Huyết áp thấp và thiếu máu não

Hoa mắt, mặt mũi tối sầm khi đứng lên là bệnh gì?

Ngày đăng: 25 Tháng Tám, 2016
5/5 - (1 bình chọn)
“Tôi thường cảm thấy đầu óc quay cuồng khi đứng lên, đặc biệt là khi thức dậy vào buổi sáng. Tại sao lại như vậy?”
Câu hỏi trên có lẽ cũng là băn khoăn của rất nhiều độc giả, dưới đây chúng tôi xin lời giải đáp của Tiến sĩ Anthony Komaroff – Giáo sư trường Đại học Y khoa Harvard:
Từ các triệu chứng mà bạn mô tả tôi thấy bạn đã gặp phải bệnh lý tụt huyết áp khi đứng (hạ huyết áp tư thế đứng). Trong bệnh lý này, huyết áp của bệnh nhân thường bị tụt xuống thấp sau khi thay đổi tư thế khiến lượng máu lên não bị giảm sút gây ra các triệu chứng quay cuồng đầu óc, chóng mặt…

Cơ chế gây hạ huyết áp tư thế đứng

Khi bạn đứng lên, dưới tác dụng của trọng lực thì máu bị dồn xuống phần thân dưới và huyết áp giảm. Nếu huyết áp giảm tới một ngưỡng nào đó, sẽ xuất hiện các triệu chứng. Bộ phận cảm biến trong động mạch gửi tín hiệu đến não: huyết áp của bạn đã giảm. Sau đó, bộ não sẽ chỉ huy cho tim đập nhanh và mạnh hơn, các mạch máu co lại để nâng huyết áp lên. Kết quả là huyết áp và lưu lượng máu trở lại nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường.
Tuy nhiên ở một số trường hợp sự bù đắp này là diễn ra hết sức chậm chạp: Khả năng bơm máu của tim không tốt; các mạch máu kém đàn hồi; bộ phận cảm biến trong các động mạch trở nên kém nhạy cảm do đó sự dẫn truyền tín hiệu ít hiệu quả. Kết quả là tình trạng tụt huyết áp xảy ra khi bạn đứng lên.
Cơ chế gây hạ huyết áp tư thế đứng

Một số biện pháp giúp giảm thiểu hạ huyết áp tư thế đứng mà bạn có thể tham khảo

– Đứng dậy từ từ: Hãy di chuyển chậm từ tư thế nằm sang ngồi dậy sau đó mới đứng lên. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn thức dậy lúc giữa đêm để đi vệ sinh hay thức dậy vào buổi sáng (thời điểm thường xảy ra hạ áp tư thế đứng)
– Tập các động tác: ngọ nguậy ngón chân và uốn cong bàn chân của bạn trước khi bạn đứng lên. Điều này khiến cho các cơ bắp ở chân có thể ép máu trở về tim gây tăng huyết áp nhẹ.
– Trao đổi với bác sĩ các thuốc mà bạn đang sử dụng: một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ hạ áp tư thế đứng hoặc làm nặng thêm tình trạng này.
– Nâng cao đầu giường: Nằm ở tư thế đầu cao hơn chân có thể làm tăng huyết áp nhẹ. Điều này cũng kích thích thận giải phóng một loại hormon làm tăng huyết áp.
– Uống nhiều nước hơn: Mất nước có thể làm hạ huyết áp do giảm khối lượng máu lưu thông.
– Tăng lượng muối trong khẩu phần ăn: Cách này chỉ áp dụng khi bạn không bị huyết áp cao và không mắc kèm các bệnh về tim mạch.
– Mang tất chân y khoa: Tất chân y khoa có tác dụng tăng áp lực ở nửa dưới cơ thể, giảm tình trạng máu ứ ở chi dưới và nâng huyết áp.
Nếu bạn đang gặp chứng hạ huyết áp tư thế, hãy thử áp dụng những biện pháp mà chúng tôi đã chia sẻ. Bên cạnh đó một số thảo dược từ thiên nhiên giúp tăng cường chức năng của các cơ quan, tăng cường chức năng của hệ thần kinh thể dịch (các thụ thể cảm áp có chức năng tự động điều chỉnh huyết áp thông qua kết nối thông tin giữa tim, não và thận ) cũng sẽ rất hữu ích.
 
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Tiến sĩ Anthony Komaroff là giáo sư Trường Đại học Y khoa Harvard
Ông đã có rất nhiều năm kinh nghiệm trong việc điều trị, nghiên cứu lâm sàng và giảng dạy. Hiện Ông đang là tổng biên tập kiểm soát tất cả các ấn phẩm của trường đại học Y khoa Harvard.
 

Viết bình luận

  1. Doan ngoc puong :

    Chao bac si, em ten doan ngoc phuong, bac si cho e hoi. E dang nam ma dung len nguoi thi hoa mat toi sam, tay chan rung. Bac si cho e hoi benh e co nguy hiem ko

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Doan ngoc puong,
      Những biểu hiện hoa mắt tối sầm, tay chân rung khi đang nằm mà đứng lên của bạn có thể do chứng huyết áp thấp tư thế gây nên. Tình trạng này thường xảy ra khi áp lực bơm máu lên não không đủ, bạn có thể tìm hiểu thêm về chứng bệnh này trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/ha-huyet-ap-tu-nguyen-nhan-gay-chong-mat-moi-ngay.html
      Tuy nhiên cũng không loại trừ một số nguyên nhân khác như: thiếu máu, rối loạn tuần hoàn não, rối loạn tiền đình…. Để khẳng định chính xác, bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế uy tín, từ đó có hướng điều trị phù hợp.
      Trước và sau khi thăm khám, bạn cũng nên thực hiện một lối sống lành mạnh, khoa học bằng cách:
      – Tránh thay đổi tư thế quá nhanh và đột ngột.
      – Tăng cường thực phẩm bổ máu như thịt bò, thịt lườn gà, bí đỏ, đậu tương, gan lợn,…
      – Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi trong các bữa ăn hằng ngày
      – Tập thể dục thể thao thường xuyên, vừa sức.
      – Uống đủ nước (2l/ngày)
      – Tránh lo âu, căng thẳng đầu óc quá mức.
      Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ tới số điện thoại (024).3775.9051 – 0972.032.029 để được tư vấn hỗ trợ.
      Chúc bạn sớm khỏe!