thể tái phát trở lại. Do vậy, bạn nên:

– Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là các tiền tố tạo máu (aicd folic, sắt, vitamin B12…) có trong một số loại thực phẩm như: thịt bò, thịt lườn gà, hải sản, bí đỏ, đậu tương, củ dền, rau bina, trứng, sữa…

– Chia nhỏ các bữa ăn và lựa chọn những loại thực phẩm dễ tiêu nhằm tăng khả năng hấp thu của cơ thể.

– Uống nhiều nước hơn (ít nhất 1.5 – 2 lít nước/ngày) nhằm tăng cường lưu lượng máu, cải thiện hiệu quả các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi…

– Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, chất phụ gia bảo quản và thực phẩm chế biến sẵn.

– Ngừng hút thuốc lá, uống rượu bia và các chất kích thích.

– Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh căng thẳng mệt mỏi quá mức.

– Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, vừa sức với các bài tập nhẹ nhàng như yoga, ngồi thiền, đi bộ, đạp xe… nhằm giúp thư giãn tinh thần, tăng cường sức khỏe.

Tập yoga thường xuyên giúp cải thiện suy nhược cơ thể hiệu quả

Thảo dược tự nhiên giúp cải thiện suy nhược cơ thể hiệu quả

Các chuyên gia khuyến khích những người mắc chứng suy nhược cơ thể nên sử dụng sản phẩm tự bộ ba thảo dược Đương quy, Ích trí, nhân, Xuyên tiêu… Bởi lẽ, những thảo dược này có khả năng kích thích tủy xương tăng sinh tạo máu, tăng cường tuần hoàn máu nhờ đó cải thiện hiệu quả các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, mệt mỏi… Không chỉ vậy, bộ ba thảo dược này còn có tác dụng tăng cường hoạt động của các cơ quan như tim, thận, hệ tiêu hóa, hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, góp phàn cải thiện cả chất lượng và số lượng máu trong cơ thể, phù hợp với người có tiền sử thiếu máu, huyết áp thấp, thiểu năng tuần hoàn…

Có thể bạn quan tâm:

Giải pháp từ bộ ba thảo dược Đương quy, Ích trí nhân, Xuyên tiêu giúp hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể hiệu quả

“Suy nhược cơ thể có nên truyền nước hay không?” là câu hỏi không khó trả lời. Quan trọng là những suy nghĩ đã ăn sâu và trở thành thói quen thì sẽ rất khó thay đổi. Hi vọng qua bài viết trên, các bạn độc giả có thể hiểu rõ những lợi ích cũng như rủi ro của việc truyền nước, từ đó lựa chọn cho chính mình và người thân phương pháp phòng và trị bệnh hiệu quả. Nếu bạn còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ tới số điện thoại: (024).3775.90510972.032.029, các chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!

Ds. Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Viết bình luận