Suy nhược cơ thể là tình trạng cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi kéo dài cả về thể chất và tinh thần, cho dù người bệnh nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ nhưng không thuyên giảm, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Cùng tìm hiểu về suy nhược cơ thể để biết bạn có rơi vào tình trạng này không và làm thế nào để giải quyết một cách triệt để.
Mục lục
Các dấu hiệu suy nhược cơ thể xuất hiện theo từng mức độ nặng nhẹ khác nhau, thay đổi theo từng ngày hoặc từng thời điểm trong ngày, bao gồm:
– Mệt mỏi kéo dài về thể chất, tinh thần hoặc cả hai. Mệt mỏi nghiêm trọng tới mức ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt và các hoạt động xã hội. Sau khi vận động hoặc làm bất cứ việc gì, bạn sẽ cảm thấy triệu chứng này càng trở nên rõ rệt hơn.
– Bị đau cơ không rõ lý do hoặc đau nhức khớp nhưng không có dấu hiệu của viêm khớp như sưng, nóng, đỏ, đau
– Nhức đầu.
– Suy giảm trí nhớ, hay quên, khả năng tập trung suy nghĩ kém.
– Nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn hoặc dễ thay đổi cảm xúc, nóng giận.
Một số triệu chứng khác ít phổ biến hơn, chẳng hạn như:
– Chóng mặt, quay cuồng, tim đập nhanh, hụt hơi khi vận động.
– Đi tiểu thường xuyên, buồn nôn hoặc gặp phải hội chứng ruột kích thích.
– Nhiệt độ cơ thể thấp, chân tay lạnh, vã mồ hôi.
– Cảm thấy mọi thứ tồi tệ hơn khi gặp căng thẳng.
– Chán ăn, sụt cân.
– Viêm đau họng, sưng hạch bạch huyết (nổi hạch) ở cổ hoặc nách.
– Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ mạn tính.
Mệt mỏi kéo dài là triệu chứng điển hình của chứng suy nhược cơ thể
Đa phần trường hợp mắc chứng bệnh này đều không rõ nguyên nhân. Một vài người có những rối loạn tiềm ẩn từ khi mới sinh ra, dưới tác động của nhiều yếu tố sẽ làm kích hoạt tình trạng suy nhược cơ thể, cụ thể là:
– Nhiễm virus, vi khuẩn như bị cúm, viêm phổi…
– Khả năng miễn dịch của cơ thể giảm.
– Mất cân bằng nội tiết tố.
– Căng thẳng, lo lắng kéo dài, trầm cảm, rối loạn cảm xúc.
– Sau chu kỳ kinh nguyệt bị mất máu quá nhiều.
Hội chứng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp người ở độ tuổi 40 – 50 và phụ nữ bị suy nhược cơ thể nhiều hơn nam giới.
Không có xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán hội chứng này, một số phương pháp có thể được thực hiện nhằm loại trừ nguyên nhân gây mệt mỏi là do bệnh lý khác, chẳng hạn như:
– Rối loạn giấc ngủ liên quan đến chứng ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân tay bồn chồn…
– Mắc bệnh mạn tính như thiếu máu, tiểu đường, suy giáp
– Trầm cảm, lo lắng, rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt gây mệt mỏi triền miên.
– Dùng thuốc bị tác dụng phụ dẫn đến mệt mỏi
– Uống quá nhiều rượu bia hoặc chất gây nghiện khác
– Béo phì nặng
Sau khi loại trừ những nguyên nhân kể trên, để được chẩn đoán là suy nhược cơ thể, bạn phải có ít nhất 4 trong số các triệu chứng đã thống kê kèm theo mệt mỏi không rõ lý do, không thể hồi phục khi nghỉ ngơi, đồng thời, tình trạng này kéo dài trong ít nhất 6 tháng.
Bác sĩ sẽ là người giúp bạn chẩn đoán suy nhược cơ thể được chính xác
Điều trị suy nhược cơ thể tập trung chủ yếu vào việc giảm triệu chứng. Các phương pháp phổ biến nhất hiện nay là:
– Thuốc điều trị trầm cảm giúp bạn dễ dàng đối phó với tâm lý chán nản, lo âu kéo dài khi bị mệt mỏi.
– Thuốc an thần, giảm đau, thuốc bổ để giúp bạn ngủ ngon hơn, giảm đau nhức cơ, khớp do suy nhược cơ thể gây ra.
Điều trị bằng thảo dược tự nhiên đang là hướng đi tích cực được nhiều người bệnh suy nhược cơ thể áp dụng. Bộ đôi thảo dược Quy đầu (Đương quy) và Xuyên tiêu luôn được ưu tiên lựa chọn đầu tay nhờ tác dụng:
– Thúc đẩy quá trình tạo máu, tăng tuần hoàn
– Hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm cảm giác đầy bụng, chán ăn, giúp ăn uống ngon miệng
– Nâng cao chất lượng và số lượng máu, đẩy lùi cảm giác mệt mỏi, nâng cao sức khỏe.
Ngày nay, khắc phục nhược điểm của dạng thuốc sắc cổ truyền dân tộc, hai thảo dược này được chiết xuất và bào chế dưới dạng viên uống tiện dụng, đảm bảo liều lượng hoạt chất.
Xem thêm: Viên uống thảo dược tốt nhất dành cho người suy nhược cơ thể
– Nói chuyện với chuyên gia tâm lý sẽ giúp bạn đưa ra cách lựa chọn để thực hiện những việc trong ngày, học cách kiểm soát cuộc sống để dễ dàng đối phó với chứng suy nhược cơ thể hơn.
– Tập thể dục: Bác sĩ vật lý trị liệu sẽ tư vấn cho bạn những bài tập nào là tốt nhất. Thông thường sẽ bắt đầu bằng những bài tập đơn giản trong vài phút mỗi ngày, sau đó tăng dần cường độ và thời gian luyện tập. Những động tác khởi đầu có thể làm bạn mệt mỏi, đau cơ nhưng cố gắng duy trì đều đặn để giúp cải thiện các triệu chứng bệnh.
– Thư giãn tâm lý, tránh căng thẳng, stress. Cố gắng điều tiết công việc giữa cơ quan và ở nhà. Ngoài ra, việc ngủ đủ giấc là rất cần thiết để tái tạo năng lượng cho cơ thể, hãy tạo cho mình thói quen đi ngủ sớm, cùng một giờ mỗi ngày.
Suy nhược cơ thể có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng như trầm cảm, chán nản, làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Nhiều trường hợp phải nghỉ làm thường xuyên, thậm chí nghỉ việc vì mệt mỏi kéo dài. Vì vậy, nếu bạn thấy mình có triệu chứng suy nhược cơ thể, bạn cần điều trị ngay, đồng thời bổ sung dinh dưỡng và nghỉ ngơi nhiều hơn để sớm hồi phục.
Ds. Quỳnh Trâm
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-fatigue-syndrome/diagnosis-treatment/drc-20360510
https://www.webmd.com/chronic-fatigue-syndrome/chronic-fatigue-syndrome-symptoms
Tin liên quan
Viết bình luận