Bệnh động kinh

Động kinh phản xạ: Dạng bệnh nguy hiểm nhưng ít người biết đến!

Ngày đăng: 20 Tháng Hai, 2021
5/5 - (1 bình chọn)

Chắc hẳn nếu nghe ai đó chia sẻ bị co giật mỗi khi gặp những âm thanh lớn, nguồn sáng mạnh hoặc ánh sáng nhấp nháy,… bạn sẽ buột miệng mà nói rằng “làm gì có chuyện đó!”. Nhưng đây hoàn toàn là sự thật, bởi có một dạng bệnh lý được gọi là động kinh phản xạ xảy ra khi người bệnh gặp một kích hoạt hay kích thích nhất định.

Động kinh phản xạ là gì?

Động kinh phản xạ là tên gọi chung của các dạng động kinh xảy ra khi người bệnh gặp phải những kích thích nhất định về cảm giác, nhận thức hay do các yếu tố tác nhân từ bên ngoài bao gồm âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ,… Trong đó, 85% trường hợp có biểu hiện co giật toàn thể, số còn lại thường gặp các cơn vắng ý thức, hoặc cơn co giật cục bộ,…

Động kinh phản xạ xảy ra khi người bệnh bị kích thích bởi âm thanh, ánh sáng,…

Phân loại động kinh phản xạ

Tùy vào từng yếu tố kích thích gây cơn động kinh phản xạ mà các chuyên gia chia thành nhiều dạng khác nhau, trong đó bao gồm:

Động kinh quang: Là dạng động kinh phổ biến nhất, nguyên nhân chủ yếu là do người bệnh nhạy cảm quá mức với các nguồn sáng mạnh, ánh sáng nhấp nháy,…

– Động kinh Praxis: Là hiện tượng giật cơ khi người bệnh thực hiện một số vận động thị giác như chơi cờ, chơi bài, viết, vẽ,…

– Động kinh âm thanh: Đây là dạng động kinh phản xạ nguy hiểm nhất, xảy ra khi người bệnh nghe thấy một bài hát, một giọng nói bất kỳ, hay những tiếng động lớn,…

Ngoài ra còn một số dạng động kinh phản xạ khác nhưng khá hiếm gặp như giật cơ quanh miệng, lưỡi, hàm khi đọc, nói,…

Yếu tố kích thích cơn động kinh phản xạ

Mỗi người bệnh động kinh phản xạ sẽ có những yếu tố kích hoạt cơn khác nhau, đôi khi đơn giản chỉ là một hành động chạm vào một vật gì đó hoặc nhìn thấy những thứ đang chuyển động, phức tạp hơn có thể bao gồm các hoạt động như đọc, viết, làm toán hoặc thậm chí là suy nghĩ về các chủ đề cụ thể. Dưới đây là một số yếu tố kích thích cơn động kinh phản xạ thường gặp nhất mà người bệnh nên lưu ý:

– Nguồn sáng mạnh: Pháo hoa, pháo bông, đèn neon, ánh sáng từ màn hình máy tính, tivi, điện thoại,…

– Ánh sáng mặt trời: Khi nhìn trực tiếp hoặc nhìn thấy ánh sáng phản xạ trên mặt nước, chập chờn qua lá cây, hoặc qua rèm cửa.

– Đèn nhấp nháy: Trên sân khấu, các quán bar,… hoặc đèn chớp của xe cấp cứu, xe cảnh sát hay đèn báo động.

Những âm thanh lớn: Tiếng chuông nhà thờ, tiếng còi xe, tiếng la hét,…

Một số hành động cụ thể: Đọc, viết, làm toán, đánh răng, tắm nước nóng,…

Ánh sáng mặt trời phản chiếu trên mặt nước có thể là yếu tố kích thích cơn động kinh

Các phương pháp điều trị động kinh phản xạ

Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố kích thích

Cách tốt nhất để ngăn chặn cơn động kinh phản xạ, đó chính là tránh tiếp xúc với các yếu tố gây khởi phát cơn, chẳng hạn như:

– Tránh đến câu lạc bộ đêm, xem chương trình bắn pháo hoa hoặc các buổi hòa nhạc có ánh sáng nhấp nháy.

– Khi bất ngờ nhìn thấy nguồn sáng mạnh, ánh sáng nhấp nháy, người bệnh có thể che một mắt để hạn chế bị kích thích.

– Tránh ngồi quá gần với màn hình máy tính, ti vi, không sử dụng điện thoại trong điều kiện thiếu sáng.

– Đeo kính râm khi xem ti vi và ra ngoài trời nắng để giảm độ chói.

– Hạn chế đến những nơi có nhiều tiếng ồn, âm thanh lớn.

Tuân thủ sử dụng thuốc kháng động kinh

Bên cạnh đó, người bệnh động kinh phản xạ vẫn phải sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều hoặc ngưng bỏ thuốc. Một số thuốc kháng động kinh được sử dụng phổ biến hiện nay gồm valproate, clonazepam, clobazam, lamotrigine, phenobarbital,… Mặc dù có thể giúp người bệnh kiểm soát tốt cơn động kinh phản xạ nhưng thuốc cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe như rối loạn cảm xúc, rối loạn giấc ngủ, dị ứng, suy giảm chức năng gan – thận,… Bởi vậy, người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và thường xuyên thăm khám định kỳ để được tư vấn, hiệu chỉnh liều phù hợp.

Kết hợp cùng thảo dược Câu đằng, An tức hương

Hiện nay, việc sử dụng thảo dược trong điều trị động kinh nói chung hay động kinh phản xạ nói riêng là hướng đi mới được ứng dụng rộng rãi bởi tính an toàn và hiệu quả cao. Trong đó, Câu đằng, An tức hương là những thảo dược được nhiều chuyên gia quan tâm, nghiên cứu kỹ lưỡng.

Không chỉ có tác dụng trấn an tinh thần, những thảo dược này còn được chứng minh có khả năng hỗ trợ gia tăng nồng độ chất ức chế GABA nội sinh, ổn định hoạt động điện não, nhờ đó giúp giảm tần số, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật hiệu quả. Ngoài ra, Câu đằng, An tức hương còn đóng vai trò như các tiền chất dinh dưỡng, giúp thúc đẩy quá trình hồi phục sức khỏe, giảm đau đầu, mệt mỏi sau cơn rất tốt. Bởi vậy, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên kết hợp cùng các sản phẩm hỗ trợ từ các thảo dược như Câu đằng, An tức hương để nhanh chóng kiểm soát cơn co giật, động kinh và sớm có cuộc sống như những người bình thường khác.

Người bệnh động kinh phản xạ nên kết hợp cùng các sản phẩm từ thảo dược

Xem thêm:

Giải pháp từ thảo dược giúp kiểm soát cơn co giật, động kinh hiệu quả

Người bệnh động kinh nên ăn gì, kiêng gì để mau chóng cải thiện?

Động kinh phản xạ mặc dù khá hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, do đó để ngăn chặn cơn co giật, người bệnh nên ghi chú tất cả những dấu hiệu bất thường xảy ra trước cơn để nhận biết chính xác những yếu tố kích thích từ đó hạn chế tiếp xúc. Và nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng gọi điện thoại tới số 024.3775.9051 0972.032.029 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp!

Dược sĩ Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.epilepsy.com/learn/types-epilepsy-syndromes/reflex-epilepsies

Viết bình luận